Nha Trang: Làng nghề Trường Sơn rực rỡ đón Tết Giáp Thìn

Làng nghề Trường Sơn ở Nha Trang luôn là điểm đến được nhiều du khách và người dân trong tỉnh lựa chọn đến du xuân, chụp ảnh với hoa vào mỗi dịp Tết.

Đây có thể nói là vườn hoa đẹp nhất trong lòng thành phố Nha Trang trên đường Trường Sơn, rộng 500m2 với nhiều không gian mở, có khu vực làng nghề, không gian âm nhạc biểu diễn nhạc cụ, thu hút rất đông du khách nước ngoài tìm đến, các trường học chọn cho học sinh đến trải nghiệm.
Nha Trang: Lang nghe Truong Son ruc ro don Tet Giap Thin
Vườn mai tại làng nghề Trường Sơn khoe sắc vàng tươi thắm.
Vào những ngày giáp Tết, tại đây đã chuẩn bị khá kỳ công một không gian hoa cho du khách đến tham quan. Ngoài một số hoa mai, sao nhái, hoa nhái, hướng dương đang nở, làng nghề còn có cả ngàn gốc mai đơm nụ, trên 200 gốc hoa hướng dương hứa hẹn vàng cả đất trời trong dịp Tết. Đặc biệt, vườn cải cũng đã lên ngồng, sẽ là một vườn hoa cải đầy hấp dẫn. Bên cạnh đó, vườn hoa hồng với trên 1.000 gốc hoa hồng nhiều chủng loại cũng đã rực rỡ sắc hoa.
Dịp Tết Giáp Thìn, làng nghề Trường Sơn còn giới thiệu con rồng độc đáo, dài 63m tượng trưng cho 63 tỉnh thành, thân có 54 đốt tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, uốn lượn hình chữ S bản đồ Việt Nam, đầu rồng làm bằng giấy bồi vô cùng sinh động, thân rồng bằng thép nối với đèn, ban đêm chiếu sáng rực rỡ như đang bay.
Nha Trang: Lang nghe Truong Son ruc ro don Tet Giap Thin-Hinh-2
Chú rồng dài 63m tại làng nghề Trường Sơn đang dần thành hình.
Để thực hiện con rồng, các nghệ nhân của làng nghề phải bỏ ra hai tháng thiết kế và lắp ráp. Con rồng được treo bên trên đường vào làng nghề Trường Sơn như đang bay lượn, theo ý tưởng đất nước Việt Nam sẽ hóa rồng một ngày không xa.
Bên cạnh đó, tại làng nghề còn có 2 con rồng bằng sợi nhựa tổng hợp được làm từ năm 2012. Mỗi con dài 10m, chiều cao 65m dáng rất đẹp như đang phun châu nhả ngọc. Mặc dù đã trải qua 12 năm nhưng hai con rồng không hề bị hư hỏng bởi thời gian do được bảo quản tốt. Hai con rồng này đặt tại một khu vực gọi là sân rồng với nhiều cây cảnh trang trí.
Nha Trang: Lang nghe Truong Son ruc ro don Tet Giap Thin-Hinh-3
Mô hình Rồng Nhâm Thìn từ năm 2012 vẫn được bảo quản tốt tại làng nghề.
Ngoài các hoạt động trang trí Tết đặc sắc, theo truyền thống, vào những ngày cuối năm, làng nghề Trường Sơn sẽ dành một khoản tài trợ cho bếp ăn từ thiện các bệnh viện trong tỉnh, đây là công việc đã thực hiện 12 năm nay.

Cuối năm thăm làng nghề hương nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh

Thời điểm cuối năm, làng nghề hương truyền thống Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đang tất bật sản xuất phục vụ tết Nguyên Đán - vụ tiêu thụ hương lớn nhất trong năm.

Cuối năm thăm làng nghề hương nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh
Theo các bậc cao niên tại làng nghề Đông Khê cho biết, nghề làm hương tại đây đã có tuổi đời hơn 300 năm, thời kỳ cao điểm có khoảng 2/3 hộ dân trong làng làm công việc này. Những năm đỉnh điểm, làng nghề xuất ra thị trường hàng trăm vạn que hương, cung cấp cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo thời gian nghề dần mai một, hiện tại làng Đông Khê chỉ còn hơn hai chục hộ làm hương. Tuy nhiên, tất cả đều làm theo kiểu công nghiệp. Chỉ còn vài hộ vẫn làm hương thủ công truyền thống.

Làng nghề làm nhang gần trăm tuổi ở TPHCM tất bật vào vụ Tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TPHCM) đang tất bật vào vụ.

Làng nghề làm nhang gần trăm tuổi ở TPHCM tất bật vào vụ Tết

Lang nghe lam nhang gan tram tuoi o TPHCM tat bat vao vu Tet

Làng làm nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM là một trong những nơi sản xuất nhang lớn nhất và lâu đời nhất khu vực Nam bộ. Người dân sản xuất quanh năm, tập trung sản xuất vụ chính vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7,... Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023, tuyến đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa (huyện Bình Chánh, TPHCM) như được “thay áo” mới với sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ từ những sạp phơi nhang ven đường.

Lang nghe lam nhang gan tram tuoi o TPHCM tat bat vao vu Tet-Hinh-2

Làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2012.

Khám phá ngôi chùa gốm sứ ở Bát Tràng

Được trang trí bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng. Tiêu Dao Tự (Bát Tràng) mang lại vẻ đẹp độc đáo và lưu giữ hồn cốt làng nghề truyền thống.

Khám phá ngôi chùa gốm sứ ở Bát Tràng
Kham pha ngoi chua gom su o Bat Trang
Nằm ở thôn Giang Cao (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), nơi có nghề gốm sứ nổi tiếng, chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần (1226-1400). Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và hiện có diện tích khoảng 8.300 m2, theo Tiểu ban Quản lý Di tích thôn Giang Cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới