Nhà thơ Thanh Tùng và mối tình đắm đuối “Thời hoa đỏ”

Nhà thơ Thanh Tùng và mối tình đắm đuối “Thời hoa đỏ”

Nghe tin vợ cũ mất, Thanh Tùng từ Hải Phòng sang Quảng Ninh đưa tiễn lần cuối. Những kỷ niệm đẹp thủa yêu đương đắm đuối ngày nào ùa về khiến nhà thơ viết lên: Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/Em không đi hết những ngày đắm say... 

Tác giả bài thơ Thời hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng (tên thật là Doãn Tùng) sinh ngày 7/11/1935 tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Tác giả bài thơ Thời hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng (tên thật là Doãn Tùng) sinh ngày 7/11/1935 tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm. Ban đầu ông làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.
Cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm. Ban đầu ông làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.
Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng lặng lẽ và ít xuất hiện trên báo chí. Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc rất nổi tiếng như Thời hoa đỏ nhạc Nguyễn Đình Bảng, Hà Nội ngày trở về nhạc Phú Quang...
Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng lặng lẽ và ít xuất hiện trên báo chí. Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc rất nổi tiếng như Thời hoa đỏ nhạc Nguyễn Đình Bảng, Hà Nội ngày trở về nhạc Phú Quang...
Trong cuộc sống gia đình, Thanh Tùng từng trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân lần đầu của ông đã tan vỡ với người vợ tên là Thanh Nhàn, chính là nhân vật cô gái trong bài thơ “Thời hoa đỏ”.
Trong cuộc sống gia đình, Thanh Tùng từng trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân lần đầu của ông đã tan vỡ với người vợ tên là Thanh Nhàn, chính là nhân vật cô gái trong bài thơ “Thời hoa đỏ”.
Bà Thanh Nhàn là người nổi tiếng có nhan sắc, sau này hai người chia tay nhau, bà lấy người khác ở Quảng Ninh. Năm 1973, nghe tin bà qua đời, ông tức tốc đến để tiễn đưa nhau lần cuối. Bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời trong hoàn cảnh đó, khi những yêu thương đắm đuối của ngày xưa ùa về.
Bà Thanh Nhàn là người nổi tiếng có nhan sắc, sau này hai người chia tay nhau, bà lấy người khác ở Quảng Ninh. Năm 1973, nghe tin bà qua đời, ông tức tốc đến để tiễn đưa nhau lần cuối. Bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời trong hoàn cảnh đó, khi những yêu thương đắm đuối của ngày xưa ùa về.
Bài thơ kể về chuyện tình trong những ngày hè đỏ lửa. Thanh Tùng cho biết, với ông mùa nào cũng đẹp "Nhưng tính tôi rất sôi nổi theo kiểu mùa hè và tôi hay nhắc đến nó. Đối với tôi mùa hè vẫn là mùa sôi sục nhất, lửa đời bừng cháy".
Bài thơ kể về chuyện tình trong những ngày hè đỏ lửa. Thanh Tùng cho biết, với ông mùa nào cũng đẹp "Nhưng tính tôi rất sôi nổi theo kiểu mùa hè và tôi hay nhắc đến nó. Đối với tôi mùa hè vẫn là mùa sôi sục nhất, lửa đời bừng cháy".
Còn về màu hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng lý giải, màu đỏ là màu tượng trưng. Thời hoa đỏ là thời của đắm say. Ai cũng có một thời như thế, thời con người sống đầy khát vọng, thời yêu đương đắm đuối, yêu cả cái không đáng yêu…
Còn về màu hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng lý giải, màu đỏ là màu tượng trưng. Thời hoa đỏ là thời của đắm say. Ai cũng có một thời như thế, thời con người sống đầy khát vọng, thời yêu đương đắm đuối, yêu cả cái không đáng yêu…
Ông kể thêm, bài thơ Thời hoa đỏ được đăng ở tạp chí Văn nghệ Quân đội sau đó, bài thơ được đăng trong thi tập 99 bài thơ tình.
Ông kể thêm, bài thơ Thời hoa đỏ được đăng ở tạp chí Văn nghệ Quân đội sau đó, bài thơ được đăng trong thi tập 99 bài thơ tình.
Sau này, khi đang học ở Liên Xô, trong lúc bị bệnh nặng, nhà thơ Nguyễn Đình Bảng đọc 99 bài thơ tình và bài thơ Thời hoa đỏ đã được phổ nhạc. Bài hát nhanh chóng được yêu thích.
Sau này, khi đang học ở Liên Xô, trong lúc bị bệnh nặng, nhà thơ Nguyễn Đình Bảng đọc 99 bài thơ tình và bài thơ Thời hoa đỏ đã được phổ nhạc. Bài hát nhanh chóng được yêu thích.
Nhà thơ Thanh Tùng bật mí, điều ông thích nhất ở bài hát là vẫn giữ được cái đắm đuối, cái say mê của tình yêu, của tuổi trẻ vốn là cái hồn cốt mà ông muốn truyền tải đến độc giả.
Nhà thơ Thanh Tùng bật mí, điều ông thích nhất ở bài hát là vẫn giữ được cái đắm đuối, cái say mê của tình yêu, của tuổi trẻ vốn là cái hồn cốt mà ông muốn truyền tải đến độc giả.
Cho đến nay, bài hát Thời hoa đỏ với những vần thơ tha thiết: Sau bài hát rồi em như thể/Em của thời hoa đỏ ngày xưa/Sau bài hát rồi anh cũng thế/Anh của thời trai trẻ ngày xưa... vẫn luôn làm say đắm lòng người.
Cho đến nay, bài hát Thời hoa đỏ với những vần thơ tha thiết: Sau bài hát rồi em như thể/Em của thời hoa đỏ ngày xưa/Sau bài hát rồi anh cũng thế/Anh của thời trai trẻ ngày xưa... vẫn luôn làm say đắm lòng người.
Mời độc giả xem video:Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.