Nhà thơ duy nhất của Việt Nam từng được đề cử giải Nobel Văn học

Nhà thơ này là gương mặt nổi bật trong phong trào Thơ mới, từng được gọi là “Thi bá Việt Nam”. Cho đến nay, ông vẫn là nhà thơ duy nhất của nước ta được đề cử giải Nobel.

Tháng 2/2023, Ủy ban Nobel công bố danh sách 100 cái tên được đề cử trao giải Nobel Văn học vào năm 1972. Điều này là phù hợp với quy định của tổ chức này (giữ kín thông tin đề cử trong 50 năm). Điều gây bất ngờ là ở Việt Nam có một người xuất hiện trong danh sách 100 cái tên đó. Viện Hàn lâm Thụy Điển chú thích ông là nhà thơ, Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam, lần đầu được đề cử và người giới thiệu là Thang Lang. Nhà thơ đó chính là Vũ Hoàng Chương.

Vũ Hoàng Chương (1915 – 1976), là cái tên nổi bật trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam. Ông có trình độ học vấn cao, từng theo học trường Albert Sarraut nổi tiếng tại Hà Nội. Đến năm 1937, Vũ Hoàng Chương đỗ tú tài rồi theo học ngành luật. Thế nhưng chỉ được 1 năm, ông chuyển hướng sang làm ngành đường sắt.

Năm 1941, Vũ Hoàng Chương lại quyết định đi học cử nhân toán rồi sau đó đi dạy học. Ông có thời gian gắn bó với nghề dạy toán, văn tại Nam Định, Hà Nội trước khi vào TP.HCM sinh sống.

Thực tế, làng văn nghệ sĩ Việt Nam từng có một người khác cũng được đề cử giải Nobel Văn học là ông Hồ Hữu Tường (1910 – 1980). Tuy nhiên, ông Hồ Hữu Tường là nhà văn, nhà báo. Vì vậy, có thể nói ông Vũ Hoàng Chương là nhà thơ duy nhất đến nay được đề cử giải thưởng này.

Nói đến Vũ Hoàng Chương là nói đến phong trào Thơ mới. Ông có 15 tập thơ, các vở kịch như Trương Chi, Vân muội, Hồng diệp… Sinh thời, nhà thơ này từng có thời gian giữ chức Chủ tịch Hội Văn bút của miền Nam Việt Nam.

Lại nói đến lần Vũ Hoàng Chương được đề cử giải thưởng Nobel Văn học, người đề cử ông khi ấy theo tài liệu của Viện Hàn lâm Thụy Điển là Thang Lang. Nhưng có thể đây là nhầm lẫn về chính tả. Người đó nhiều khả năng là linh mục Thanh Lãng (1924 – 1978), là tiến sĩ văn chương ở Thụy Sĩ, từng giảng dạy đại học ở Sài Gòn và có nhiều công trình nghiên cứu.

Top thi nhân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc

(Kiến Thức) - Lý Bạch, Đỗ Phủ... là những nhà thơ, nhà văn kiệt xuất Trung Quốc để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

Top thi nhân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc
1. Khuất Nguyên (343 trước công nguyên - 278 trước công nguyên) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc. Ông là quý tộc nước Sở và từng giữ chức Tả Đô cho Sở Hoài vương. Bài thơ "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Nó là bài thơ trữ tình chính trị mang đậm màu sắc lãng mạn trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc.
1. Khuất Nguyên (343 trước công nguyên - 278 trước công nguyên) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc. Ông là quý tộc nước Sở và từng giữ chức Tả Đô cho Sở Hoài vương. Bài thơ "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Nó là bài thơ trữ tình chính trị mang đậm màu sắc lãng mạn trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc. 

Đông nghẹt ngày gặp gỡ Du Tử Lê giữa Hà Nội

(Kiến Thức) - Chưa có buổi gặp gỡ nhà thơ nào người người phải chen nhau giành một chỗ đứng như trong buổi tối gặp tác giả của Khúc thụy du – Nhà thơ Du Tử Lê ở Hà Nội.

Đông nghẹt ngày gặp gỡ Du Tử Lê giữa Hà Nội

Trước cửa căn nhà mặt phố của họa sĩ Lê Thiết Cương ở Lý Quốc Sư, Hà Nội chiều 3/6 bỗng đông nghẹt người. Ai cũng có mặt từ rất sớm để giành một chỗ có thể nhìn thấy rõ khuôn mặt nhiều năm họ muốn gặp một lần – nhà thơ Du Tử Lê. Lần về nước này, Du Tử Lê đã có chuyến đi từ Nam ra Bắc, giới thiệu tập thơ Giỏ hoa thời mới lớn. Tập thơ này không phải là những sáng tác mới nhất của ông, nhưng là tập hợp những bài thơ, mà Du Tử Lê bảo: “trở về tuổi thơ bằng thi ca” mà ông chọn.

Nhà thơ Du Tử Lê cảm ơn họa sĩ Lê Thiết Cương, người đã dành nhiều tâm sức cho thiết kế tập thơ Giỏ hoa thời mới lớn của mình.
 Nhà thơ Du Tử Lê cảm ơn họa sĩ Lê Thiết Cương, người đã dành nhiều tâm sức cho thiết kế tập thơ Giỏ hoa thời mới lớn của mình.

Thổn thức chuyện tình đẹp bi thương của nhà thơ Xuân Quỳnh

“Chỉ còn em và anh/ Cùng tình yêu ở lại”. Chuyện tình đẹp nhưng bi thương của nhà thơ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, dù trải qua dông bão thời gian, vẫn khiến hậu thế không thôi thổn thức.

Thổn thức chuyện tình đẹp bi thương của nhà thơ Xuân Quỳnh
Chuyện tình đẹp nhưng bi thương của nữ thi sĩ nổi tiếng một thời

Đọc nhiều nhất

Tin mới