Nhà phát minh gốc Việt sáng chế khẩu trang có bộ lọc khí diệt khuẩn
Nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Tập đoàn Metran của Nhật Bản gây tiếng vang với sáng chế khẩu trang có bộ lọc khí diệt khuẩn, virus.
Tâm Anh (TH)
Được nhiều người biết đến là “cha đẻ” của máy hô hấp nhân tạo tần số cao Hummingbird hay máy trợ thở đa năng Eliciae MV20, nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Tập đoàn Metran của Nhật Bản đã phối hợp một số doanh nghiệp tại Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ 2.000 máy thở MV20 đưa về Việt Nam phục vụ chống dịch khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4/2020.
Không những vậy, nhà phát minh Trần Ngọc Phúc còn nổi tiếng thế gới khi sáng chế kẩu trang có màng lọc diệt virus và kết nối với thiết bị lọc khí, không gây khó thở. Ông nảy ra ý tưởng về loại khẩu trang trên khi biết được nhiều người cảm thấy khó thở khi đeo khẩu trang.
Do vậy, vào 2/2020, ông Trần Ngọc Phúc bắt tay nghiên cứu và chế tạo khẩu trang nhằm giúp người dùng cảm thấy thoải mái, tiện lợi và không gây khó thở. Sau hơn 1 năm nghiên cứu và phát triển, đội ngũ chuyên gia do ông Trần Ngọc Phúc đã hoàn thiện sản phẩm.
Sản phẩm khẩu trang do ông Trần Ngọc Phúc phát minh có tên gọi bộ khí thở O-PRO với 3 phiên bản mặt nạ phù hợp với từng mục đích khác nhau: dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vùng dịch bệnh và môi trường nguy hiểm nhiều khí độc (nhà máy, hầm than). Sáng chế này phù hợp với mọi lứa tuổi sinh sống trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Ông Trần Ngọc Phúc nổi tiếng với sáng chế khẩu trang có bộ lọc khí diệt khuẩn, virus giúp người dùng dễ thở, thoải mái khi sử dụng.
Khác hẳn với sản phẩm làm bằng vải hoặc dùng một lần, khẩu trang do ông Phúc cùng cộng sự chế tạo được làm bằng tấm nhựa y tế trong suốt chống mờ, không thẩm thấu để ngăn các giọt bắn từ miệng đọng lại và thoát ra ngoài.
Người dùng có thêm thiết bị lọc đi kèm nhỏ bằng bàn tay, được nối với khoang khẩu trang bằng một ống dẫn khí để cung cấp nguồn khí sạch trong vùng có nguy cơ lây nhiễm.
Áp dụng cơ chế áp lực dương, lượng khí sạch được đưa trực tiếp lên khoang khẩu trang, tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ hoạt động trao đổi khí của các tế bào phổi. Với O-PRO, khí hít vào được lọc hiệu quả 99,9%, lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn lọc N95.
Bộ khí thở có đai đeo tùy chỉnh, lý tưởng cho sử dụng hàng ngày kể cả tập thể dục và vận động mạnh. Thêm nữa, bên trong thiết bị do do ông Trần Ngọc Phúc sáng chế có màng lọc chống bụi mịn PM 2.5, phấn hoa gây dị ứng và virus kích thước 0,12 micromet. Thay vì sử dụng tia UV, bộ lọc tích hợp đèn xúc tác quang học giúp tăng khả năng diệt virus. Khi ánh sáng chiếu vào màng lọc sẽ sinh ra một chất OH radical có chức năng hút oxy của virus ở màng lọc, tiêu diệt virus trong vài mili giây.
Ông Trần Ngọc Phúc cho biết đã tiến hành trao đổi với một số doanh nghiệp Việt để có thể người dân và các y bác sĩ có thể sử dụng loại khẩu trang do ông sáng chế. Ông cho hay phát minh này có tiềm năng hỗ trợ người bệnh điều trị bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD) giúp họ tự bảo vệ trong môi trường không khí khác nhau.
Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.
Cận cảnh vệ tinh do các nhà khoa học Việt trực tiếp chế tạo
Các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroSat Kit. Vệ tinh “made in” Việt này được chuyển giao cho các trường đại học để phục vụ công tác đào tạo ngành công nghệ vũ trụ.
Vệ tinh MicroSat Kit phục vụ giảng dạy có kích thước 30x30x30 cm, nặng 18kg. Vệ tinh bao gồm các chức năng đặc trưng của một vệ tinh như: chụp ảnh, truyền ảnh, giám sát thời gian thực; điều khiển và giám sát thông tin trạng thái vệ tinh từ trạm mặt đất...
Với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và cấu hình mà một vệ tinh cần có, vệ tinh MicroSat Kit mô tả trực quan quá trình hoạt động của một vệ tinh loại quan sát trái đất ở điều kiện dưới mặt đất.
Vệ tinh giúp người học dễ dàng hình dung được cách thức hoạt động của vệ tinh trên vũ trụ, và tiếp nhận kiến thức về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, với vệ tinh thực hành MicroSat Kit, người học được trực tiếp thực hành quá trình lắp ráp, tích hợp và điều khiển, vận hành vệ tinh ngay trong môi trường phòng thí nghiệm bình thường.
Sau khi được chuyển giao, vệ tinh MicroSat Kit hỗ trợ đào tạo thực hành về thiết kế và chế tạo vệ tinh quan sát trái đất lớp micro cho sinh viên đại học, kỹ sư mới ra trường hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ vũ trụ.
Hiện vệ tinh đã được chuyển giao cho trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Việt Pháp (Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH).
Trong tương lai, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm với mục tiêu đưa vệ tinh dạy học MicroSat Kit này ra thị trường quốc tế.
Ngoài vệ tinh MicroSat Kit được chuyển giao, vệ tinh NanoDragon (NDG) cũng do các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm nay. Hiện vệ tinh đã hoàn thành những thử nghiệm cuối cùng.
Mời độc giả xem video:Bị CSGT nhắc nhở, nữ tài xế đỗ xe chắn ngang đường thách thức. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Nhà khoa học Việt nổi danh khắp thế giới vì mê… ngủ
Sinh năm 1980, GS. Đặng Vũ Thiên Thanh hiện là chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực não, trí nhớ và thần kinh. Ông từng gây sửng sốt thế giới khi công bố nghiên cứu mới lạ về sự hoạt động của não khi chúng ta ngủ.
Công trình chấn động ở tuổi 28
Rời Việt Nam cùng gia đình sang Bỉ định cư khi mới 2 tuổi, từ nhỏ, nhà khoa học Việt- GS. Đặng Vũ Thiên Thanh luôn khiến bạn bè trời Âu kiêng nể vì bảng điểm “đẹp như mơ”.
Chân dung 3 nhà khoa học Việt giành giải thưởng danh giá Noam Chomsky
Việt Nam vinh dự khi có tới 3 nhà khoa học đã nhận được giải thưởng danh giá này gồm PGS.TS Trần Xuân Bách, PGS.TS Trần Thị Lý và Tiến sĩ Trần Lê Hữu Nghĩa.
PGS. Trần Xuân Bách - Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky
PGS. Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) hiện là Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế tại Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu 2020. Được biết đến là một trong những PGS trẻ tuổi nhất tại Việt Nam, Trần Xuân Bách đã có rất nhiều nghiên cứu đổi mới y tế và củng cố các hệ thống y tế toàn cầu. Bên cạnh đó là nhiều giải thưởng nghiên cứu trong nước và quốc tế, bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nghiên cứu AIDS của ĐH Johns Hopkins, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016.
Trần Xuân Bách - Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky
PGS.TS Trần Thị Lý – Người sở hữu công bố quốc tế nhiều nhất lĩnh vực khoa học xã hội
PGS.TS Trần Thị Lý (SN 1975) sinh ra ở Quảng Trị, hiện đang công tác tại khoa Nghệ thuật và Giáo dục, thuộc trường Đại học Deakin, Australia. Chị sở hữu cho mình một kho tàng đồ sộ với hàng trăm công bố khoa học, trong đó nổi bật với các dự án nghiên cứu xuyên quốc gia. Năm 2019, chị là nhà khoa học nữ người Việt có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội (dựa trên dữ liệu Scopus).
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
(Kiến Thức) - Năm 2017, thời điểm từng được dự đoán rằng người đàn ông giàu nhất nước Mỹ thức dậy trôi qua, tuy nhiên kết quả thì không đúng như mong đợi. Tình trạng của Bedford giờ vẫn là dấu hỏi lớn.
(Kiến Thức) - Hình ảnh xác báo đốm treo trên cây được chụp bởi nhiếp ảnh gia Warrick Davey tại khu vực bên bờ sông Lodge, Nam Phi cho thấy thế giới động vật hoang dã vô cùng tàn khốc, khiến người xem không khỏi kinh hãi.
(Kiến Thức) - Có thể do góc quay và ánh sáng, trong một vài video nhan sắc của hot streamer Linh Ngọc Đàm trên TikTok có vẻ bị dìm hàng hơn so với ngoài đời. Đường nét khuôn mặt không thay đổi nhiều nhưng kém sắc hơn do da bị tối sạm.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Robot hình người Tesla Bot là biểu tượng cho tầm nhìn của Elon Musk về tương lai, nơi AI và công nghệ robot hòa hợp với con người để giải quyết các thách thức của xã hội.
Tại Triển lãm điện tử CES 2025, một loạt các sản phẩm mới đã được ra mắt, không chỉ mang tính sáng tạo và đổi mới mà còn hứa hẹn cải thiện đời sống hằng ngày của người dùng.
Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE là sản phẩm duy nhất trong lĩnh vực tài chính được vinh danh tại AI Awards 2024. Đây là ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính mang lại nhiều lợi ích.
Vào tối 13, rạng sáng 14/1, Trăng Sói - trăng tròn cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024 tỏa sáng trên bầu trời. Theo đó, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Trăng Sói "nuốt chửng" sao Hỏa.
Được trang bị cảm biến và camera AI trên các tháp cao, ALERTCalifornia đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn đám cháy rừng ở California tồi tệ nhất lịch sử. Hệ thống này giúp phát hiện sớm và giảm thiểu nguy cơ cháy lan rộng.
Giun đất là minh chứng cho thấy những sinh vật nhỏ bé cũng có thể có tác động lớn đến sự sống trên Trái Đất. Sau đây là những sự thật bất ngờ về loài động vật này.
Sau 26 lần tiến hóa, chân của loài rắn đã hoàn toàn biến mất. Điều gì đã khiến quá trình này xảy ra? Sự thật kỳ lạ đằng sau câu chuyện tiến hóa độc đáo này gây nhiều tò mò.
Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, ĐH Nebraska-Lincoln, Mỹ, vừa đạt giải nhất SIU Prize Computer Science. Với luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực-ảo tự học”, anh đã nhận phần thưởng trị giá 2 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tới nhiệm vụ quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi rào cản; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ.
Trong cộng đồng game thủ Việt Nam, cái tên Vyvan Le không còn xa lạ. Cô nàng streamer gốc Việt này chiếm được cảm tình của người hâm mộ nhờ vẻ ngoài xinh đẹp cùng với tài năng chơi game ấn tượng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Loại máy bay chở khách mới sẽ áp dụng thiết kế “thân cánh hỗn hợp” dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2030. Theo thiết kế, mẫu máy bay mới sẽ giảm 50% lượng nhiên liệu tiêu thụ và giảm tiếng ồn.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh tới những pháp đột phá về thể chế thúc đẩy khoa học, công nghệ.