Nhà khoa học đoạt giải Nobel đầu tiên đến "Gặp gỡ Việt Nam"

Ngày 3/8, tại ĐH Quy Nhơn (Bình Định), Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam khai mạc lớp Vật lý Việt Nam lần thứ 19: Vật lý chất rắn lý thuyết và tính toán.

Nhà khoa học đoạt giải Nobel đầu tiên đến "Gặp gỡ Việt Nam"

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9. Hôm nay 4/8, Tổ chức gặp gỡ Việt Nam sẽ tiếp tục khai mạc lớp Vật lý thiên văn lần thứ nhất với chủ đề Vật lý thiên văn và Vũ trụ học.

Klaus von Klitzing
 Klaus von Klitzing

Cũng trong hôm nay, Giáo sư Klaus von Klitzing (1943), nhà vật lý người Đức được trao Giải Nobel năm 1985 cho công trình phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử, đến VN trong khuôn khổ hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9 tại TP.Quy Nhơn. Ông sẽ bắt đầu chủ trì hội nghị vật lý nano một ngày sau đó.

Trao đổi với PV trước khi lên máy bay, GS Klitzing cho biết hội nghị lần này sẽ quy tụ các nhà khoa học nano hàng đầu thế giới để trao đổi về những kết quả “mới nhất” trong lĩnh vực này. Riêng ông sẽ có hai bài diễn thuyết tại hội nghị, nói về Hiệu ứng Hall lượng tử và khoa học nano.

Vì sao Nobel Vật lý không tôn vinh ’hạt của Chúa’?

Vì sao Nobel Vật lý không tôn vinh ’hạt của Chúa’?

Dư luận từng đoán giải Nobel Vật lý 2012 sẽ tôn vinh phát hiện mang tính đột phá về giả thuyết hạt Higgs, song các nhà vật lý không tỏ ra ngạc nhiên khi dự đoán đó chưa trở thành hiện thực.

Hạt Higgs giúp loài người giải thích tại sao các hạt cơ bản (như quark, lepton, boson) có khối lượng - một đặc tính cho phép chúng liên kết với nhau nhờ lực hấp dẫn để tạo nên các ngôi sao, hành tinh, nước, đá, khí. Nếu các hạt cơ bản không có khối lượng, chúng sẽ chuyển động hỗn độn trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng và chẳng tạo nên bất kỳ dạng vật chất nào. Trong trường hợp đó vũ trụ sẽ là một khối hỗn loạn giống như bát súp.

Một số nhà vật lý dự đoán sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60. Peter Higgs, một giáo sư vật lý của Đại học Edinburgh tại Anh, là một trong số những người ấy. Ông công bố giả thuyết về hạt Higgs vào năm 1964.

Vào mùa hè vừa rồi, các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo họ tìm ra những hạt hạ nguyên tử có đặc tính gần giống hạt Higgs trong Large Hadron Collider - máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới. Đây là thành tựu lớn trong quá trình tìm kiếm “hạt của Chúa” trong suốt gần 50 năm. Vì thế một số người đoán Peter Higgs, 83 tuổi, sẽ nhận giải Nobel Vật lý. Nhiều người khác lại cho rằng Hội đồng Nobel nên tôn vinh các nhà vật lý tham gia nỗ lực truy tìm hạt Higgs của CERN.

Nhưng hôm 9/10, Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý năm nay cho hai nhà khoa học tìm ra những phương pháp quan sát trong thế giới lượng tử.

Tại sao Viện Hàn lân Khoa học hoàng gia Thụy Điển không chọn phát hiện của CERN để tôn vinh?

“Bây giờ chưa phải là thời điểm phù hợp để Hội đồng Nobel chọn lý thuyết về hạt Higgs”, Livescience dẫn lời George Smoot, một nhà vật lý của Đại học California tại Mỹ và là người đoạt Nobel Vật lý 2006.

Hội đồng Nobel thường trao giải cho những phát hiện khoa học từng diễn ra rất lâu. Năm ngoái Saul Perlmutter, Brian Schmidt và Adam Riess đoạt Nobel Vật lý nhờ phát hiện tốc độ giãn nở của vũ trụ đang tăng dần. Ba người phát hiện quy luật này từ thập niên 90.

Giới phân tích nhận định các nhà vật lý cần thêm một năm nữa để chứng minh hạt mới lộ diện trong Large Hadron Collider là hạt Higgs.

“Có thể hạt mới chính là hạt Higgs, song hiện tại người ta chưa dám khẳng định điều đó”, Smoot nói.

Ngoài ra, phát hiện của CERN được công bố vào mùa hè, quá muộn so với thời hạn chót dành cho các giải Nobel năm nay.

“Thông báo ấy tới quá muộn. Quá trình đề cử giải Nobel chính thức kết thúc vào ngày ngày 1/2. Người ta có nhiều cách để vận dụng linh hoạt các quy định, song rõ ràng những người ra quyết định trong Hội đồng Nobel cảm thấy họ không có lý do phù hợp để làm vậy trong trường hợp của hạt Higgs”, Frank Wilczek, đồng chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2004, giải thích.

Wilczek thừa nhận ông không biết bất kỳ thông tin nào về quá trình ra quyết định của Hội đồng Nobel. “Song tôi nghĩ lý thuyết về hạt Higgs có thể được tôn vinh vào năm sau”, ông nói.

Tìm vật chất tối trong vũ trụ ở “Gặp gỡ Việt Nam”

Sáng 29/7, "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 được khởi động bằng 2 cuộc hội thảo khoa học quốc tế lồng ghép với chủ đề "Vũ trụ học trong kỷ nguyên Planck" , "Thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn".

Tìm vật chất tối trong vũ trụ ở “Gặp gỡ Việt Nam”
Phát biểu khai mạc, GS Trần Thanh Vân, người tổ chức "Gặp gỡ Việt Nam", cho rằng hội thảo mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm gợi mở cho các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học trẻ, trong việc tìm ra các hạt vật chất mang điện tích âm trong vũ trụ, còn gọi là vật chất bóng tối.
Các nhà khoa học tiếp tục thảo luận sôi nổi về hạt vật chất mang điện tích âm bên ngoài hội thảo.
Các nhà khoa học tiếp tục thảo luận sôi nổi về hạt vật chất mang điện tích âm bên ngoài hội thảo. 

Trái đất đẹp lạ dưới góc nhìn “người ngoài hành tinh“

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học chụp ảnh hành tinh xanh từ trên Mặt trăng hay từ tàu không gian đem đến cho chúng ta những cái nhìn khác lạ.

Trái đất đẹp lạ dưới góc nhìn “người ngoài hành tinh“
Hình ảnh Trái đất mới nhất mà con người chụp được. Thông qua hình ảnh này, nó cho thấy Trái đất nhỏ tí xíu, chỉ là một điểm nhỏ ở chỗ mũi tên màu trắng, nằm cách xa sao Thổ.
 Hình ảnh Trái đất mới nhất mà con người chụp được. Thông qua hình ảnh này, nó cho thấy Trái đất nhỏ tí xíu, chỉ là một điểm nhỏ ở chỗ mũi tên màu trắng, nằm cách xa sao Thổ.
Phi thuyền Messenger đã chụp được một số hình ảnh kém nổi tiếng về hệ thống năng lượng mặt trời cách đó hàng triệu dặm.
 Phi thuyền Messenger đã chụp được một số hình ảnh kém nổi tiếng về hệ thống năng lượng mặt trời cách đó hàng triệu dặm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới