Nhà cổ Bình Thủy - ngôi nhà cổ đẹp nhất Miền Tây

Nhà cổ Bình Thủy - ngôi nhà cổ đẹp nhất Miền Tây

Được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Miền Tây, nhà cổ Bình Thủy có dấu ấn kiến trúc đặc sắc, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với xứ Tây Đô.

 Nhà cổ Bình Thủy, hay còn gọi là Nhà thờ họ Dương nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ là một kiến trúc độc đáo có trên trăm năm tuổi. Công trình nguyên thủy là ngôi nhà ở và hiện nay là Nhà thờ họ Dương – những chủ nhân đã kiến tạo và gìn giữ ngôi nhà đến bây giờ. Bước qua lớp cổng rào phía ngoài đường, bên trong có một cổng phụ dạng như cổng chào với lối kiến trúc cổ Á Đông, khung gỗ mái ngói. Dưới mái có tấm biển đề chữ: Phước An Hiệu – Nhà thờ họ Dương.
Nhà cổ Bình Thủy, hay còn gọi là Nhà thờ họ Dương nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ là một kiến trúc độc đáo có trên trăm năm tuổi. Công trình nguyên thủy là ngôi nhà ở và hiện nay là Nhà thờ họ Dương – những chủ nhân đã kiến tạo và gìn giữ ngôi nhà đến bây giờ. Bước qua lớp cổng rào phía ngoài đường, bên trong có một cổng phụ dạng như cổng chào với lối kiến trúc cổ Á Đông, khung gỗ mái ngói. Dưới mái có tấm biển đề chữ: Phước An Hiệu – Nhà thờ họ Dương.
Gia tộc họ Dương tới sinh cơ lập nghiệp ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XVIII, đến nay đã trải qua 6 đời. Ông Dương Văn Vị (thế hệ thứ 3) là người đã chọn vùng đất Bình Thủy xứ Tây Đô xưa để dựng nhà. Ngôi nhà đầu tiên được xây năm 1870 với kiến trúc gỗ, lợp ngói, để thờ tổ tiên. Tới đầu thế kỷ XX, ông cho xây dựng lại ngôi nhà có quy mô lớn hơn. Năm 1904, sau khi ông mất, công trai ông là Dương Chấn Kỷ tiếp tục xây dựng tới năm 1911 mới hoàn thành – chính là ngôi nhà hiện tại. Công trình tọa lạc trên khuôn viên rộng khoảng 6000m2, mở ra đường theo hướng đông. Trước nhà có khoảng sân rộng với bể cảnh và non bộ là yếu tố minh đường và bình phong trong phong thủy.
Gia tộc họ Dương tới sinh cơ lập nghiệp ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XVIII, đến nay đã trải qua 6 đời. Ông Dương Văn Vị (thế hệ thứ 3) là người đã chọn vùng đất Bình Thủy xứ Tây Đô xưa để dựng nhà. Ngôi nhà đầu tiên được xây năm 1870 với kiến trúc gỗ, lợp ngói, để thờ tổ tiên. Tới đầu thế kỷ XX, ông cho xây dựng lại ngôi nhà có quy mô lớn hơn. Năm 1904, sau khi ông mất, công trai ông là Dương Chấn Kỷ tiếp tục xây dựng tới năm 1911 mới hoàn thành – chính là ngôi nhà hiện tại. Công trình tọa lạc trên khuôn viên rộng khoảng 6000m2, mở ra đường theo hướng đông. Trước nhà có khoảng sân rộng với bể cảnh và non bộ là yếu tố minh đường và bình phong trong phong thủy.
Vào thời điểm xây dựng nhà, ông Dương Chấn Kỷ là một điền chủ giàu có, có học thức và có tri thức thẩm mỹ. Ông tiếp nhận những giá trị mới của phương Tây và kết hợp với yếu tố dân tộc, truyền thống Á Đông trong việc tạo dựng ngôi nhà. Dễ nhận thấy sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc. Ở đó, ngôi nhà bên ngoài có hình thức phương Tây nhưng cấu trúc và nội thất lại đậm màu sắc phương Đông.
Vào thời điểm xây dựng nhà, ông Dương Chấn Kỷ là một điền chủ giàu có, có học thức và có tri thức thẩm mỹ. Ông tiếp nhận những giá trị mới của phương Tây và kết hợp với yếu tố dân tộc, truyền thống Á Đông trong việc tạo dựng ngôi nhà. Dễ nhận thấy sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc. Ở đó, ngôi nhà bên ngoài có hình thức phương Tây nhưng cấu trúc và nội thất lại đậm màu sắc phương Đông.
Ngôi nhà có bố cục đăng đối. Theo bề ngang, nhà có 5 gian – rộng 22m, theo chiều sâu nhà có 3 lớp: nhà trước, nhà giữa và nhà sau với chiều sâu là 16m. Tường bao bên ngoài xây gạch, hệ kết cấu làm bằng khung gỗ, mái lợp ngói. Ngôi nhà nằm giữa vườn mở cửa ra bốn hướng, xung quanh là vườn hoa cây trái. Hậu duệ đời thứ 5 của ngôi nhà là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa cảnh – nhất là hoa lan nên ngôi nhà còn có tên gọi là “Vườn lan Bình Thủy”.
Ngôi nhà có bố cục đăng đối. Theo bề ngang, nhà có 5 gian – rộng 22m, theo chiều sâu nhà có 3 lớp: nhà trước, nhà giữa và nhà sau với chiều sâu là 16m. Tường bao bên ngoài xây gạch, hệ kết cấu làm bằng khung gỗ, mái lợp ngói. Ngôi nhà nằm giữa vườn mở cửa ra bốn hướng, xung quanh là vườn hoa cây trái. Hậu duệ đời thứ 5 của ngôi nhà là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa cảnh – nhất là hoa lan nên ngôi nhà còn có tên gọi là “Vườn lan Bình Thủy”.
Từ sân, có 4 cầu thang lên nhà trước có thềm cao 1m. Hai cầu thang ở hai gian phía ngoài. Hai cầu thang hình vòn cung hai bên đi lên một sảnh rộng lớn ở gian giữa.
Từ sân, có 4 cầu thang lên nhà trước có thềm cao 1m. Hai cầu thang ở hai gian phía ngoài. Hai cầu thang hình vòn cung hai bên đi lên một sảnh rộng lớn ở gian giữa.
Có thể thấy dấu ấn phương Tây đậm nét trên trang trí mặt đứng công trình. Đó là các đầu cột theo thức Hy – La; các họa tiết trang trí theo chủ đề như hoa lá, chùm nho, con sóc… Hệ cửa được sử dụng cửa chớp là một kiểu kiến trúc phổ biến trong các công trình người Pháp xây ở Việt Nam phù hợp với khí hậu bản địa.
Có thể thấy dấu ấn phương Tây đậm nét trên trang trí mặt đứng công trình. Đó là các đầu cột theo thức Hy – La; các họa tiết trang trí theo chủ đề như hoa lá, chùm nho, con sóc… Hệ cửa được sử dụng cửa chớp là một kiểu kiến trúc phổ biến trong các công trình người Pháp xây ở Việt Nam phù hợp với khí hậu bản địa.
Lan can sảnh được làm bằng gang đúc với những chi tiết hoa lá rất cầu kỳ.
Lan can sảnh được làm bằng gang đúc với những chi tiết hoa lá rất cầu kỳ.
Nhà trước gồm 5 gian là nơi tiếp khách trong những nghi lễ quan trọng, được trang trí theo phong cách Tây Âu. Ngoài các ô cửa kiểu Pháp với vòm cuốn thì trần nhà được làm phẳng bởi lớp trần giả.
Nhà trước gồm 5 gian là nơi tiếp khách trong những nghi lễ quan trọng, được trang trí theo phong cách Tây Âu. Ngoài các ô cửa kiểu Pháp với vòm cuốn thì trần nhà được làm phẳng bởi lớp trần giả.
Trên trần giả là những trang trí với họa tiết cầu kỳ. Những chiếc đèn kiểu phương Tây của thế kỷ trước vẫn được lưu giữ.
Trên trần giả là những trang trí với họa tiết cầu kỳ. Những chiếc đèn kiểu phương Tây của thế kỷ trước vẫn được lưu giữ.
Nhà giữa gồm 5 gian. 3 gian giữa là nơi thờ tự, với cách bài trí thuần Việt với bàn hương án, khánh thờ, liễn đối… đều bằng gỗ quý khảm xà cừ. Hai gian phía ngoài là nơi sinh hoạt chung của gia đình. Ngăn cách giữa nhà trước với nhà giữa là hàng cột với những bao lam và liên ba được chạm trổ công phu với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của Việt Nam và Nam Bộ như: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng lộc, chim, công, dơi, thỏ, tôm, cua, khổ qua, nho… Các ô hộc có nhiều hình dạng như vuông, chữ nhật, lục giác cũng được chạm khảm tỉ mỉ, sắc sảo, có tính thẩm mỹ cao.
Nhà giữa gồm 5 gian. 3 gian giữa là nơi thờ tự, với cách bài trí thuần Việt với bàn hương án, khánh thờ, liễn đối… đều bằng gỗ quý khảm xà cừ. Hai gian phía ngoài là nơi sinh hoạt chung của gia đình. Ngăn cách giữa nhà trước với nhà giữa là hàng cột với những bao lam và liên ba được chạm trổ công phu với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của Việt Nam và Nam Bộ như: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng lộc, chim, công, dơi, thỏ, tôm, cua, khổ qua, nho… Các ô hộc có nhiều hình dạng như vuông, chữ nhật, lục giác cũng được chạm khảm tỉ mỉ, sắc sảo, có tính thẩm mỹ cao.
Nhà trước là nhà giữa ngăn cách ước lệ, tạo sự kết nối liên thông, mở ra không gian rộng lớn. Những chi tiết, trang trí kiến trúc – nội thất phương Tây và phương Đông kết hợp hai hòa trong tổng thể. Nhà sau cơ bản giống nhà trước, là nơi tiếp khách nữ và sinh hoạt riêng của gia đình.
Nhà trước là nhà giữa ngăn cách ước lệ, tạo sự kết nối liên thông, mở ra không gian rộng lớn. Những chi tiết, trang trí kiến trúc – nội thất phương Tây và phương Đông kết hợp hai hòa trong tổng thể. Nhà sau cơ bản giống nhà trước, là nơi tiếp khách nữ và sinh hoạt riêng của gia đình.
Bộ khung nhà đặt trên 24 cột gỗ căm xe, cà chít, cao từ 4-6m. Chân cột kê lên chân đá tảng cổ bồng. Hệ khung được kết nối bởi hệ vì kèo truyền thống Nam Bộ - đó là kèo xuyên chính hay còn gọi là kèo cánh én, cánh dơi. Nền nhà được lát gạch bông hoa nhập từ Pháp.
Bộ khung nhà đặt trên 24 cột gỗ căm xe, cà chít, cao từ 4-6m. Chân cột kê lên chân đá tảng cổ bồng. Hệ khung được kết nối bởi hệ vì kèo truyền thống Nam Bộ - đó là kèo xuyên chính hay còn gọi là kèo cánh én, cánh dơi. Nền nhà được lát gạch bông hoa nhập từ Pháp.
Mái lợp có 3 lớp ngói: 2 lớp dưới hình lòng máng, lớp trên cùng là ngói ống. Lớp ngói dưới cùng được nhúng vôi màu trắng để có cảm giác sáng sủa, thoáng đãng trong không gian nội thất. Nhờ 3 lớp ngói mà ngôi nhà luôn mát mẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Nam Bộ.
Mái lợp có 3 lớp ngói: 2 lớp dưới hình lòng máng, lớp trên cùng là ngói ống. Lớp ngói dưới cùng được nhúng vôi màu trắng để có cảm giác sáng sủa, thoáng đãng trong không gian nội thất. Nhờ 3 lớp ngói mà ngôi nhà luôn mát mẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Nam Bộ.
Trong nhà còn lưu giữ được rất nhiều đồ nội thất cổ như hương án, bàn ghế, tủ, sập…; đặc biệt là bộ salon gỗ được chế tác kiểu LOUIS XV hiện để ở gian giữa nhà trước.
Trong nhà còn lưu giữ được rất nhiều đồ nội thất cổ như hương án, bàn ghế, tủ, sập…; đặc biệt là bộ salon gỗ được chế tác kiểu LOUIS XV hiện để ở gian giữa nhà trước.
Chậu rửa mặt (lavabo) bằng sứ tráng men trắng hoa xanh, một trong những thứ đồ nội thất cùng niên đại với ngôi nhà hiện vẫn được lưu giữ.
Chậu rửa mặt (lavabo) bằng sứ tráng men trắng hoa xanh, một trong những thứ đồ nội thất cùng niên đại với ngôi nhà hiện vẫn được lưu giữ.
Ngôi nhà từng là bối cảnh của nhiều bộ phim như: Chân trời nơi ấy, Cây tre trăm đốt, Con nhà nghèo, Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa… và đặc biệt là bộ phim nổi tiếng “Người tình” của đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud. Ảnh: Những tấm ảnh lưu niệm và bút tích của đạo diễn J.J Annaud khi làm phim ở nhà cổ Bình Thủy.
Ngôi nhà từng là bối cảnh của nhiều bộ phim như: Chân trời nơi ấy, Cây tre trăm đốt, Con nhà nghèo, Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa… và đặc biệt là bộ phim nổi tiếng “Người tình” của đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud. Ảnh: Những tấm ảnh lưu niệm và bút tích của đạo diễn J.J Annaud khi làm phim ở nhà cổ Bình Thủy.
Ảnh ông Dương Chấn Kỷ, người đã có công xây dựng ngôi nhà hoàn chỉnh như hiện nay được treo trang trọng trên ô cửa ở gian giữa nhà ngoài. Nhà cổ Bình Thủy, tức Nhà thờ họ Dương đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2009.
Ảnh ông Dương Chấn Kỷ, người đã có công xây dựng ngôi nhà hoàn chỉnh như hiện nay được treo trang trọng trên ô cửa ở gian giữa nhà ngoài. Nhà cổ Bình Thủy, tức Nhà thờ họ Dương đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2009.
Hơn một thế kỷ tồn tại, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc và chiến tranh, nhà cổ Bình Thủy vẫn may mắn tồn tại, được các thế hệ chăm sóc, gìn giữ và tỏa sáng, trở thành một di sản quý báu. Đó là một kiến trúc đặc sắc của tầng lớp giàu có ở Cần Thơ nói riêng và Nam Bộ nói chung, thể hiện sự giao thoa văn hóa trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.
Hơn một thế kỷ tồn tại, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc và chiến tranh, nhà cổ Bình Thủy vẫn may mắn tồn tại, được các thế hệ chăm sóc, gìn giữ và tỏa sáng, trở thành một di sản quý báu. Đó là một kiến trúc đặc sắc của tầng lớp giàu có ở Cần Thơ nói riêng và Nam Bộ nói chung, thể hiện sự giao thoa văn hóa trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.