Nhà báo Anh: “Nên lắng nghe Putin bởi vì ông ấy nói đúng”

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin nói rằng  cách duy nhất để ngăn chặn thảm sát ở Syria là  Mỹ và các đồng minh nên làm việc với chính phủ của Tổng thống Assad.

Theo ông  Simon Jenkins  - một nhà báo Anh viết cho báo The Guardian và Tập đoàn truyền thông  BBC, ai cũng biết là Tổng thống Putin nói đúng. Đó là cách duy nhất để cứu Syria khỏi thảm họa mang tên cái gọi là “ Nhà nước Hồi giáo”, thông qua chính phủ của Tổng thống Assad cùng các đồng minh của ông ta ở Lebanon và Iran.

Nha bao Anh: “Nen lang nghe Putin boi vi ong ay noi dung”
Nhà báo Anh Simon Jenkins làm việc tại báo The Guardian và Tập đoàn truyền thông  BBC.
Nhà báo Simon Jenkins nhận định:  Đó là chính sách thực dụng.  Đó là những gì mà chủ nghĩa thực dụng mách bảo. Ở phương Tây, chính sách đối ngoại từ lâu đã trực thuộc chính sách đối nội. Những gì mà phương Tây  làm ở Iraq, Afghanistan, Libya, Syria và thậm chí ở Ukraine… không phải bởi những gì có thể là “hữu hiệu” mà bởi những gì mà người ta cho là “có vẻ tốt đẹp”.
Kết quả mà  Anh và Mỹ  hứng chịu tại Liên Hợp Quốc trong tuần này  là Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kiếm được rất nhiều điểm cộng.  Ông Putin đã thực hiện được hai nhiệm vụ chính của một nhà lãnh đạo Nga là mang lại sự ổn định và niềm tự hào. Ông ấy đã trở thành một “đại kiện tướng trên bàn cờ chính trị thế giới”. Ông Putin đã tiên đoán tình hình  Iran, Ấn Độ và Syria một cách chính xác.
Trong một chuyến thăm London hồi tháng Sáu năm ngoái, cựu Ngoại trưởng , cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger đã nói rằng nên coi Nga là một đồng minh, chứ không phải là một kẻ thù, trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Nga và phương Tây có chung một nền văn minh cũng như lợi ích lâu dài và phải làm việc với nhau như một thể thống nhất.  Các nền dân chủ phương Tây thường nhạo báng  sự không hoàn hảo của nước Nga và nghi ngờ mưu đồ của Tổng thống Putin ở Ukraine. Nhưng nếu có ai đó cho rằng trừng phạt kinh tế sẽ khiến  Moscow thay đổi lập trường hay làm tan rã nước Nga, thì người đó quả là ngu ngốc.
Syria đang trải qua tình trạng hỗn loạn khủng khiếp hơn bất cứ nơi nào trên trái đất. Tất cả các bên tham chiến đều sát hại thường dân vô tội, trong đó có các cuộc không kích của máy bay phương Tây.  Từ lâu, chính phủ Nga đã nói rằng việc lật đổ Tổng thống Assad không phải là một con đường đúng đắn để đi tới hòa bình ở Syria. Nếu quả thực Tổng thống Assad phải ra đi, thì ông ta sẽ từ chức sau khi đánh lui kẻ thù, trong đó có các chiến binh thánh chiến Hồi giáo cực đoan và nhóm khủng bố tự xưng là Nhà nước Hồi giáo IS.
Bản chất cam kết của phương Tây ở Syria đã được tiết lộ trong bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hợp Quốc , khi ông nói rằng ngay cả khi  “những  lựa chọn thay thế  chắc chắn tồi tệ hơn" thì người ta cũng không có lý do gì để hỗ trợ những tên “bạo chúa”. Nói cách khác, sự yêu ghét của lãnh đạo Mỹ còn quan trọng hơn mạng sống của người dân Syria. Khốn nỗi, cái gọi là phương châm này  đã “dẫn đường chỉ lối” cho chính sách của phương Tây  đối với khu vực  Trung Đông trong hơn một thập kỷ qua. Đây quả là một thảm họa. Thay lời kết, nhà báo Simon Jenkins viết: “Nếu chúng ta không có gì thông minh hơn để nói về Syria, chúng ta nên lắng nghe Putin bởi vì ông ấy nói đúng”.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Assad hiện đang bị tấn công ở cả phía bắc lẫn phía nam và điều này cho thấy Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria.

My can thiep rat sau vao cuoc noi chien Syria
Lính Mỹ bên giếng dầu bốc cháy ở miền nam Iraq.
Ngày 17/6, cánh quân nổi dậy Jaysh Hermon (Quân đội Hermon) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng quân đội Syria trong các khu vực Quneitra và Hermon giáp Israel. Mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh chiếm đại bản doanh của Lữ đoàn 68 ở Khan al-Shih, một lữ đoàn có nhiệm vụ trấn giữ đường cao tốc Quneitra-Damascus. Mục đích của cuộc tấn công lớn này là khai thông con đường từ ngoại ô phía nam của Damascus đến phía tây Ghouta và từ đó bao vây quân chính phủ bảo vệ thủ đô Damascus.
Nếu Quân đội Hermon đạt được mục tiêu này và lặp lại thành công tháng trước của “Đạo quân Chinh phục” đánh chiếm phần lớn phía bắc tỉnh Idlib, cuộc nội chiến Syria sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria, với việc ra lệnh cho quân đội chuẩn bị vượt biên thành lập “vùng đệm an ninh” bên trong lãnh thổ Syria.

Bị cáo buộc mưu toan xâu xé Syria, cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Jordan đều viện dẫn lý do chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo, chống chế độ Assad và ngăn chặn dòng người tị nạn. Trên thực tế, hai bên đều có những mục tiêu riêng không tiện nói ra.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria
Các vùng đệm mà Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan lên kế hoạch thiết lập bên trong lãnh thổ Syria.
Theo Debkafile, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị 18.000 quân để thiết lập một vùng đệm ở miền bắc Syria và sử dụng lực lượng không quân để áp đặt một vùng cấm đối với máy bay của Syria. Nguồn tin Trung Đông của Debkafile báo cáo rằng quân đội Jordan cũng đã sẵn sàng để vượt biên vào miền nam Syria. Có tin nói Jordan và Israel đã lên kế hoạch yểm trợ không quân chung và tạo ra một vùng cấm bay khác ở miền nam Syria.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.