Nhà băng nào lo 'sốt vó' khi Xi măng Công Thanh tiếp tục lỗ khủng 771 tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động?

(Vietnamdaily) - CTCP Xi măng Công Thanh vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 với con số lỗ tiếp tục lên tới hơn 771 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên gần 4.000 tỷ đồng. 

Lỗ 5 năm liên tiếp, mỗi ngày trả hơn 2,4 tỷ tiền lãi ngân hàng

Cụ thể, trong năm 2020, Xi măng Công Thanh ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ năm trước với 3.026 tỷ đồng. Giá vốn chiếm 2.618 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp vẫn đạt 408 tỷ đồng, tăng 25%.

Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất của Xi măng Công Thanh chính là chi phí lãi vay ngốn tới 888 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày doanh nghiệp này phải chi tới hơn 2,4 tỷ đồng.

Cộng thêm chi phí bán hàng 198 tỷ và chi phí quản lý 94 tỷ đồng đều không thuyên giảm là bao so với năm trước.

Chưa kể, Công Thanh còn ghi nhận lỗ từ hoạt động khác hơn 2,5 tỷ đồng, khả quan hơn so mức lỗ 13 tỷ của năm trước.

Do đó, sau cùng Xi măng Công Thanh tiếp tục chìm trong thua lỗ với 771 tỷ đồng, giảm so mức lỗ 939 tỷ của năm trước và ghi nhận 

Đây là năm thứ 5 liên tiếp Xi măng Công Thanh chìm trong thua lỗ, nâng lỗ luỹ kế lên 3.997 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu âm 3.097 tỷ đồng.

Với cáo báo này, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra kết luận do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Bởi lỗ luỹ kế của Xi măng Công Thanh đã vượt vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn là 1.599 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. 

Ngoài ra, Ban tổng giám đốc Xi măng Công Thanh không thể cung cấp bằng chứng cũng như không thể đánh giá thời điểm huy động được thêm vốn từ các nhà đầu tư mới để hoàn thành kế hoạch thanh toán đã đề ra cho các ngân hàng.

Nha bang nao lo 'sot vo' khi Xi mang Cong Thanh tiep tuc lo khung 771 ty, kiem toan nghi ngo kha nang hoat dong?
 

Vay dài hạn VietinBank lên tới hơn 6.000 tỷ

Tại thời điểm 31/12/2020, tổng nguồn vốn của Xi măng Công Thanh giảm 259 tỷ xuống mức 13.077 tỷ đồng. Trong đó vay nợ tài chính ngắn hạn tới 1.427 tỷ và dài hạn vẫn là con số khủng 6.250 tỷ đồng. Đáng nói, số dư các khoản vay ngắn hạn đã quá hạn thanh toán lên tới 1.047 tỷ đồng. 

Riêng với VietinBank, Xi măng Công Thanh đang vay ngắn hạn 196 tỷ đồng và dài hạn là 6.250 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Xi măng Công Thanh tại VietinBank và VAMC là quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị... của dự án nhà máy Xi măng Công Thanh - Dây chuyền 2, Dây chuyền 1; cổ phần của các cổ đông sáng lập; cổ phần của ông Nguyễn Công Lý tại Bao bì Công Thanh, Phân đạm Công Thanh, Nhiệt điện Công Thanh, Bê tông Công Thanh, Vận tải An Tôn và Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai; hàng tồn kho; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; 3 bất động sản của ông Nguyễn Công LÝ và bà Nguyễn Thị Huệ, bà Nguyễn Thị Dạ Thảo và Công ty TNHH Tina... 

Đáng nói, theo biên bản làm việc của Xi măng Công Thanh và VietinBank ngày 23/7/2020, hai bên thống nhất năm 2020, công ty sẽ trả cho VietinBank số tiền tối thiểu 760 tỷ đồng theo lịch trả nợ đã ký trong hợp đồng tín dụng. Trong đó 448 tỷ đồng được trả từ dòng tiền hoạt động kinh doanh tính trên số doanh thu thuần kế hoạch 2020 là 3.703 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2020, Xi măng Công Thanh chỉ mới trả tổng cộng là 187 tỷ cho VietinBank từ dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo biên bản làm việc vào tháng 3/2021, VietinBank yêu cầu công ty xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản của bên thứ ba để thanh toán nghĩa vụ trả nợ còn thiếu của năm 2020.

Tuy nhiên, ngày 27/5/2021, Xi măng Công Thanh đã gửi thư đến VietinBank đề xuất chưa thực hiện xử lý tài sản đảm bảo thế chấp của bên thứ ba khi công ty vẫn đang thực hiện đúng việc trả nợ. Tại ngày lập báo cáo tài chính này, Xi măng Công Thanh và VietinBank vẫn đang trong quá trình thảo luận vấn đề này.

Đồng thời, các khoản nợ ngắn hạn của Xi măng Công Thanh tại SHB cũng đã được bán cho VAMC hồi năm 2019. Theo hợp đồng vay, Xi măng Công Thanh phải trả cho SHB 369 tỷ đồng vào năm 2018 song đến nay công ty chỉ mới trả được 58 tỷ đồng.

Xi măng Công Thanh có vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Công Lý nắm chủ yếu với 57,2%, Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai nắm 10% và Financiere Lafarge SA sở hữu 5%. 

Nhường đất cho nhà máy, mỏi mòn chờ sổ đỏ

Đã 12 năm trôi qua kể từ khi nhường đất cho nhà máy xi măng Công Thanh, 31 hộ dân tái định cư thôn Tam Sơn (xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Mòn mỏi chờ sổ đỏ

Một loạt tổ chức và cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán 'sờ gáy' cuối năm

(Vietnamdaily) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một loạt công ty.
 

CTCP Xi măng Công Thanh và CTCP 28 Quảng Ngãi không đăng ký giao dịch

CTCP Xi măng Công Thanh bị phạt 350 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.