Nguyên nhân nào khiến đá lát vỉa hè Hà Nội nhanh vỡ nát?

Theo Sở Xây dựng, bên cạnh công tác kiểm tra, nghiệm thu vật liệu chưa đảm bảo, việc đá lát bong bật còn có nguyên nhân từ thói quen sử dụng vỉa hè của người dân.

Nguyên nhân nào khiến đá lát vỉa hè Hà Nội nhanh vỡ nát?

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về việc chấn chỉnh công tác đầu tư hè đường các tuyến phố. Đáng chú ý, Sở Xây dựng đã nêu một số nguyên nhân khiến tình trạng đá lát vỉa hè bị bong bật, lún nứt. 

Cụ thể qua kiểm tra, Sở nhận thấy công tác khảo sát và thiết kế các dự án của nhiều đơn vị chưa đầy đủ số liệu thông tin địa chất, hiện trạng sử dụng vỉa hè.

Đồng thời, hồ sơ nhiều dự án chưa nêu rõ cơ sở, tiêu chí trong việc tính toán lựa chọn kích thước viên đá tùy theo đặc điểm, yêu cầu sử dụng của từng tuyến phố. Điều này dẫn đến tỷ lệ kích thước của viên đá lát tại một số dự án chưa phù hợp.

Nguyen nhan nao khien da lat via he Ha Noi nhanh vo nat?
Đá lát vỉa hè ở nhiều tuyến đường Hà Nội bị nứt vỡ. 

Tại một số dự án, việc khảo sát, đánh giá nguồn cung cấp vật liệu đá chưa đầy đủ và chi tiết để làm cơ sở lựa chọn chủng loại đá có yêu cầu kỹ thuật phù hợp, đảm bảo các tiêu chí theo thiết kế.

Đơn vị chức năng cũng nhận định công tác kiểm tra, kiểm soát, nghiệm thu vật liệu đá lát đưa vào sử dụng tại một số công trình chưa đảm bảo theo quy định. Một số viên đá lát không đảm bảo khả năng chịu lực uốn, chịu mài mòn theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Sở Xây dựng cho rằng một số tuyến phố đã đầu tư lát đá vỉa hè nhưng chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Quá trình hạ ngầm thoát nước, điện lực, viễn thông, các đơn vị không đảm bảo kỹ thuật khi hoàn trả, dẫn tới những hư hại, xuống cấp công trình.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến đá lát vỉa hè bị xuống cấp đến từ quy trình bảo dưỡng, bảo quản sau khi lát đá chưa đảm bảo theo quy định.

Đơn vị chức năng cũng ghi nhận hiện tượng mặt hè vừa lát xong đã có người và phương tiện sử dụng ngay, gây ra hiện tượng đá lát dễ bị bong tróc, nứt vỡ.

Cùng với đó, công tác quản lý và sử dụng vỉa hè tại một số tuyến phố không đúng với công năng sử dụng. Ở một số vị trí, kết cấu hè được thiết kế chỉ áp dụng cho người đi bộ, xe thô sơ nhưng lại trở thành nơi dừng đỗ của nhiều ôtô hoặc làm vị trí lên xuống của nhiều phương tiện giao thông có tải trọng lớn.

Vào giờ cao điểm, các xe cơ giới di chuyển trên vỉa hè ở một số tuyến phố gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu đến độ bền của vật liệu lát vỉa hè. Ở nhiều nơi, vỉa hè còn bị chiếm dụng phục vụ các hoạt động kinh doanh của người dân.

Trước những nguyên nhân trên, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện, thị xã lựa chọn nhóm đá có độ bền uốn cao, kích thước phù hợp hoặc tăng chiều dày tấm đá lát.

Chủ đầu tư dự án cần quản lý chất lượng ngay từ khâu lập hồ sơ thiết kế, tổ chức quản lý kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ các loại đá lát trên vỉa hè; không sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình để áp dụng cho toàn bộ các tuyến phố.

Cùng với đó, chủ đầu tư cần tổ chức khảo sát, đánh giá chi tiết nguồn cung cấp vật liệu đá làm cơ sở lựa chọn chủng loại đá có yêu cầu kỹ thuật phù hợp, đảm bảo các tiêu chí theo thiết kế; tuân thủ các quy định về kiểm tra, kiểm soát và nghiệm thu vật liệu đá theo đúng quy định…

Các quận, huyện, thị xã chỉ triển khai lát vỉa hè bằng đá tự nhiên khi đáp ứng yêu cầu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, cáp điện, thông tin liên lạc, chỉnh trang mặt tiền.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ô tô lao lên vỉa hè, tông cô gái đi bộ tử vong:

(Nguồn: THĐT)

“Xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn: Vì sao 22 cán bộ thoát kỷ luật?

(Kiến Thức) - Hàng loạt cán bộ tại Sóc Sơn (Hà Nội) bị kỷ luật vì liên quan đến vụ "xẻ thịt" đất rừng phòng hộ, tuy nhiên, có 22 cán bộ lại thoát án kỷ luật. Vậy, lý do 22 cán bộ thoát án vì sao?

“Xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn: Vì sao 22 cán bộ thoát kỷ luật?
Thông tin mới nhất liên quan vụ "xẻ thịt" đất rừng phòng hộ Sóc Sơn (TP Hà Nội), Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh vừa ký ban hành Công văn số 464/BC-UBND báo cáo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội về việc kỷ luật lãnh đạo, cán bộ liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Theo báo cáo này, Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn đã kỷ luật 39 trường hợp cán bộ có vi phạm, trong đó có nhiều trường hợp bị kỷ luật khiển trách và cảnh cáo là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt của huyện.

Bí thư Hà Nội nói về xả thải đầu độc nước sông Đà: Trách nhiệm thuộc về ai?

(Kiến Thức) - Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về doanh nghiệp. Bởi chủ đầu tư, doanh nghiệp khi kinh doanh nguồn nước phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước.

Bí thư Hà Nội nói về xả thải đầu độc nước sông Đà: Trách nhiệm thuộc về ai?
Chiều 22/10, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về vụ xả thải đầu độc nước sông Đà, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố, doanh nghiệp đã rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm từ vụ việc trên.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về doanh nghiệp. Bởi chủ đầu tư, doanh nghiệp khi kinh doanh nguồn nước phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước.

Công ty nước sạch sông Đà gian dối: Ông Tốn phải chịu trách nhiệm pháp lý?

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Viwasupco biết ngay từ đầu nhưng giấu giếm, lấy clo để át mùi dầu thải. Thậm chí, khi có kết quả quan trắc chất lượng nước không đạt yêu cầu, công ty này vẫn có biểu hiện gian dối. Vậy với hành vi gian dối trên, ông Tốn, TGĐ Viwasupco có phải chịu trách nhiệm?

Công ty nước sạch sông Đà gian dối: Ông Tốn phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Khi đề cập đến sự cố xả thải đầu độc nước sông Đà cách đây gần 1 tháng tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sáng 4/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà biết ngay từ đầu nhưng giấu giếm, lấy clo để át mùi dầu thải và nghĩ rằng clo có thể xử lý được tạp chất này. Thậm chí, khi có kết quả quan trắc chất lượng nước không đạt yêu cầu, công ty này vẫn có biểu hiện gian dối.
“Đến sáng 15/10, khi thành phố nhận kết quả từ Bộ Y tế và công khai ngay chiều 15/10 thì công ty vẫn chưa chịu thừa nhận. Trực tiếp tôi và Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng phải gọi điện cho lãnh đạo cao nhất của công ty, những cổ đông chính của họ, thì lúc đó họ mới thừa nhận việc phát hiện nhiễm dầu”, Chủ tịch UBND Hà Nội nhấn mạnh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.