Nguy cơ Pymepharco bị cổ đông ngoại ‘nuốt trọn’

(Vietnamdaily) - Một quỹ ngoại đã nâng sở hữu tại Pymepharco lên 70% vốn và đang có ý định nâng sở hữu tại Công ty dược này lên tối đa 100% vốn mà không cần chào mua công khai.

Theo thông tin công bố mới đây, Stada Service Holding B.V vừa mua vào gần 6 triệu cp PME của CTCP Pymepharco vào ngày 3/11 và nâng sở hữu từ 46,5 triệu cp (62% vốn) lên thành 52,5 triệu cp (70% vốn).

Với mức giá 70.100 đồng/cp chốt phiên 3/11, ước tính Stada Service Holding B.V đã chi ra khoảng 420 tỷ đồng. Trên thị trường, cổ phiếu PME đã tăng giá 37% kể từ đầu năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 360.000 đơn vị/phiên.

Sắp tới đây, ngày 7/12, PME sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm trình cổ đông thông qua việc cho phép cổ đông lớn Stada Service Holding B.V và người có liên quan nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% vốn điều lệ của công ty mà không cần thực hiện chào mua công khai.

Nguy co Pymepharco bi co dong ngoai ‘nuot tron’
Quỹ ngoại đã nắm 70% vốn PME.

Trước đó, vào tháng 10/2018, cổ đông PME đã thông qua việc nới room ngoại từ 49% lên tối đa 100% nhằm quốc tế hóa công ty, thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài.

Stada Service Holding B.V, công ty con của Tập đoàn dược phẩm đến từ Hà Lan Stada Arzneimittel AG, trở thành cổ đông chiến lược của PME từ năm 2008, với vai trò hỗ trợ đầu tư nhà máy theo tiêu chuẩn GMP - EU và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Tính đến ngày 6/11/2020, Stada là cổ đông lớn nhất của Pymepharco, sở hữu trên 46,5 triệu cổ phiếu, tương đương 62% vốn điều lệ.

Ngoài ra, hai cổ đông lớn khác của PME là ông Trương Viết Vũ, thành viên HĐQT sở hữu 10,09% vốn và CTCP Đầu tư Well Light với 8,7% vốn.

Về hoạt động kinh doanh, sau 9 tháng đầu năm 2020, PME ghi nhận doanh thu thuần 1.307 tỷ đồng và lãi ròng 218 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 3% so cùng kỳ.

Tính tới cuối quý 3, Công ty đang có tổng tài sản gần 2.485 tỷ đồng, tăng 8% so với hồi đầu năm. Khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang gia tăng 8% lên mức 798 tỷ đồng, phần lớn ghi nhận tại Nhà máy Non-Betalactam (gần 701 tỷ đồng).

Cổ phiếu dược bấp bênh trong dịch corona, kinh doanh 2019 không khởi sắc

(Vietnamdaily) - Trong cơn dịch bệnh từ virus corona, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục suy giảm thì nhóm cổ phiếu ngành dược nổi lên là điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đã đổ đèo, chìm trong sắc đỏ trong phiên 5 và 6/2.
 

Việc tăng giá cổ phiếu ngành dược có thể bắt nguồn từ tâm lý của nhà đầu tư chớ không xem xét về vấn đề kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành báo lãi giảm, còn một số doanh nghiệp khác báo lãi tăng nhưng không quá bứt phá.

Hàng loạt doanh nghiệp dược báo lãi giảm

Có hay không việc tăng vốn ngoại tại Imexpharm và Bidiphar?

Tin đồn về việc một tập đoàn đa ngành của Hàn Quốc quyết định “chọn bên này, bỏ bên kia” sau thời gian tìm hiểu đầu tư vào CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) và CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) đã phản ánh vào diễn biến giá của hai cổ phiếu.

Thực - hư tin đồn

Gần đây, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu DBD tăng đến từ thông tin Công ty chuẩn bị nới room sở hữu nước ngoài lên 100%, mở đường cho đối tác ngoại tham gia sâu vào Công ty, nhưng trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu có diễn biến giảm. 

Tin mới