Nguy cơ đụng độ Mỹ-Trung ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Phải chăng khó tránh khỏi đụng độ Mỹ-Trung ở Biển Đông, với việc Mỹ tuần tra trong bán kính 12 hải lý xung quanh các “đảo nhân tạo” ở quần đảo Trường Sa?

Mỹ vừa dùng tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến hành tuần tra trong vùng biển có bán kính 12 hải lý xung quanh những “ đảo nhân tạo” mà Trung Quốc vừa bồi đắp trái phép trong quần đảo  Trường Sa đang có tranh chấp. 
Nguy co dung do My-Trung o Bien Dong
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ.
Quân đội Trung Quốc đã cực lực phản đối hành động của  Mỹ và tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn. Liệu có xảy ra đụng độ Mỹ-Trung ở Biển Đông?
Tình hình đang trở nên phức tạp hơn, còn những triển vọng hòa bình bền vững và lâu dài trong khu vực ngày càng mong manh hơn, theo nhà phân tích Dmitry Mosyakov - lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia  và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).
Nhà phân tích Mosyakov nhận định: “Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn không cho các nước khác  sử dụng tài nguyên sinh vật và khoáng sản của Biển Đông trong ranh giới mà Bắc Kinh áp đặt, trong cái gọi là ‘đường 9 đoạn’ chiếm tới  80% diện tích Biển Đông. Trung Quốc đang tăng cường bành trướng trong khu vực, dần dần nhưng liên tục. Động thái đó buộc các nước Đông Nam Á phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước lớn, mà trước hết là Mỹ... Trung Quốc đang từng bước tăng cường  lực lượng. Nếu trước đó, Bắc Kinh chỉ tuyên bố tham vọng chủ quyền thì nay ở Biển Đông , Trung Quốc đang củng cố sự kiểm soát: gia tăng số lượng máy bay và tàu tuần tra, thiết lập hạ tầng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo. Mỗi hành động trong khu vực mà theo cách nhìn của Trung Quốc là bất hợp pháp thì  đều bị máy bay truy đuổi... Mỹ sẽ phản ứng trước điều này như thế nào thì hiện chưa rõ,  nhưng nguy cơ xung đột đang thực sự tăng cao”.
Tuy nhiên, đụng độ quân sự  giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không xảy ra. Đó là nhận định của nhà sử học Việt Nam, PGS-TS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội: “Mỹ sẽ không chống Trung Quốc, bởi có những ràng buộc quá chặt chẽ, trước hết là về kinh tế... Người Mỹ chỉ luôn luôn chỉ bảo vệ lợi ích của họ và trong trường hợp này, họ quan ngại đảm bảo tự do hàng hải, tự do lưu thông vận chuyển thương mại đường biển...bởi  vì ¼ dòng lưu thông hàng hóa qua eo biển Malacca là đến nước Hoa Kỳ”.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.

My khong trung lap trong tranh chap o Bien Dong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Mỹ quyết tâm tái cân bằng chiến lược ở Châu Á...

Tăng cường quan hệ quốc phòng với các đồng minh là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong Chiến lược tái cân bằng tại Châu Á nhằm đối phó với Trung Quốc.

My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...
Mỹ quyết tâm tái cân bằng chiến lược ở châu Á đối phó Trung Quốc. Trong ảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đi cùng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sau khi đội danh dự của quân đội Mỹ chào đón bà tại Lầu Năm Góc ngày 15/10/2015. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-2
Ông Ash Carter (ngoài cùng bên phải) phát biểu tại cuộc họp báo chung cùng (từ trái sang) Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc Tham vấn cấp Bộ trưởng Australia tại Boston, Mỹ ngày 13/10/2015. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-3
Bộ trưởng Carter (trái) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi ngày 3/6/2015 trong chuyến công du 10 ngày đến khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh và đối tác. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ. 
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-4
Ngày 30/5/2015, ông Ash Carter có bài phát biểu quan trọng trong lễ khai mạc Diễn đàn Đối thoại Shangri-La tại Singapore, trong đó, ông Carter nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ với các nước châu Á- Thái Bình Dương. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-5
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Preble cùng tàu sân bay USS George Washington tại vùng biển Philippines ngày 26/5/2015. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-6
Binh sĩ Hải quân Mỹ bắn súng ngắn từ phía đuôi tàu USS George Washington trong cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Nhật Bản ngày 24/5. Ảnh Hải quân Mỹ. 
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-7
Người dân vẫy tay đón chào tàu y tế USNS Mercy của Hải quân Mỹ đến Căn cứ chung Trân Châu Cảng- Hickam, tại Hawaii ngày 25/5/2015. Ảnh Hải quân Mỹ.
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-8
Máy bay quân sự Mỹ- Nhật- Australia bay thành đội hình trong cuộc tập trận Cope North 12 ngoài khơi đảo Guam ngày 17/2/2015. Ảnh Không quân Mỹ. 
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-9
Binh sĩ Mỹ tập trận cùng lính Hàn Quốc tại Căn cứ Warrior trong Khu phi quân sự của Hàn Quốc. Ảnh Bộ binh Mỹ.
My quyet tam tai can bang chien luoc o Chau A...-Hinh-10
Đặc công Bangladesh nhảy từ máy bay C-130H của Không quân Mỹ xuống khu vực thả quân trong cuộc tập trận Cope South gần Sylhet, Bangladesh ngày 24/1. Ảnh Không quân Mỹ. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.