Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải

Theo tờ trình của Chính phủ, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỷ đồng. Chính phủ sẽ huy động các nguồn lực để cùng với ngân sách nhà nước thực hiện.

Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải
Chiều 23/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Đầu tư công cho chương trình giai đoạn cũ còn dàn trải
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Đảng và Nhà nước ta xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Nguon luc dau tu cho cong tac giam ngheo con dan trai
 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4%/năm, có hơn 8 triệu người thoát nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cuối năm 2020 giảm xuống còn 23,42%, trung bình giảm 5,4%/năm.
Có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, 125 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới. Việt Nam lần đầu tiên và là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.
Để tiếp tục phát huy các thành tựu và khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo thời gian qua, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc xây dựng CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong điều kiện mới là rất cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, chương trình tập trung giải quyết một số nội dung phát triển kinh tế - xã hội cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia. Tiếp tục giải quyết các vấn đề mà CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chưa thực hiện xong.
Trên thực tế, nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Các địa phương này là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng còn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, một số nơi có tỷ lệ hộ nghèo còn trên 40% như huyện Mường Nhé (Điện Biên) là 59,97%, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) là 51,74%, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) là 42,21%, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là 41,96%. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương; tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, ốm đau.
“Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa bàn nghèo có quy mô nhỏ nên hiệu quả sử dụng, tác động đến đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn hạn chế”- người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.
Bên cạnh đó, cần thực hiện chương trình mới nhằm giải quyết một số nội dung phát triển kinh tế - xã hội mới, cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia. Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết.
Theo tờ trình của Chính phủ tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu nguồn vốn như sau: Ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng); ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư: 2.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 10.490 tỷ đồng); huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng (vốn đầu tư: 2.600 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.710 tỷ đồng).
Được biết, Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chương trình hiệu quả.
Không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng chương trình. Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng, một số dự án, tiểu dự án của 3 CTMTQG có sự trùng lặp về nội dung thực hiện tại cùng địa bàn nông thôn do chưa làm rõ chính xác đối tượng, địa bàn, chưa cụ thể hóa nội dung hỗ trợ, đầu tư. Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì 3 chương trình phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Nguon luc dau tu cho cong tac giam ngheo con dan trai-Hinh-2
 Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.
Đối với dự án 6 về nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, tổng nguồn vốn dự án là 2.390 tỷ đồng, gấp 4,16 lần so với giai đoạn 2016-2020, trong khi tổng mức đầu tư đề xuất cho chương trình gấp 1,77 lần tổng mức đầu tư giai đoạn trước. Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán nguồn vốn hợp lý để thực hiện.
Về dự kiến nguồn lực thực hiện chương trình, theo bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban thống nhất với dự kiến bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương (vốn đầu tư tối thiểu), đồng thời đề nghị Chính phủ: đối với nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương, cần khẩn trương rà soát không sử dụng vốn của chương trình để chi các hoạt động có tính chất chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc chế độ, chính sách cho đối tượng đã được quy định tại pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, cần bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; phải đúng, phải trúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ cần bảo đảm tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách trung ương trong năm 2021 cho chương trình là 7.000 tỷ đồng để tránh gián đoạn, giảm hiệu quả thực hiện chương trình. Cân nhắc việc bố trí tỷ trọng vốn lớn vào năm 2025 là năm cuối cùng của giai đoạn.
Theo Ủy ban Xã hội của Quốc hội, không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn khi hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn thu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ có kế hoạch bổ sung nguồn vốn cần đầu tư thêm cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với các đối tượng của chương trình.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Công bố danh sách người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp

Cty XD Thăng Long “san phẳng” mộ liệt sĩ: Xâm phạm mồ mả... khởi tố?

Bày tỏ quan điểm về vụ Công ty xây dựng Thăng Long “san phẳng” mộ liệt sĩ ở Thái Nguyên, luật sư Nguyễn Đắc Thực (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng vụ việc có dấu hiệu của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 319 Bộ luật HS).

Cty XD Thăng Long “san phẳng” mộ liệt sĩ: Xâm phạm mồ mả... khởi tố?
Liên quan đến vụ Công ty xây dựng Thăng Long “san phẳng” mộ liệt sĩ tại nghĩa trang xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Cty XD Thang Long “san phang” mo liet si: Xam pham mo ma... khoi to?
Khung cảnh nghĩa trang liệt sĩ xã Úc Kỳ tan hoang vì chủ đơn vị thi công cẩu thả, thiếu trách nhiệm.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Đắc Thực, Giám đốc công ty TNHH Luật Minh Thư (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, mặc dù phương án cải tạo là "tất cả các công đoạn thi công, nhất là xây dựng lại phần mộ của các liệt sĩ sẽ được thi công thủ công", tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhà thầu đã cho máy xúc vào cào, cuốc trên các phần mộ không chỉ làm ảnh hưởng về mặt tâm linh, mà còn làm ảnh hưởng rất lớn đến di cốt ở dưới các phần mộ.
"Hành vi cho máy xúc vào cào, cuốc trên các phần mộ, san phẳng mồ mả của các liệt sĩ, nếu làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí thì có dấu hiệu của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự 2015" - luật sư Thực nói và cho biết, trong trường hợp này, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác minh làm rõ, cần xem xét khởi tố vụ án "tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" theo quy định để điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Cty XD Thang Long “san phang” mo liet si: Xam pham mo ma... khoi to?-Hinh-2
Người thân bức xúc vì mộ các liệt sĩ bị xâm phạm. Ảnh: Hà Thanh. 
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cũng bày tỏ, đây là sai phạm nghiêm trọng, trong đó có trách nhiệm của Công ty xây dựng Thăng Long và lãnh đạo địa phương. Cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ sự việc để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Thi công cải tạo nghĩa trang liệt sĩ là một công việc có ý nghĩa thể hiện đạo lý đền ơn đáp nghĩa, sắp kỷ niệm ngày thương binh được sĩ thì những việc làm này lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tuy nhiên thay vì việc tổ chức thi công đảm bảo an toàn, hợp lý thì đơn vị thi công đã san phẳng những ngôi mộ một cách tàn nhẫn, vô trách nhiệm gây bức xúc trong dư luận.
"Việc làm vào thời điểm chuẩn bị đến ngày thương binh liệt sĩ 27/7 thì tính chất lại càng nghiêm trọng hơn. Đây là hành vi xâm phạm mồ mả, xâm phạm đến sự tôn nghiêm nơi thờ cúng liệt sĩ, ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của nhiều gia đình nên cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân, động cơ, đánh giá những tác động tiêu cực đối với xã hội để xác định hậu quả làm căn cứ giải quyết theo quy định của pháp luật" - luật sư Cường nhấn mạnh.

Theo luật sư Cường, pháp luật Việt Nam không chỉ bảo vệ tính mạng con người mà còn bảo vệ thì thể, mồ mả, hài cốt. Hành vi đào mồ mả, xâm phạm thi thể, xâm phạm hài cốt của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ quan chức năng sẽ làm rõ tổng thể của gói thầu này, làm rõ quy trình đấu thầu, năng lực của đơn vị thi công và mức độ hiểu biết của đơn vị thi công công trình này về vấn đề xây dựng, tâm linh để làm rõ bản chất sự việc.

"Việc san phẳng các ngôi mộ liệt sĩ là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức xã hội, tâm linh và về trách nhiệm của đơn vị thi công công trình xây dựng đối với những công trình có tính chất đặc thù. Cơ quan điều tra sẽ xem xét đánh giá toàn bộ sự việc để kết luận có khởi tố vụ án hình sự hay không đồng thời xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, giám sát công trình này. Trường hợp có sai phạm đến đâu phải xử lý đến đó. Sự việc này gây đau thương cho nhiều gia đình, gây bức xúc trong dư luận nên cần phải xử lý nghiêm túc, nghiêm minh chứ không đơn giản chỉ là rút kinh nghiệm" - luật sư Cường bày tỏ quan điểm.

Trước đó, ngày 15/4, nghĩa trang này được tiến hành khởi công cải tạo, nâng cấp bằng nguồn ngân sách nhà nước do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển Thăng Long (số 10, ngõ 196, phố Bình Lộc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) với tổng kinh phí thực hiện trên 4,4 tỷ đồng.

Theo phương án thi công, tất cả các hạng mục, nhất là xây dựng lại phần mộ của các liệt sĩ sẽ phải thi công thủ công. Phần vật liệu thừa sẽ được thu gom và vận chuyển bằng xe ô tô tải. Đến nay, một số hạng mục cơ bản đã hoàn thành như tường rào, trụ đài.

Nhưng sau khi tháo dỡ các ngôi mộ, đơn vị thi công đã tự ý dùng phương tiện cơ giới để thu gom vật liệu và san phẳng các ngôi mộ. Đơn vị thi công làm việc này mà không thông báo lại cho gia đình, thân nhân của các liệt sĩ cũng như chính quyền địa phương.

Nghĩa trang liệt sĩ xã Úc Kỳ là nơi chôn cất, ghi danh 58 ngôi mộ (gồm 52 mộ liệt sĩ và 6 mộ tử sĩ, 7 mộ có hài cốt) của những người đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Việc đơn vị thi công một cách cẩu thả, thiếu trách nhiệm khiến nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ và dư luận bức xúc.

>>> Mời quý độc giả xem video: Hà Nội: Thi công ẩu, tường nhà đổ sập đè trúng người đi đường

Nguồn: Hà Nội TV


Tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, các điểm: Hà Nội nên “chi viện” giữ trật tự... để bác sĩ làm chuyên môn

Về điểm tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, trao đổi với Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, Hà Nội cần bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, hỗ trợ lực lượng y tế để các bác sĩ tập trung vào chuyên môn.

Tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, các điểm: Hà Nội nên “chi viện” giữ trật tự... để bác sĩ làm chuyên môn

Hà Nội cần “chi viện” lực lượng giữ trật tự điểm tiêm vắc xin COVID-19 để bác sĩ tập trung làm chuyên môn, chống dịch

“Hà Nội phải nâng cao vai trò trong chống dịch, chú trọng hơn nữa việc chống dịch ngay tại các điểm tiêm vắc xin COVID-19”, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhãn học Việt Nam, phải tăng cường các điều kiện hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin COVID-19, bởi sắp tới Hà Nội sẽ tăng các điểm tiêm chủng.

“Sự việc diễn ra tại Bệnh viện E - Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm. Chủ trương thay đổi về mặt tiếp cận chống dịch đã mới hơn, trong thời điểm này chống dịch COVID-19 là số 1. Hà Nội phải đẩy chống dịch lên hàng đầu, trong đó phải quan tâm đến các điểm tiêm vắc xin. Do vậy phải bố trí cả lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, cơ sở và các điều kiện để tiến hành tiêm dịch cùng với đội ngũ cơ sở y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.

Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống COVID-19

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu xử lý những vướng mắc về mặt pháp lý trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong điều hành.

Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống COVID-19
Sáng 23/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành nhằm rà soát các công việc, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức kỳ họp sau bốn ngày làm việc đầu tiên.
Quoc hoi se quyet nghi ve phong, chong COVID-19

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.