Người xu nịnh sẽ không được giới thiệu làm Đại biểu Quốc hội, HĐND

(Kiến Thức) - Bộ Chính trị yêu cầu không giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp những người sa sút phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu...
 

Người xu nịnh sẽ không được giới thiệu làm Đại biểu Quốc hội, HĐND

Mới đây (20/6), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Dự kiến, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra ngày 23/5/2021.
Nguoi xu ninh se khong duoc gioi thieu lam Dai bieu Quoc hoi, HDND
 Bộ Chính trị yêu cầu không giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp những người sa sút phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu...
Bộ Chính trị nhấn mạnh đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. 
Để cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ.
Trước hết, xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, cấp ủy các cấp cần lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ.
Kết quả nhân sự của đại hội Đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự cần được gắn kết để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm ĐBQH và đại biểu HĐND.
Đặc biệt, kiên quyết không giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những ĐBQH và HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Đồng thời, phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Bộ Chính trị nhấn mạnh nhiệm vụ phấn đấu bầu đủ 500 ĐBQH và đạt tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, HĐND phải bảo đảm theo đúng quy trình luật định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử, bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ Chính trị, cần nghiên cứu các quy định chặt chẽ về việc phân bổ người ứng cử ĐBQH do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND; việc tuyên truyền, vận động bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời, phải quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng "vận động" không lành mạnh; khắc phục hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm trong tổ chức bầu cử ĐBQH và HĐND các khóa gần đây.

Cùng với đó, quy định cụ thể đối với việc tự ứng cử, phải có quy trình thật chặt chẽ, đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Ông Hoàng Trung Hải thôi Bí thư Hà Nội... giờ làm công việc gì?

(Kiến Thức) - Sau khi thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020, ông Hoàng Trung Hải được điều động phân công giữ chức Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng.

Ông Hoàng Trung Hải thôi Bí thư Hà Nội... giờ làm công việc gì?
Chiều 7/2, Hội nghị của Bộ Chính trị công bố quyết định về công tác cán bộ diễn ra tại Thành ủy Hà Nội. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, và thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020, điều động phân công ông Hoàng Trung Hải giữ chức Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo gì trong cuộc họp Bộ Chính trị

(Kiến Thức) - Ngày 14/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để cho ý kiến hoàn thiện các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng gửi đại hội đảng bộ cơ sở các cấp đóng góp ý kiến.
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo gì trong cuộc họp Bộ Chính trị
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri
Ngày 14/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến hoàn thiện các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng gửi đại hội đảng bộ cơ sở các cấp đóng góp ý kiến. (Ảnh: Nhandan)
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri-Hinh-2
Tham dự cuộc họp có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Thường trực Tổ Biên tập ba Tiểu ban: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế- Xã hội và Tiểu ban Điều lệ Đảng. (Ảnh: VOV)
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri-Hinh-3
Tại cuộc họp, các đồng chí tổ trưởng: Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện, Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - xã hội, Tổ biên tập Tiểu ban Điều lệ Đảng đã trình bày tờ trình,báo cáo bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo Chính trị và dự thảo báo cáo 10 năm thực hiện cương lĩnh 2011, dự thảo báo cáo Kinh tế - Xã hội, dự thảo dáo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, trình Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri-Hinh-4
Bộ Chính trị ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các Tiểu ban và Tổ Biên tập, đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị, hoàn thiện các dự thảo báo cáo. (Ảnh: TTXVN)
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri-Hinh-5
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các Tiểu Ban chỉ đạo các Tổ Biên tập khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị tại cuộc họp, hoàn chỉnh các văn bản để phục vụ cho đại hội Đảng bộ cấp cơ sở. Đồng thời, tiếp tục nghiêm túc lắng nghe, nghiên cứu chắt lọc các ý kiến đóng góp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri-Hinh-6
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng cho rằng, cách tiếp thu phải có quan điểm, lập trường vững vàng, bình tĩnh lắng nghe, trân trọng, cân nhắc thật kỹ, tiếp thu tối đa mọi ý kiến nhưng không đơn giản, dễ dãi, mà chắt lọc, có lý lẽ, có thực tiễn thuyết phục, có bản lĩnh bảo vệ ý kiến đúng, đúng nguyên tắc và hết trách nhiệm. (Ảnh: TTXVN)
Tong Bi thu, Chu tich nuoc chi dao gi trong cuoc hop Bo Chinh tri-Hinh-7
Cũng theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng trong quá trình hoàn thiện các báo cáo luôn phải chú ý bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản theo đúng tinh thần: Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, các báo các khác là báo cáo chuyên đề, chuyên sâu, bảo đảm yêu cầu có kế thừa và bổ sung, phát triển. (Ảnh: TTXVN)
Chấn chỉnh công tác cán bộ chuẩn bị cho Đại hội XIII. (Nguồn: Truyền hình Cần Thơ)

Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Tiến cử, nâng đỡ cán bộ xấu, ai chịu trách nhiệm?

Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó một số cán bộ bị xử lý hình sự. Điều này cho thấy, ngoài yếu tố công tâm, khách quan, còn đòi hỏi khâu giới thiệu và lựa chọn cán bộ phải có “con mắt tinh đời” như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý.

Lựa chọn nhân sự khóa XIII: Tiến cử, nâng đỡ cán bộ xấu, ai chịu trách nhiệm?
Lua chon nhan su khoa XIII: Tien cu, nang do can bo xau, ai chiu trach nhiem?
Ông Nguyễn Bắc Son 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.