Người Trung Quốc xài chiêu gì mua đất vị trí trọng yếu ở Việt Nam?

(Kiến Thức) - Người Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều đất nằm ở vị trí trọng yếu ở Việt Nam. Mới đây, Bộ Quốc phòng đã "vạch trần" âm mưu của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc xài chiêu gì mua đất vị trí trọng yếu ở Việt Nam?
Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 3/2020, Trung Quốc là nhà đầu tư ngoại lớn thứ 8 vào Việt Nam với tổng số dự án là gần 3.000 dự án.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng cho thấy, doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực biên giới tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh thành biên giới. Trong đó, có 92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh.
Trong khi đó, tổng diện tích đất các doanh nghiệp nêu trên sử dụng là 162.467,7 ha với thời hạn thuê đất từ 5-50 năm. Theo Bộ Quốc phòng, hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.
Theo Bộ Quốc phòng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo hai hình thức:
Thứ nhất, thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam; ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), doanh nghiệp sẽ do người Việt Nam điều hành; sau một thời gian, bằng nhiều cách Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành doanh nghiệp; do tài sản góp vốn là đất nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.
Thứ hai, là đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất, đã phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất như ông Lý Phước Cang 12 lô, ông Trác Ngọc Phúc 10 lô...
Để sở hữu các lô đất người Trung Quốc đã nghiên cứu, lợi dụng kẽ hở của Luật Đầu tư năm 2014 “việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập doanh nghiệp” và công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai.
Nguoi Trung Quoc xai chieu gi mua dat vi tri trong yeu o Viet Nam?
Người Trung Quốc "thâu tóm" nhiều mảnh đất đẹp ở Đà Nẵng 
Do vậy, Bộ Quốc phòng đã báo cáo và đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố rà soát đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và cơ chế quản lý, cấp phép các hoạt động đầu tư nhằm hạn chế sơ hở không để cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng hoạt động.
Liên quan đến việc người Trung Quốc mua đất ở những vị trí trọng yếu ở Việt Nam, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP Đà Nẵng xác minh làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên, để sở hữu các lô đất người Trung Quốc đã nghiên cứu, lợi dụng kẽ hở của luật Đầu tư năm 2014 “việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập DN” và công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai.
Bộ Quốc phòng đã báo cáo và đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành rà soát đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
Cùng với đó, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập của luật Đầu tư, luật Đất đai và cơ chế quản lý, cấp phép các hoạt động đầu tư nhằm hạn chế sơ hở không để cá nhân, DN Trung Quốc lợi dụng hoạt động.
>>> Xem thêm video: Bất ngờ lai lịch lô trực thăng “khủng” Trung Quốc tặng cho Campuchia
  Nguồn BTQS

‘Đột nhập’ căn cứ bí mật của quân đội Trung Quốc

Năng lực quân sự của Trung Quốc tiếp tục gia tăng và giống như Mỹ, họ cũng có các căn cứ chuyên huấn luyện và thử nghiệm vũ khí. Căn cứ thử nghiệm và huấn luyện Đỉnh Tân ở tỉnh Cam Túc, trong sa mạc Gobi, từ lâu đã là nơi thử nghiệm vũ khí của quân đội Trung Quốc.

‘Đột nhập’ căn cứ bí mật của quân đội Trung Quốc
Căn cứ Đỉnh Tân có vai trò rất quan trọng, là nơi phát triển các chiến thuật, thử vũ khí, huấn luyện nâng cao cho không quân Trung Quốc trong các tình huống chiến đấu giả định phức tạp. Ở đây cũng diễn ra các cuộc tập trận bắn đạn thật. Tại căn cứ Đỉnh Tân có rất nhiều máy bay chiến đấu, các máy bay làm bia tập bắn không người lái, hầu hết được chế lại từ một số chiến đấu cơ dòng MiG của Liên Xô.
‘Dot nhap’ can cu bi mat cua quan doi Trung Quoc
Ảnh chụp căn cứ Đỉnh Tân của quân đội Trung Quốc từ vệ tinh
Với khoảng không gian khá biệt lập, thời tiết tốt cho các hoạt động bay hầu như quanh năm, Đỉnh Tân là nơi diễn ra các cuộc tập trận của các tiêm kích và cường kích chủ lực của không quân Trung Quốc. Cuộc tập trận quy mô lớn như Hồng Kiếm, tương tự tập trận Red Flag của Mỹ và đồng minh, và Lá chắn vàng đỏ, bao gồm các hoạt động huấn luyện có tính cạnh tranh của các lực lượng tên lửa đất đối không, pháo phòng không và các đơn vị tác chiến điện tử, cũng diễn ra gần căn cứ Đỉnh Tân.

Tổ hợp Đỉnh Tân nằm ở một vị trí gần thành phố Tửu Tuyền, ở cực phía nam của khu thử nghiệm tên lửa Song Thành Tử, nơi có nhiều cơ sở quân sự. Những hình ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs hôm 6/1 vừa qua cho thấy nhiều máy bay đóng trú ở căn cứ này, cũng như các máy bay từ nơi khác viếng thăm.

Sân đỗ máy bay của căn cứ Đỉnh Tân có thể chứa đến hơn 100 máy bay các loại và tại đây cũng thường xuyên có chừng đó máy bay. Một điều rất rõ ràng là mọi máy bay trong không quân Trung Quốc đều đã ghé qua căn cứ này và còn ghé tới thường xuyên, trong đó có hai dòng máy bay chiến đấu chủ lực của quân đội Trung Quốc hiện nay là Su-30 và J-10, theo tạp chí Scramble.

Trong các hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 6/1, người ta có thể thấy tại căn cứ Đỉnh Tân của quân đội Trung Quốc có tới 13 máy bay ném bom H-6 với nhiều biến thể, 6 tiêm kích J-10, 5 Su-27/30/J-11, 12 tiêm kích bom JH-7, 6 máy bay F-7, 4 F-8 và 3 máy bay vận tải Y-9. Ngoài ra còn một số máy bay không người lái có vai trò làm mục tiêu tập trận và các máy bay cũ chờ chuyển đổi công năng thành máy bay không người lái huấn luyện.

Bị kẹt tại Anh, cô gái gốc Mỹ khóc lóc trên video đòi về Trung Quốc

Vừa rời Trung Quốc đến thăm ông ngoại nhưng bị kẹt tại Anh, cô gái người Mỹ quay video khóc lóc đòi về Trung Quốc.

Bị kẹt tại Anh, cô gái gốc Mỹ khóc lóc trên video đòi về Trung Quốc
Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh nghiêm trọng tại châu Âu, đặc biệt là ở các nước như Anh, Mỹ, Ý đang trở thành tâm điểm quan tâm của cả thế giới. Mới đây, đoạn video của một cô gái gốc Mỹ với những chia sẻ về quãng thời gian khó khăn khi cô bị kẹt tại Anh đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc.
Bi ket tai Anh, co gai goc My khoc loc tren video doi ve Trung Quoc
 

Nữ streamer Trung Quốc sở hữu mặt học sinh vóc dáng phụ huynh gây sốt mạng

(Kiến Thức) - Sở hữu gương mặt đậm chất non tơ, nữ streamer Trung Quốc lại sở hữu vóc dáng phụ huynh với những đường cong vô cùng quyến rũ gây mê vạn người.

Nữ streamer Trung Quốc sở hữu mặt học sinh vóc dáng phụ huynh gây sốt mạng
Nu streamer Trung Quoc so huu mat hoc sinh voc dang phu huynh gay sot mang
Jun Zi Wang hay còn được biết tới nickname  khá kêu và đậm chất Nhật Bản: Asanokinoko. Nhưng cô nàng này lại là một nữ streamer Trung Quốc chính hiệu. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.