Người thi hành công vụ hiểu sai, lạm dùng chức vụ trong chống dịch COVID-19

Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biếtcó trường hợp người thi hành công vụ hiểu sai, áp dụng sai hoặc thậm chí lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Người thi hành công vụ hiểu sai, lạm dùng chức vụ trong chống dịch COVID-19
Không ít hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 đã được Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu ra trong báo cáo thẩm tra của mình.
Người thi hành công vụ hiểu sai
Công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 là nội dung được ưu tiên trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Vì vậy, bên cạnh báo cáo riêng của Chính phủ, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng có báo cáo thẩm tra, lưu ý không ít bất cập trong thực tiễn, nhất là từ khi bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Nguoi thi hanh cong vu hieu sai, lam dung chuc vu trong chong dich COVID-19
 Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo.
Trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cho biết trong thẩm quyền của mình, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, kịp thời ban hành trên 100 văn bản đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân trên hết và trước hết.
Tuy nhiên, đến phần hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương để tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn thì đôi lúc chậm, hoặc chưa phù, việc đánh giá tác động trước khi ban hành còn hạn chế.
Cũng như vậy, dưới địa phương cũng ra không ít văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương. Và đến khâu thi hành thì có trường hợp người thi hành công vụ hiểu sai, áp dụng sai hoặc thậm chí lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Nguyên nhân, theo Ủy ban Xã hội, là Chính phủ chưa ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh COVID-19 làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Về kết quả, Ủy ban Xã hội đồng tình với nhận định của Chính phủ là đến lúc này đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Cụ thể, một số địa phương chưa tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế; công tác xét nghiệm sàng lọc của một số tỉnh chưa kịp thời, hiệu quả. “Một số cơ sở y tế chưa thực hiện đúng quy định về giá xét nghiệm COVID-19, thu phí xét nghiệm cao, vẫn yêu cầu bắt buộc xét nghiệm khi đi khám chữa bệnh, gây bức xúc cho người dân” - Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh đọc báo cáo.
Về kinh phí, Ủy ban Xã hội cho biết nguồn lực cần có cho phòng, chống đại dịch là rất lớn, nhưng phần huy động từ xã hội có xu hướng giảm dần, do đó ngân sách nhà nước vẫn sẽ vẫn là nguồn chính.
“Các doanh nghiệp cho rằng, chính sách hỗ trợ hiện hành là quan trọng song quan trọng hơn là cần nới lỏng dần các biện pháp giãn cách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại thì mới có khả năng tồn tại và phục hồi” - bà Nguyễn Thúy Anh nêu.
Cần nới lỏng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại
Về sản xuất kinh doanh và lao động - việc làm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...
Tuy nhiên, doanh nghiệp rút khỏi thị trường và ngừng kinh doanh với số lượng lớn và xu hướng gia tăng; số người mất việc làm, phải tạm ngừng làm việc chiếm tỉ lệ lớn...
"Các doanh nghiệp cho rằng, các chính sách hỗ trợ hiện hành là quan trọng song quan trọng hơn là cần nới lỏng dần các biện pháp giãn cách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại thì mới có khả năng tồn tại và phục hồi" - bà Thúy Anh nói.
Về an sinh xã hội, Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, bà Thúy Anh lưu ý, tác động của đại dịch về sức khỏe, thể chất và tinh thần, tâm lý xã hội là rất lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động còn một số khó khăn. Có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách ở đô thị lớn.
Từ đó, Ủy ban Xã hội đưa ra hàng loạt kiến nghị, trong đó có đề nghị Chính phủ, Thủ tướng khẩn trương ban hành chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh và Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược này.
Đồng thời, nghiên cứu, tăng cường dự báo xu hướng COVID-19; chỉ đạo bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, ứng phó với dịch.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Nguồn: VTV

Hành trình phá án: Gã trai bán hàng loạt “người yêu” sang Trung Quốc

Để có tiền tiêu xài Triệu Tiến Mạnh (SN 2000 ở Bắc Kạn) đã tán tỉnh bán hàng loạt cô gái, sau khi họ nhận lời yêu thì Mạnh bán sang Trung Quốc. Vụ án này đã được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Gã trai bán hàng loạt “người yêu” sang Trung Quốc
Hanh trinh pha an: Ga trai ban hang loat “nguoi yeu” sang Trung Quoc
 Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, trong quá trình lao động tự do tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Triệu Tiến Mạnh qua ứng dụng mạng xã hội làm quen với H.T.N. (SN 2001, quê quán huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), là công nhân tại khu công nghiệp trên địa bàn.
Hanh trinh pha an: Ga trai ban hang loat “nguoi yeu” sang Trung Quoc-Hinh-2
 Để có tiền tiêu xài, Mạnh đã tán tỉnh N. nhằm mục đích lừa bán sang Trung Quốc. Sau khi N. nhận lời yêu, ngày 17/7/2020, Mạnh lấy lý do thăm mẹ nuôi đang sống bên Trung Quốc đã rủ N. đi cùng đến khu vực biên giới Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để xuất cảnh.

Hành trình phá án: Thi thể nữ giáo viên dưới mương với 11 vết đâm

Thi thể nữ giáo viên mang trên mình hàng chục nhát dao, được phát hiện dưới mương nước trong đêm gây chấn động cả vùng quê. Ai là kẻ đã giết người phụ nữ này? Toàn bộ vụ án ghê rợn được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Thi thể nữ giáo viên dưới mương với 11 vết đâm
Hanh trinh pha an: Thi the nu giao vien duoi muong voi 11 vet dam

Đã gần 10 năm trôi qua nhưng Ninh Giang (Hải Dương) vẫn nhớ như in vụ án thi thể cô giáo bị đâm nhiều nhát dao bị vứt dưới kênh nước. Theo hồ sơ vụ án, khoảng 15h ngày 16/12/2012, người dân phát hiện tại mép bờ kênh dẫn nước T10-1, thuộc địa phận Trại Hào, Hưng Yên, Hưng Long, Ninh Giang, tỉnh Hải Dương xác một phụ nữ trên người có nhiều thương tích, nghi là án mạng. 

Hanh trinh pha an: Thi the nu giao vien duoi muong voi 11 vet dam-Hinh-2

Nhận được tin báo, Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Công an huyện Ninh Giang và các đơn vị nghiệp vụ trên địa bàn đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kết quả xác định đây là vụ án mạng. Nạn nhân bị tử vong do 11 vết đâm vào người, trong đó có những vết thương chí mạng… 

Hành trình phá án: Tiếng súng AK xé toạc rừng xanh của gã người rừng

Chuyên án hàng chục năm truy bắt "Người rừng Ma Seo Chứ " là một trong những vụ án kéo dài nhất trong lịch sử điều tra của lực lượng Cảnh sát tỉnh Lào Cai. Vụ án này đã được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Tiếng súng AK xé toạc rừng xanh của gã người rừng
Hanh trinh pha an: Tieng sung AK xe toac rung xanh cua ga nguoi rung

Theo tài liệu điều tra, Ma Seo Chứ, sinh năm 1954, trong một gia đình đông con và là người thuộc đồng bào dân tộc Mông sống ở Phìn Chư 1, xã Nàn Sín, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhưng Chứ lại được ăn học hơn nhiều người.

Hanh trinh pha an: Tieng sung AK xe toac rung xanh cua ga nguoi rung-Hinh-2

Từ nhỏ Chứ tỏ ra là cậu bé thông minh, sáng dạ nên được cha mẹ cho ăn học đầy đủ. Khi lớn lên, Chứ trở thành người biết nhiều chữ nhất bản làng. Chứ lớn lên giữa núi rừng, đi rừng thạo như lòng bàn tay, kinh nghiệm săn thú giỏi nhất bản làng. (Ảnh minh họa).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.