Người Tây Tạng mang "siêu năng lực" từ một loài người khác

Tổ tiên Homo sapiens chúng ta ở Tây Tạng đã có tận 2 thời kỳ giao phối lời loài người tuyệt chủng tên Denisovans,

Người Tây Tạng mang "siêu năng lực" từ một loài người khác

Công trình được thực hiện bởi nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Davis (UC Davis), vừa công bố trên tạp chí khoa học Trends in Ecology and Evolution.

Nghiên cứu cho thấy người Denisovans đã đến với cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm về trước và đã có tới 2 thời kỳ cộng đồng Denisovans lẫn cộng đồng Homo sapiens (tức loài người hiện đại chúng ta) có sự giao lưu, nảy sinh các cuộc hôn phối dị chủng.

Nguoi Tay Tang mang
Người Tây Tạng sống cực kỳ khỏe mạnh ở nơi khắc nghiệt và thiếu oxy nhờ thừa hưởng "siêu năng lực" từ một loài người đã tuyệt chủng - Ảnh: Adobe Stock

Những vị tổ tiên khác loài đã truyền lại một số gene đặc biệt cho những người con gái mang 2 dòng máu. Những người phụ nữ này tiếp tục mang nguồn gene quý truyền cho các thế hệ Homo sapiens Tây Tạng sau này, duy trì cho đến nay - khoảng 20.000 - 30.000 năm sau khi các vị tổ tiên khác loài bị tuyệt chủng.

Những gene này cho phép người Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe với lượng oxy rất thấp trên cao nguyên Tây Tạng và là những gene độc nhất vô nhị, không cộng đồng Homo sapiens nào khác có được. Tây Tạng nổi tiếng là một vùng cao nguyên khắc nghiệt, nơi hầu hết người ngoài tìm đến đều gặp rắc rối sức khỏe nghiêm trọng do thiếu oxy.

Theo tờ Phys.org, yếu tố chính tạo ra siêu năng lực chính là gene Endothelia Pas1 (EPAS1), giúp cải thiện đáng kể sự lưu thông oxy trong máu, phổ biến ở người Tây Tạng và nữ giới Siberia hiện đại. Một phiên bản cổ đại rất giống gene này đã được tìm thấy khi các nhà khoa học tìm được DNA ti thể, chiết xuất từ xương ngón tay cái của một thiếu nữ Denisovans được phát hiện ở dãy núi Altai, Siberia.

Theo Acient Origins, nác bằng chứng định cư cho thấy người Denisovans đã chiếm lĩnh cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm trước, trong khi người hiện đại lần lượt đến theo 3 nhóm, vào các thời điểm 40.000, 16.000 và 8.000 năm trước. Chính nhóm Homo sapiens đầu tiên đến Tây Tạng đã được truyền cho "siêu năng lực" này.

Lạ: Người Tây Tạng chuyên lè lưỡi du khách và ý nghĩa...

(Kiến Thức) - Người Tây Tạng thè lưỡi chào hỏi những người mới đến vùng đất của họ là nghi thức truyền thống, cũng là một tập tục được truyền qua nhiều thế hệ ở nơi đây. Tuy nhiên hiện nay, nghi thức này không còn quá phổ biến như thời xưa nữa.

Lạ: Người Tây Tạng chuyên lè lưỡi du khách và ý nghĩa...
Tây Tạng là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà nhiều du khách mơ ước được đặt chân tới từ lâu. Nơi đây còn được gọi là "nơi gần nhất với thiên đường". Tây Tạng không chỉ có bầu không khí tôn giáo đậm đặc, còn có nhiều tòa kiến trúc tráng lệ, mang đậm hơi thở Phật giáo.
Tuy nhiên, khi mới đến Tây Tạng, rất nhiều du khách sẽ bị bất ngờ bởi người Tây Tạng thường hay thè lưỡi khi nhìn thấy du khách chứ không cúi chào hay nở nụ cười niềm nở. Vậy rốt cuộc phía sau cái thè lưỡi của người Tây Tạng có ẩn ý gì?

Loạt chó khủng có thể tấn công người trong thang máy

(Kiến Thức) - Sự việc bé trai bị chó khổng lồ tấn công trong thang máy tại khu chung cư ở Thượng Hải, Trung Quốc khiến ai cũng phải chết khiếp. Những giống chó sau được xếp vào top những giống chó nguy hiểm nhất thế giới.

Loạt chó khủng có thể tấn công người trong thang máy
Loat cho khung co the tan cong nguoi trong thang may
Mới đây, một cậu bé 3 tuổi đã bị chó Alaska hung dữ tấn công trong thang máy tại khu chung cư ở Thượng Hải, Trung Quốc. Bé trai bị chó khổng lồ tấn công trong thang máy, bị cào xước mặt và có nhiều vết thương trên cơ thể.
Loat cho khung co the tan cong nguoi trong thang may-Hinh-2
Chó Alaska hay Alaska Malamute hay Mahlemuts là một giống chó kéo xe ở Alaska. Dù có bề ngoài khá “dễ thương” nhưng nó là một trong số những giống chó tràn trề sức sống nhất. Chúng dùng sức khỏe của mình để săn mồi hoặc trong nhiều trường hợp, tấn công con người, thuộc top những giống chó hung dữ nhất.

Thấy phụ nữ Tây Tạng ngồi xổm mỉm cười, lý do bất ngờ...

(Kiến Thức) - Nếu nhìn thấy những người phụ nữ Tây Tạng ngồi xổm dưới đất, nhìn người đi đường mỉm cười xấu hổ. Tốt nhất là bạn nên rời đi. Lý do là bởi những người phụ nữ đó rất có thể đang đi vệ sinh.

Thấy phụ nữ Tây Tạng ngồi xổm mỉm cười, lý do bất ngờ...
Tây Tạng được mệnh danh là nơi thuần khiết nhất trên thế giới. Không chỉ có phong cảnh tuyệt mỹ, nơi này còn thu hút khách du lịch nhờ lối sống nhân văn, cách cư xử thân thiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới