Người phụ nữ làm "cảnh sát giao thông" không công ở cổng viện Nhi TƯ

Người phụ nữ làm "cảnh sát giao thông" không công ở cổng viện Nhi TƯ

Hình ảnh người phụ nữ cầm gậy nhựa, thổi còi chống ùn tắc giờ cao điểm tại dốc Bệnh viện Nhi Trung ương dường như đã quen thuộc với người dân di chuyển qua đây.  

“Công việc” không lương bắt đầu vào tháng 9/2018, khi khu trọ gần Bệnh viện Nhi Trung ương bị cháy. Thấy xe cứu hỏa, cứu thương nối đuôi nhau xếp hàng vì tắc đường, bà đã vội vàng ra hỗ trợ dẹp các phương tiện khác cho xe chạy vào. Mặt mũi bà lấm lem, người ngợm nhếch nhác. Kể từ đó, bà bén duyên với công việc điều tiết giao thông ở trước cổng bệnh viện, mặc dù không được ai phân công hay nhờ vả.
“Công việc” không lương bắt đầu vào tháng 9/2018, khi khu trọ gần Bệnh viện Nhi Trung ương bị cháy. Thấy xe cứu hỏa, cứu thương nối đuôi nhau xếp hàng vì tắc đường, bà đã vội vàng ra hỗ trợ dẹp các phương tiện khác cho xe chạy vào. Mặt mũi bà lấm lem, người ngợm nhếch nhác. Kể từ đó, bà bén duyên với công việc điều tiết giao thông ở trước cổng bệnh viện, mặc dù không được ai phân công hay nhờ vả.
Giữa dòng xe tấp nập, hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé với cử chỉ nhanh thoăn thoắt chỉ rẽ trái, rẽ phải cho người đi đường đầy chuyên nghiệp, giờ đây đã trở nên quen thuộc.
Giữa dòng xe tấp nập, hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé với cử chỉ nhanh thoăn thoắt chỉ rẽ trái, rẽ phải cho người đi đường đầy chuyên nghiệp, giờ đây đã trở nên quen thuộc.
Nhiều người cho biết, hôm nào không thấy bà Thư đứng “làm nhiệm vụ” thì hôm đó các phương tiện qua đoạn cổng viện gần như “giậm chân tại chỗ” do lưu lượng phương tiện quá đông, đường nhỏ và ai cũng muốn đi trước.
Nhiều người cho biết, hôm nào không thấy bà Thư đứng “làm nhiệm vụ” thì hôm đó các phương tiện qua đoạn cổng viện gần như “giậm chân tại chỗ” do lưu lượng phương tiện quá đông, đường nhỏ và ai cũng muốn đi trước.
Chính sự nhiệt tình, không nề hà vất vả của bà Thư đã giúp cho tình hình giao thông khu vực trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương được cải thiện hơn rất nhiều.
Chính sự nhiệt tình, không nề hà vất vả của bà Thư đã giúp cho tình hình giao thông khu vực trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương được cải thiện hơn rất nhiều.
Bà Thư cho biết: "Mấy hôm đầu, thấy tôi đứng giữa đường cầm gậy chỉ chỏ, mọi người sống xung quanh đều thấy lạ. Có người bảo tôi là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Nhiều người đi đường thì ngoái lại cười cợt, nghĩ tôi bị điên. Nhưng về sau mọi người cũng quen dần, đến nay cũng đã gần 1 năm".
Bà Thư cho biết: "Mấy hôm đầu, thấy tôi đứng giữa đường cầm gậy chỉ chỏ, mọi người sống xung quanh đều thấy lạ. Có người bảo tôi là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Nhiều người đi đường thì ngoái lại cười cợt, nghĩ tôi bị điên. Nhưng về sau mọi người cũng quen dần, đến nay cũng đã gần 1 năm".
Bỏ qua những lời dị nghị ban đầu, mỗi ngày, dù nắng hay mưa, bà Thư đều đặn tay cầm gậy, miệng ngậm còi, liên tục điều tiết luồng xe qua.
Bỏ qua những lời dị nghị ban đầu, mỗi ngày, dù nắng hay mưa, bà Thư đều đặn tay cầm gậy, miệng ngậm còi, liên tục điều tiết luồng xe qua.
Dù là người “ngoại đạo”, không mặc sắc phục, cũng không có phương tiện bảo hộ, còi và gậy đều tự trang bị nhưng với bà, công việc mà bản thân tự nguyện làm cũng như một nhiệm vụ. Thế nên, dù đang bận bịu bán hàng, nhưng cứ thấy tắc đường, bà Thư lại nhanh tay cầm còi và gậy ra đường phân luồng giao thông.
Dù là người “ngoại đạo”, không mặc sắc phục, cũng không có phương tiện bảo hộ, còi và gậy đều tự trang bị nhưng với bà, công việc mà bản thân tự nguyện làm cũng như một nhiệm vụ. Thế nên, dù đang bận bịu bán hàng, nhưng cứ thấy tắc đường, bà Thư lại nhanh tay cầm còi và gậy ra đường phân luồng giao thông.
Gần một năm điều tiết giao thông tại khu vực được xem là một trong những trọng điểm ùn tắc của Thủ đô, có những kỷ niệm khiến bà không thể quên. Người nào đi lấn làn, tạt ngang, tạt dọc đầu các xe khác, bà liền nhắc nhở để đi vào lề lối. Bà cho biết không ít lần nhiều người đã đi không đúng phần đường lại quay ra lớn tiếng nhưng vì người dân, vì những bệnh nhân tại viện bà vẫn quyết tâm bám trụ, cố gắng hết sức đảm bảo giao thông cho khu vực này.
Gần một năm điều tiết giao thông tại khu vực được xem là một trong những trọng điểm ùn tắc của Thủ đô, có những kỷ niệm khiến bà không thể quên. Người nào đi lấn làn, tạt ngang, tạt dọc đầu các xe khác, bà liền nhắc nhở để đi vào lề lối. Bà cho biết không ít lần nhiều người đã đi không đúng phần đường lại quay ra lớn tiếng nhưng vì người dân, vì những bệnh nhân tại viện bà vẫn quyết tâm bám trụ, cố gắng hết sức đảm bảo giao thông cho khu vực này.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.