Người phụ nữ bị bán sang Trung Quốc làm vợ với giá 25 triệu

Bị bán sang Trung Quốc làm vợ với giá 25 triệu đồng, L bị gả cho một gã đàn ông Trung Quốc nghèo sống trong sự hắt hủi và cô độc. 

Lấy chồng để phụ giúp cha mẹ
L là người phụ nữ bị bán sang Trung Quốc làm vợ. Cô sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo có 3 anh em. Do cuộc sống gia đình khó khăn, L sớm nghỉ học đi làm phụ giúp cha mẹ. L kể, học hết lớp 2 phải nghỉ học để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đến 15 tuổi, L quen biết và kết hôn với một thanh niên ở TX.Long Khánh.
Dù có vợ con nhưng chồng L không lo làm nên nhà ngày càng thiếu thốn, vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, đánh đập nhau. Do không chịu được, L ôm con về nhà cha mẹ đẻ. Chia tay chồng, một mình nuôi con nên L phải làm đủ mọi việc để kiếm tiền.
Nguoi phu nu bi ban sang Trung Quoc lam vo voi gia 25 trieu
 
Cuộc sống khó khăn, L gửi con cho cha mẹ chăm sóc để đến Bình Dương làm công nhân. Thời gian này, L được Linh - một người bạn của anh trai - giới thiệu lấy chồng Trung Quốc để có cơ hội đổi đời. Theo sự giới thiệu của Linh, người chồng Trung Quốc của L rất đàng hoàng và giàu có, anh ta sẽ cho gia đình L 25 triệu đồng nếu chịu lấy anh ta làm chồng.
L quyết định lấy chồng lần nữa để cha mẹ có thêm tiền trang trải cuộc sống, hàng tháng có tiền gửi về phụ giúp cha mẹ nuôi con. Linh cũng hứa hẹn, sau một tháng qua Trung Quốc, gia đình nhà chồng sẽ đưa L về Việt Nam làm thủ tục kết hôn.
Tháng 9.2014, Linh đưa L đến khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn). Tại đây, Linh giao L cho một phụ nữ tên Hoa làm thủ tục xuất cảnh rồi đưa L đi sâu vào nội địa Trung Quốc bằng xe đò. Sau 3 ngày, xe đò đến TP.Bằng Tường (Trung Quốc), bà Hoa giao L cho một người đàn ông hơn 40 tuổi và nói: “Đây là người chồng của con”. Lúc này, L phải giao hết giấy tờ tùy thân, rồi theo người đàn ông nọ lên xe khách tiếp tục hành trình 2 ngày về một vùng nông thôn hẻo lánh thuộc tỉnh An Huy (Trung Quốc).
Không bị hành hạ thể xác, nhưng mọi sinh hoạt của L đều bị người nhà chồng quản thúc. Chỉ cần không thấy mặt L 15 phút là họ đi tìm. Cuộc sống cứ như ở tù. L khóc nức nở: “Họ nói dối chứ về đó nghèo lắm, cũng không làm đám cưới, không cho em về Việt Nam như đã hứa. Họ không cho em đi đâu, thậm chí nhốt em vào phòng tối, cấm em sử dụng điện thoại gọi về Việt Nam. Chồng còn nói là “tao mua mày hàng chục ngàn tệ (100 tệ tương đương 350.000 đồng). Mày muốn về thì trả lại tiền cho tao”.
Khi đã mang thai với người chồng Trung Quốc, cuộc sống của L có phần tự do hơn. Gia đình chồng bắt đầu cho L đi chợ mua thức ăn. Thấy mình đã mang thai, L xin chồng cho về nước để sinh con. Tuy nhiên, mỗi lần nêu ý định này, L đều bị chồng gạt đi và đe dọa sẽ đánh chết nếu L bỏ về nước. Từ đây, L nuôi ý định bỏ trốn về Việt Nam.
Hành trình trốn thoát về quê
Ngoài việc bán đôi bông tai là quà cưới do nhà chồng tặng, mỗi ngày đi chợ, L lại âm thầm dành dụm một ít tiền lẻ để làm lộ phí về quê. Sau đó, L tìm cách gọi điện cho một người dì ở Bà Rịa - Vũng Tàu hỏi cách bỏ trốn. L giả vờ ngoan ngoãn nên về sau được chồng cho sử dụng điện thoại để tiện liên lạc. L đã kết nối liên lạc với gia đình, bạn bè bằng hệ thống Zalo, facebook... Sau nhiều tháng, L tích góp được 1.000 tệ (tương đương 3.500.000 đồng) và cô đã đăng tải lời cầu cứu cũng như gửi đơn cầu cứu về Việt Nam.
Tháng 6.2015, nhân lúc chồng đi làm xa, L dùng xe đạp điện nói là đi chợ nhưng thật ra là chạy đến bến xe Hợp Phì (tỉnh An Huy), bắt xe về Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc). Hôm đó, có một người đàn ông Việt Nam sống ở Trung Quốc giúp L chạy trốn, được họ nhờ người chở hàng mua vé xe và hướng dẫn lịch trình. Sau 3 ngày trốn thoát, L đến Nam Ninh, vào Tổng lãnh sự quán Việt Nam nhờ giúp đỡ. Tại đây, Tổng lãnh sự biết cô là nạn nhân của nạn buôn người nên đã đặc cách làm các thủ tục để L sớm được nhập cảnh về Việt Nam, đoàn tụ với gia đình.
Sau khi L về Định Quán, nhiều người dân cho biết, họ cũng có người thân đang làm dâu ở Trung Quốc và hiện không rõ tung tích ra sao. Đại diện ngành chức năng địa phương, xác nhận, trên địa bàn có nhiều cô gái khác là nạn nhân của các vụ buôn người. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, truy tìm tung tích người đã tổ chức, bán L ra nước ngoài.

Truy tìm hai thiếu nữ nghi bị bán sang Trung Quốc

(Kiến Thức) - Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, truy tìm tung tích 2 thiếu nữ quê ở Vĩnh Long và Đồng Tháp nghi bị dì ruột bán sang Trung Quốc.

Ngày 21/4, công an TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương đang phối hợp với công an 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp để điều tra, truy tìm tung tích 2 thiếu nữ nghi bị bán sang Trung Quốc.
Dì đưa cháu vào “bẫy” của bọn buôn người?

Bi kịch cô gái qua tay 4 người đàn ông nơi xứ người

Dính phải bọn buôn người, sau 30 năm biệt tích, 4 lần làm “vợ” 4 người đàn ông nghèo vùng miền núi Trung Quốc, Hằng đã về đến quê nhà.

“Uống xong chai nước tôi lịm đi, nhưng vẫn mơ màng thấy mình được 2 người đàn ông kéo xuống một con thuyền để sang bên kia biên giới. Tỉnh lại, tôi thấy mình và 3 cô gái nữa đang ở dưới một tầng hầm của ngôi nhà cũ kỹ và không còn thấy bóng dáng bà Chất đâu nữa. Linh tính mách bảo mình đã bị 2 người đàn bà kia lừa bán sang Trung Quốc, tôi khóc và suy sụp hẳn”, chị Hằng nghẹn ngào.

Vì những khó khăn trong cuộc sống, chị Trần Thị Hằng (SN 1969, trú tại xã Hồng Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị những kẻ buôn người lừa bán sang Trung Quốc với viễn cảnh một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi đợi chờ, cuối cùng cô đã được trở về quê hương như một phép nhiệm màu của tạo hóa.

Giấc mơ đổi đời

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hồng Sơn, huyện Quỳnh Lưu, cuộc sống gia đình Hằng luôn trong tình trạng chạy ăn từng bữa. Khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng trời lại phú cho cô vẻ đẹp mặn mà, dịu dàng và duyên dáng. Cô thôn nữ 15 tuổi với mái tóc dài đen óng, cặp mắt long lanh và đôi môi luôn tươi như hoa khiến bao trai làng say đắm, mơ ước lấy được cô về làm vợ.

Thế nhưng, đúng là “hồng nhan bạc phận”, cuộc đời cô đã rẽ sang một hướng khác với những thăng trầm, tủi nhục khi cô gặp bà Thi, bà Chất - hai kẻ chuyên buôn hàng chuyến từ chợ ra biên giới bán và kiêm luôn việc buôn bán người.

Bi kich co gái qua tay 4 nguòi dàn ong noi xu nguoi
 Chị Hằng bên người thân của mình ngày trở về quê hương.
Những lời tỉ tê, xu nịnh và viễn cảnh về một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ được chúng vẽ ra trước mắt Hằng và cô đã bị thuyết phục. Mùa đông năm 1984, không kịp thông báo với gia đình, cô cùng 3 người nữa lên một chiếc ôtô cùng bà Chất, bà Thi để đến một nơi có cuộc sống “sung sướng”. Xe chạy một mạch đến Móng Cái (Quảng Ninh), bà Chất phát cho mỗi người một suất cơm và chai nước suối. Ăn uống xong thì ai nấy lịm đi không biết gì nữa. “Uống xong chai nước tôi lịm đi, nhưng vẫn mơ màng thấy mình được 2 người đàn ông kéo xuống một con thuyền để sang bên kia biên giới. Tỉnh lại, tôi thấy mình và 3 cô gái nữa đang ở dưới tầng hầm của một ngôi nhà cũ kỹ và không còn thấy bóng dáng bà Chất đâu nữa. Linh tính mách bảo mình đã bị 2 người đàn bà kia lừa bán sang Trung Quốc, tôi khóc và suy sụp hẳn”, Hằng nghẹn ngào.

Và rồi ở bên xứ người, cô bị nhốt trong hầm chứa, đem ra rao bán như một món hàng ở chợ, rồi 4 lần làm vợ người khác, có người bằng tuổi bố mình.

Cuộc sống nơi địa ngục trần gian

Sau khi tỉnh dậy, Hằng mới biết mình đã bị bà Chất bán cho một phụ nữ người Trung Quốc tên Lệ Lệ chuyên kinh doanh mua bán dâm, nhà chứa. Đêm đầu tiên, cô bị nhốt vào một phòng tối với một gã đàn ông trần như nhộng, hắn lao tới cô như con thú đã đói mồi lâu ngày. Cô kiên quyết chống trả và rồi nhận một trận đòn thừa sống thiếu chết từ mụ Lệ Lệ. Sau đó, cô không phải phục vụ khách mà chỉ bưng bê, được ăn ngon, mặc đẹp. Thế nhưng, mỗi ngày cô phải chứng kiến những kiểu tra tấn rùng rợn của bọn nhà chứa khi các cô gái không chịu đi khách. Chúng nung que sắt bỏ vào đùi cho thịt cháy xèo xèo bốc mùi khét lẹt, trói ngược đổ nước xà phòng vào miệng, buộc túm hai ống quần lại rồi thả rắn cho chui vào “chỗ kín”. Nhìn cảnh ấy, Hằng cứ run lên cầm cập.

Rồi cô được mụ Lệ Lệ bán cho một gã đàn ông tên Vương An làm vợ. Về “nhà chồng”, cô khóc lóc suốt bởi cảnh tủi nhục, ê chề của mình. Đêm đó, cô phải quặn mình phục vụ gã “chồng” rồi lịm đi lúc nào không biết. Nhục nhã hơn, ngày hôm sau, có 3 người bạn của “chồng” đến chơi và thay nhau cưỡng hiếp cô. Đêm sau, lại 3 tên khác đến khiến cô lả người, kiệt sức. Cô ra sức chạy trốn khỏi nô lệ tình dục của những tên háo sắc kia nhưng cuối cùng lại rơi vào tay Lệ Lệ.

Về lại “nơi làm việc” cũ, cô phải kiệt sức phục vụ khách để thu lại tiền cho mụ Lệ Lệ. Cô trở thành cái máy hút tiền và được Lệ Lệ chiều chuộng, nịnh bợ. Có ngày, cô phục vụ đến 30 lượt khách. Thời gian sau, thấy cô ngoan ngoãn “làm việc”, Lệ Lệ nới lỏng giám sát. Một hôm, tối trời, cô bỏ trốn, chạy bán sống bán chết qua nhiều ngọn đồi rồi lạc vào một bãi tha ma. Khát quá, thấy cái huyệt vừa cải táng có nước, cô lê đến uống ừng ực rồi lịm đi. Cô tỉnh lại khi cơn đói hành hạ, trườn đến ngôi mộ mới, trên có bát cơm cúng cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Một thiếu phụ đi thăm mộ thấy cô sợ líu cả lưỡi, miệng ú ớ kêu “Ma… ma”. Nghe tiếng mẹ đẻ, cô bật khóc nức nở vì mừng. Thế nhưng, sau đó, chính thiếu phụ này đã bán cô cho một thanh niên tên Li Hao. Và cô lại phải cắn răng phục vụ 3 bố con nhà Li Hao. Đắng cay, nhục nhã, ý định chạy trốn lại trỗi dậy trong cô.

Cô lại trốn chạy và 2 lần rơi vào cạm bẫy của trò buôn người nơi xứ người, phải làm vợ một người đàn ông tên Vương Mỗ bằng tuổi bố mình, sinh được 2 gái, 1 trai, rồi bị bán cho một người đàn ông chừng 65 tuổi với 400 nhân dân tệ.

Ngày về cứ ngỡ là giấc mơ

Cuộc sống nơi đây tuy vất vả nhưng khá hoà đồng, cô được nhiều người quan tâm, giúp đỡ. Trong số đó, có bà tên Tâm (người Quảng Xương, Thanh Hoá) - bị bán sang đây lấy chồng Trung Quốc đổi tên là Hồng Hồng - mỗi năm thường về Việt Nam buôn bán 6, 7 lần. Khi nghe Hằng kể về cuộc đời mình, bà Tâm hứa lúc mang hàng về Việt sẽ cho theo, chồng Hồng Hồng cũng nhất trí cho Hằng theo về thăm quê và cung cấp tiền phí. Sau nhiều lần tìm kiếm từ những thông tin mù mờ mà Hằng cung cấp, bà Tâm đã tìm được gia đình cô ở xã Hồng Nguyên, huyện Quỳnh Lưu.

Ngày về, cô như chết lặng khi biết tin bố mình do quá thương nhớ con gái đã qua đời vì bạo bệnh cách đây 10 năm, thắp nén hương lên bàn thờ người cha, cô khóc trong đau đớn: “Con về rồi, bố tha lỗi cho con. Con gái bất hiếu để bố mẹ các anh phải lo lắng nhiều”. Gia đình hiện tại của Hằng còn 2 em trai, 1 anh trai và 3 em gái. Thương bố mẹ già bao nhiêu, cô càng căm phận những kẻ đã bán mình sang xứ người gấp vạn lần hơn thế. Cô quyết tâm vạch mặt tố cáo hành động đê hèn, vô nhân tính của những kẻ đó ra trước pháp luật. Tuy nhiên, chúng đều đã chết do bị đánh trong một vụ móc túi ở chợ Giát.

Cuộc hội ngộ của người anh, người chị và người em sau gần 30 năm lưu lạc thấm đẫm nước mắt. Anh chị của Hằng giờ tóc đã điểm màu mun, những nét nhăn bắt đầu hằn trên khuôn mặt hao gầy vì chờ đợi. Ngần ấy năm, tưởng như cô đã ra đi vĩnh viễn nhưng thật không ngờ cuộc đời vẫn còn những điều kỳ diệu. Sau gần 30 năm biệt tích, 4 lần làm “vợ” 4 người đàn ông nghèo vùng miền núi Trung Quốc, Hằng đã về đến quê nhà đoàn tụ với gia đình trong niềm vui vô tận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới