Người di cư bị thiêu chết nơi đất khách quê người

(VietnamDaily) - Ba người đàn ông Libya đã bị bắt giữ vì tình nghi thiêu chết một lao động nhập cư người Nigeria ở Tripoli.

Theo Reuters, một lao động nhập cư Nigeria bị thiêu chết ở Tripoli hôm 6/10. Bộ Nội vụ Libya cho biết, 3 người đàn ông nước này đã bị bắt giữ vì tình nghi tấn công và sát hại người di cư này.
Nhân chứng cho biết, các nghi phạm đã xông vào nhà máy nơi nạn nhân đang làm việc rồi phóng hỏa, thiêu sống anh ấy. Liên Hợp Quốc mô tả cái chết của lao động nhập cư này là "một tội ác vô nhân tính" tại Libya.
Bi kich nguoi di cu bi thieu chet noi dat khach que nguoi
Những người di cư tại một trại tị nạn ở Libya hồi tháng 1/2018. Ảnh: MEM.  
"Chúng tôi bàng hoàng trước việc 3 người đàn ông giết một công nhân nhập cư ở Tripoli, Libya, ngày 6/10. Người thanh niên đã bị thiêu sống. Đây lại là một tội ác vô nhân tính nữa đối với người di cư tại Libya. Những kẻ gây án sẽ phải chịu trách nhiệm", Federico Soda, người đứng đầu phái bộ của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) tại Libya, viết trên Twitter.
Được biết, có hơn nửa triệu người di cư ở Libya. Nhiều người trong số họ đã làm việc tại Libya trước khi quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm 2011. Một số di dân khác đi qua Libya để tìm đường đến Châu Âu.
IOM và Liên Hợp Quốc từng nhiều lần nói rằng không nên xếp Libya là nơi an toàn cho người di cư.

Mời độc giả xem thêm video: Biên giới Mexico - Guatemala quá tải vì người di cư (Nguồn video: VTV)

Theo một báo cáo được Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố vào tháng trước, hàng chục nghìn người tị nạn và di cư ở Libya bị "mắc kẹt" với rất ít hoặc không có hy vọng tìm được các con đường an toàn và hợp pháp (tới Châu Âu). Hàng nghìn người mạo hiểm tính mạng vượt biển đến Châu Âu trong năm nay, và hàng trăm người đã bị chết đuối.
Vào tháng 7 vừa qua, 3 người di cư từ Sudan bị bắn chết khi cố trốn khỏi nơi giam giữ ở Khums, Libya. Vào tháng 5, khoảng 30 người di cư, chủ yếu là người Bangladesh, cũng bị bắn chết tai một thị trấn sa mạc phía nam sau khi bị một băng đảng địa phương bắt cóc.

Ai dám tố giác thủ trưởng của mình để cấp dưới uống rượu?

Cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm ép uống rượu, cấm “tiểu bậy”… là những quy định góp phần xây dựng xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, ngăn chặn hoặc xử phạt những vi phạm này không dễ, từ thực trạng thiếu lực lượng chuyên trách đến thiếu cơ chế thực hiện.

Thiếu cơ chế

Sáng 6/10, một người đàn ông phóng xe lên bãi cỏ cạnh hồ Thiền Quang, Hà Nội, chọn một gốc cây rồi vô tư “xả van” bất chấp mọi người qua lại. Theo Nghị định 155/2016 của Chính phủ, hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định tại nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng; gạt tàn, vứt bỏ đầu mẩu thuốc lá không đúng chỗ bị phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng… Hỏi về quy định này, một phụ nữ quản lý nhà vệ sinh công cộng cạnh hồ Thiền Quang nói: “Ở đây ngày nào chả có người đi vệ sinh bừa bãi, thậm chí họ còn “đi” ngay cạnh nhà vệ sinh này nhưng chưa thấy ai bị phạt. Còn việc hút thuốc lá quanh đây thì nhiều vô kể”.

Cận cảnh tàu metro số 1 về tới Sài Gòn

(Vietnamdaily) - Tàu metro số 1 vừa cập cảng Khánh Hội (TP HCM), sau đó sẽ được vận chuyển bằng xe siêu trường, siêu trọng về quận 9.

Đây là 3 toa thuộc đoàn tàu đầu tiên trong số 51 toa của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) về đến TP HCM sau hơn một tuần rời cảng Kasado (Nhật Bản). Quá trình vận chuyển bằng đường biển do công ty Mitsui O.S.K. Kinkai, Ltd - nhà thầu phụ dự án đảm nhận.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc cảng Sài Gòn cho biết tàu Bayani của Philippines dài 120m có mặt tại vùng biển thuộc tỉnh Vũng Tàu vào lúc 3h nay, đến hiện tại đã cập cảng Khánh Hội. Dự kiến mất một ngày để đưa các toa tàu xuống mặt đất.

Tin mới