Người đầu tiên xưng đế, đánh hổ dữ báo thù cho mẹ là ai?

Mai Thúc Loan (? – 722) là vị vua đầu tiên của nước ta xưng đế (Mai Hắc Đế - vua đen họ Mai), sánh ngang hoàng đế nhà Đường bấy giờ.

Mai Thúc Loan là vị vua người Việt thời Bắc thuộc, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8.
Theo sách "Việt điện U linh", Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Năm ông 10 tuổi mẹ vào rừng kiếm củi, bị hổ vồ. Mai Thúc Loan đã tập hợp dân làng, tìm giết hổ dữ báo thù cho mẹ. Ít lâu sau bố cũng qua đời, ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi đô vật, học rất giỏi và có chí lớn.
Nguoi dau tien xung de, danh ho du bao thu cho me la ai?
Mai Thúc Loan là vị vua đầu tiên của nước ta xưng đế 
Theo các nhà sử học, khoảng năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân ở Nam Đàn, Nghệ An, nổi dậy chống lại nhà Đường đô hộ. Khi quân Đường bị đuổi về nước, ông gây dựng nền độc lập, xây dựng kinh đô Vạn An ở xã Vân Diên, thị trấn Nam Đàn, Nghệ An hiện nay.
Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà Đường là Quang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự được, phải bỏ thành chạy về nước. Sau đó, để đàn áp khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, nhà Đường cử Dương Tư Húc và Quang Sở Khách mang 100.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau nhiều trận huyết chiến, kinh đô Vạn An thất thủ, Mai Thúc Loan rút quân vào rừng rồi ốm chết.
Sau khi Mai Thúc Loan qua đời, con trai Mai Thúc Huy tiếp tục sự nghiệp của cha, lấy hiệu là Mai Thiếu Đế. Sau khi Mai Thiếu Đế tử trận, con thứ 3 của Mai Thúc Loan là Mai Kỳ Sơn lên ngôi vua ở An Hải, huyện An Lão, Hải Phòng, tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến chống giặc Đường ở miền Bắc. Do có mái tóc bạc bẩm sinh, ông được nhân dân gọi là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc). Về sau, ông bị trúng tên độc chết (có nguồn ghi tự tử).
“Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung”.
Đó là 2 câu trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được ghi ở đền thờ Mai Thúc Loan (Nam Đàn, Nghệ An). Tương truyền, cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan bắt nguồn từ sự tích nhà Đường bắt nhân dân ta gánh quả vải sang cống.

Hoàng đế chấp nhận bị “cắm sừng” vì “sợ vợ hơn... cọp“

(Kiến Thức) - Đường Trung Tông Lý Hiển nổi tiếng lịch sử là vị vua bất tài và sợ vợ. Hoàng hậu của Lý Hiển là Vi Hậu. Không chỉ ngang tàn, sa đọa, Vi Hậu còn thông dâm với 3 người trong hậu cung. Dù biết bị "cắm sừng" nhưng vị hoàng đế sợ vợ này không trừng phạt Vi Hậu.

Hoang de chap nhan bi
 Được người đời nhớ đến là một hoàng đế sợ vợ một cách nhu nhược, Đường Trung Tông Lý Hiển (656 - 710) khiến hậu thế không khỏi bàng hoàng bởi đưa ra những quyết định không giống bậc quân vương nào.

Nguyên nhân sâu xa khiến Tào Tháo không thể xưng đế

Để mất nhân tài này chính là 1 trong những nguyên nhân khiến Tào Tháo cả đời không thể xưng đế.

 Sau khi Tào Tháo bình định Viên Thiệu, triều đình Đông Hán dần dần hình thành 2 phe: Hán thần (những người trung thành với Hán thất) và Ngụy thần (những người chỉ ủng hộ Tào Tháo).

Đọc nhiều nhất

Tin mới