Nguyên nhân sâu xa khiến Tào Tháo không thể xưng đế

Để mất nhân tài này chính là 1 trong những nguyên nhân khiến Tào Tháo cả đời không thể xưng đế.

 Sau khi Tào Tháo bình định Viên Thiệu, triều đình Đông Hán dần dần hình thành 2 phe: Hán thần (những người trung thành với Hán thất) và Ngụy thần (những người chỉ ủng hộ Tào Tháo).
Nhiều thuộc hạ thân tín của Tào Tháo trở thành Ngụy thần với mong muốn sẽ là khai quốc công thần khi ông xưng đế.
Về phần Tuân Úc, mặc dù là một nhân vật cốt cán trong hàng ngũ của tập đoàn chính trị Tào Ngụy từ những ngày đầu, thế nhưng thay vì làm một Ngụy thần, thế nhưng ông lại lựa chọn trở thành một trung thần của nhà Hán.
Từ sau khi thế lực của Tào Tháo càng lúc càng trở nên lớn mạnh, Hán Hiến Đế cũng như tôn thất nhà Hán dần trở nên không có quyền hành.
Nguyen nhan sau xa khien Tao Thao khong the xung de
Ảnh minh họa. 
Năm 212, Tào Tháo khi ấy đã làm tới chức Thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng vẫn có mưu đồ muốn thăng lên tước Công, được ban Cửu tích, lấy Ký Châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ nhà Hán.
Trước dự tính này, ông đã cho mưu sĩ Đổng Chiêu đi dò ý Tuân Úc. Tuy nhiên Tuân Úc không đồng tình và cho rằng:
"Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công".
Mặc dù sau đó Tào Tháo đã tạm hoãn kế hoạch nói trên, thế nhưng vị quân chủ ấy vẫn âm thầm đem lòng bất mãn đối với Tuân Úc.
Cái chết bí ẩn của Tuân Úc
Tào Tháo và Tuân Úc xảy ra mâu thuẫn do việc xưng hiệu. Tuân Úc cho rằng mình dành nhiều năm theo đuổi sự nghiệp, giúp Tào Tháo vì thấy Tào Tháo là anh hùng dẹp loạn để giúp nhà Hán, chứ không phải vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo.
Cụ thể, năm 212, Tào Tháo đã làm thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng muốn thăng lên tước công, được gia phong Cửu tích và lấy Ký châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ nhà Hán. Tào Tháo sai mưu sĩ Đổng Chiêu đi bàn kín việc này với Tuân Úc, vì ông là tham mưu số một của Tào Tháo và địa vị, uy tín lớn trong triều đình nhà Hán.
Tuy nhiên, Tuân Úc không đồng tình. Ông nói với Đổng Chiêu: “Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công”.
Theo ý kiến của các sử gia, Đổng Chiêu theo lệnh của Tào Tháo đến thăm dò ý kiến của Tuân Úc về việc này là muốn nhờ ông đứng ra mở đường dư luận cho Tháo tiến phong. Nhưng Tuân Úc lại cố ý không biết rằng đó là bản ý của Tào Tháo mà chỉ là ý của riêng Đổng Chiêu. Ông muốn qua Đổng Chiêu chuyển đến Tào Tháo ý kiến của mình đồng thời ngăn ý định trợ giúp Tào Tháo xưng hiệu của Đổng Chiêu.
Cũng vì sự việc này mà Tào Tháo dù rất bực Tuân Úc nhưng cũng phải tạm hoãn lại việc xưng. Và kể từ đó, Tháo không còn coi Úc là “tay chân” thân tín của mình như xưa nữa. Bằng chứng là Năm 212, trước khi nam chinh đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu, Tào Tháo không để Tuân Úc trấn thủ Hứa Xương nữa mà dâng biểu lên Hán Hiến Đế lệnh Úc ra lĩnh quân ở huyện Tiêu.
Cho tới nay, có hai hướng lý giải về cái chết bí ẩn của Tuân Úc. Sử gia Trần Thọ trong Tam Quốc chí chép Tuân Úc vì quá lo lắng mà chết. Tôn Thịnh trong Ngụy thị xuân thu lại cho rằng: Tào Tháo gửi hộp thức ăn cho Tuân Úc nhưng khi ông mở ra thì trong hộp không có gì; Tuân Úc cho rằng Tào Tháo muốn giết mình bèn tự sát. Tam Quốc diễn Nghĩa của La Quán Trung cũng dùng “thuyết của Tôn Thịnh” để miêu tả về cái chết của Tuân Úc.

Phát hiện gây sốc trong lăng mộ chứa thi hài Tào Tháo

(Kiến Thức) - Các nhà khảo cổ cho hay đã phát hiện lăng mộ ở Hà Nam, Trung Quốc chứa hài cốt một nam giới. Thông qua các kiểm tra, các chuyên gia kết luận bộ hài cốt này thuộc về Tào Tháo - một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Mail Online, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy hài cốt của Tào Tháo trong lăng mộ 1.800 tuổi ở Hà Nam, Trung Quốc.
Theo Mail Online, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy hài cốt của Tào Tháo trong lăng mộ 1.800 tuổi ở Hà Nam, Trung Quốc. 

11 câu nói nổi tiếng của Tào Tháo muôn đời giá trị

Từ xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận tài năng và sự mưu lược của Tào Tháo với những tư tưởng đúc kết vô cùng giá trị để lại cho đời sau.

Những câu nói nổi tiếng của Tào Tháo từng là 'kim chỉ nam' cho giúp ông đạt được những thành công lớn trong cuộc đời mình, đồng thời cũng khiến đời sau đáng để suy ngẫm. 1. 'Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta'. 'Người không vì mình trời chu đất diệt', đây dường như chính là triết lý sống cả đời của Tào Tháo. Chính sự đa nghi khiến ông không thể tin vào bất kỳ ai ngoài bản thân mình. Với Tào Tháo, bất kỳ ai bên cạnh cũng đều có thể quay lưng, 'trở mặt' với mình, nên ông càng sống ngờ vực và nắm thế chủ động trong mọi việc. Câu nói này nhắc nhở chúng ta đừng quá tin người mà hãy sống có chút đề phòng, hoài nghi để đề phòng người khác lừa gạt, phản bội.
Những câu nói nổi tiếng của Tào Tháo từng là 'kim chỉ nam' cho giúp ông đạt được những thành công lớn trong cuộc đời mình, đồng thời cũng khiến đời sau đáng để suy ngẫm. 1. 'Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta'. 'Người không vì mình trời chu đất diệt', đây dường như chính là triết lý sống cả đời của Tào Tháo. Chính sự đa nghi khiến ông không thể tin vào bất kỳ ai ngoài bản thân mình. Với Tào Tháo, bất kỳ ai bên cạnh cũng đều có thể quay lưng, 'trở mặt' với mình, nên ông càng sống ngờ vực và nắm thế chủ động trong mọi việc. Câu nói này nhắc nhở chúng ta đừng quá tin người mà hãy sống có chút đề phòng, hoài nghi để đề phòng người khác lừa gạt, phản bội. 
2. 'Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược'. Câu nói này dạy chúng ta rằng, con người phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, cũng tuyệt đối không phủ nhận những gì mình đã làm được.
 2. 'Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược'. Câu nói này dạy chúng ta rằng, con người phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, cũng tuyệt đối không phủ nhận những gì mình đã làm được.
3. 'Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?' Ở đây, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết 'ruột gan' của mình cho người khác biết để họ thấu rõ tâm can của mình. Người thông minh là những người biết giấu đi những điều cần giấu.
 3. 'Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?' Ở đây, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết 'ruột gan' của mình cho người khác biết để họ thấu rõ tâm can của mình. Người thông minh là những người biết giấu đi những điều cần giấu.
4. 'Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia': Câu khẳng định này thức tỉnh những người binh lính không được ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng chết vì thất bại. Hãy rút ra bài học từ những chiến thắng và thất bại để có những bước đi khôn ngoan hơn.
 4. 'Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia': Câu khẳng định này thức tỉnh những người binh lính không được ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng chết vì thất bại. Hãy rút ra bài học từ những chiến thắng và thất bại để có những bước đi khôn ngoan hơn.
5. 'Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương': Hãy học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lý trí quá nhiều, vì điều đó sẽ làm hỏng việc lớn.
5. 'Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương': Hãy học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lý trí quá nhiều, vì điều đó sẽ làm hỏng việc lớn. 
6. 'Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin': Nổi tiếng là một nhà chính trị - quân sự rất giỏi trong việc dùng người, đây chính là một trong những thuật dùng người giúp Tào Tháo thành công trong sự nghiệp của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải có lòng tin. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người, thậm chí có thể quyết định kết quả thắng hay bại.
 6. 'Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin': Nổi tiếng là một nhà chính trị - quân sự rất giỏi trong việc dùng người, đây chính là một trong những thuật dùng người giúp Tào Tháo thành công trong sự nghiệp của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải có lòng tin. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người, thậm chí có thể quyết định kết quả thắng hay bại.
7. 'Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công': Đối với Tào Tháo, phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lý chung của con người. Vậy nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi vì chỉ có vượt qua được nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì mới có thể nắm chắc chiến thắng trong tay.
 7. 'Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công': Đối với Tào Tháo, phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lý chung của con người. Vậy nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi vì chỉ có vượt qua được nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì mới có thể nắm chắc chiến thắng trong tay.
8. 'Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú': Câu nói này hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.
 8. 'Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú': Câu nói này hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.
9. 'Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai': Đối với Tào Tháo, nhận sai chính là nhu nhược, vì thế không được nhận mình sai về những điều mình đã làm. Nhưng bên cạnh đó, bản thân phải luôn biết điều gì khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và sửa sai để không đi vào vết xe đổ lần nữa.
 9. 'Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai': Đối với Tào Tháo, nhận sai chính là nhu nhược, vì thế không được nhận mình sai về những điều mình đã làm. Nhưng bên cạnh đó, bản thân phải luôn biết điều gì khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và sửa sai để không đi vào vết xe đổ lần nữa.
10. 'Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp': Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà phải điềm tĩnh, cẩn trọng. Có như vậy mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.
 10. 'Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp': Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà phải điềm tĩnh, cẩn trọng. Có như vậy mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.
11. 'Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh': Nếu không có cảm giác tức giận, thì nhiệt tâm và trí tuệ cũng trở nên thờ ơ, chẳng quan tâm đến điều gì nữa. Nếu không có oán hận, thì sẽ chẳng còn cố gắng trau dồi thêm sức mạnh chiến đấu và sức mạnh sẽ giảm bớt. Ở đây, Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người có vai trò to lớn trong khi hành sự.
 11. 'Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh': Nếu không có cảm giác tức giận, thì nhiệt tâm và trí tuệ cũng trở nên thờ ơ, chẳng quan tâm đến điều gì nữa. Nếu không có oán hận, thì sẽ chẳng còn cố gắng trau dồi thêm sức mạnh chiến đấu và sức mạnh sẽ giảm bớt. Ở đây, Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người có vai trò to lớn trong khi hành sự. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới