Người đàn ông 'bí ẩn' vắng mặt ở phiên xử vụ Trần Bắc Hà

Hôm nay (26/10), TAND TP Hà Nội đưa vụ Trần Bắc Hà ra xét xử. Phiên tòa vắng mặt nhiều nhân chứng, cá nhân, đại diện các công ty.

Hôm nay (26/10), TAND TP Hà Nội đưa vụ Trần Bắc Hà ra xét xử. Phiên tòa vắng mặt nhiều nhân chứng, cá nhân, đại diện công ty.

Một số cá nhân vắng mặt, ủy quyền cho người đại diện. Một số người tham gia tố tụng vắng mặt, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt.

Nguoi dan ong 'bi an' vang mat o phien xu vu Tran Bac Ha

Bị cáo được dẫn giải đến tòa

Luật sư Trần Minh Hải, người bào chữa cho bị cáo Trần Lục Lang (cựu Phó TGĐ Ngân hàng BIDV) nộp thêm tài liệu liên quan.

Luật sư Hải cho hay, đã từng gửi văn bản đề nghị phía BIDV thu thập thêm chứng cứ.

BIDV có văn bản phúc đáp, theo luật sư đây là tài liệu quan trọng, vì có nhiều thông tin cần xem xét tại tòa như: Công ty Bình Hà đã tái cơ cấu, đã hoạt động trở lại, đã có những khoản tiền đầu tiên đem lại kết quả, có tiền chuyển về tài khoản BIDV.

Theo luật sư, điều này cho thấy, đây là thông tin mới và những thông tin này tác động đến qúa trình giải quyết vụ án. 

Nguoi dan ong 'bi an' vang mat o phien xu vu Tran Bac Ha-Hinh-2

Bị cáo được dẫn giải đến tòa

Đại diện VKS cho rằng, đã triệu tập nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng tại tòa vắng mặt một số.

Những người này vắng mặt, nhưng họ đã có đầy đủ lời khai tại CQĐT, nên việc vắng mặt không ảnh hưởng đến việc xét xử, đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử. Trường hợp cần thiết sẽ triệu tập sau.

Người đàn ông "bí ẩn"

Được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ông Nguyễn Gia Thiều (Chủ tịch HĐQT Công ty Bình Hà thời điểm xảy ra vụ án) vắng mặt.

Cáo trạng cho rằng, tổng dư nợ của Công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỷ đồng.

Nguoi dan ong 'bi an' vang mat o phien xu vu Tran Bac Ha-Hinh-3

Bị cáo được dẫn giải đến tòa

Ông Thiều từng khai, ông có quan hệ với con trai ông Trần Bắc Hà là Trần Duy Tùng vào khoảng đầu quý II năm 2015. Tùng liên lạc, giao cho ông Thiều giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Bình Hà để thực hiện dự án.

Đinh Văn Dũng làm TGĐ và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Bình Hà. Mọi hoạt động của công ty đều do Dũng và Tùng thống nhất quyết định.

Trong trường hợp cần thiết, cần lấy ý kiến cao hơn thì Dũng chủ động gọi điện xin ý kiến ông Trần Bắc Hà.

Sau đó Dũng hợp thức hóa bằng biên bản họp HĐQT, rồi điện thoại gửi biên bản cho các cổ đông ký để hoàn thiện thủ tục. HĐQT của công ty không tổ chức họp và quyết định các nội dung liên quan.

Đến tháng 10/2016, do Dũng thâu tóm điều hành mọi hoạt động của công ty, có dấu hiệu không minh bạch, một vài nhà thầu ký hợp đồng thi công không quyết toán được khối lượng công việc nên Tùng chính thức tham gia và quyết định mọi hoạt động của công ty và cử Trần Anh Quang giữ chức TGĐ thay thế Đinh Văn Dũng.

Quang không đồng ý quyết toán các nội dung công việc do Dũng thực hiện, nên Tùng bổ nhiệm lại Dũng làm TGĐ để hoàn tất việc quyết toán.

Công ty Bình Hà tổ chức bán bò ban đầu do ông Dũng phụ trách. Sau này khi hoạt động bán bò mở rộng, Trần Duy Tùng chỉ đạo Quang tham gia cùng Dũng và Quang nằm ở ngoài Hà Nội thực hiện việc bán bò, thông qua công ty môi giới là Công ty Vĩnh Phát và Công ty Hantechco.

Việc thu tiền bán bò chỉ có Dũng, Quang điều hành và nhận tiền từ công ty môi giới và các lò mổ. Dũng, Quang dùng tiền bán bò thế nào do hai người này quyết định, theo chỉ đạo và thống nhất với Trần Duy Tùng.

Vẫn theo lời khai của ông Thiều, khoảng cuối năm 2016, con trai ông Trần Bắc Hà có điện thoại cho ông Thiều chỉ đạo ông liên hệ với ông Lâm Tăng Khoát nhận giúp 50.000 USD tại Hà Nội.

Số tiền này, ông Thiều đã bàn giao cho Tùng sau đó 1 ngày, rồi cùng Tùng đi tiếp các đối tác nước ngoài. Ông Thiều không biết về nguồn tiền này.

Sau này ông Khoát đòi lại tiền thì Tùng nói đã chỉ đạo Công ty Bình Hà hạch toán vào công ty, còn hạch toán thế nào ông Thiều không hay.

Liên quan đến số tiền 450 triệu đồng mà Công ty Vĩnh Phát chuyển cho lái xe Nguyễn Minh Phong, ông Thiều khẳng định không biết và không liên quan. Việc này Phong làm theo chỉ đạo của ông Đinh Văn Dũng hoặc Trần Anh Quang.

Ngày 15/1, hạn chót để ông Trần Bắc Hà phải có mặt tại tòa

Liên quan đến việc triệu tập hai lãnh đạo của BIDV là ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, sáng 13/1, đại diện VKS một lần nữa đề nghị làm rõ tình trạng của hai người này.

TAND TP HCM chủ yếu xoay quanh số tiền 4.700 tỉ đồng mà Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tăng vốn điều lệ VNCB.
Ngày 15/1, tiếp tục phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (Nguồn: Internet).
Ngày 15/1, tiếp tục phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (Nguồn: Internet). 

Vụ Phạm Công Danh: Không đủ căn cứ xử lý hình sự ông Trần Bắc Hà

(Kiến Thức) - Theo kết quả điều tra bổ sung đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, chưa thấy tài liệu hay chứng cứ, lời khai nào thể hiện ông Trần Bắc Hà hưởng lợi từ việc cho 12 công ty "ma" của Danh vay.

Chiều ngay hôm qua (21/6), TAND TP HCM đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, cáo trạng vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và một loạt các ngân hàng lớn khác gây thiệt hại 6.100 tỷ đồng sau một thời gian điều tra bổ sung.
Trước đó, tháng 1/2018, TAND TP HCM đã đưa vụ án này ra xét xử nhưng tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tới ngày 20/3, VKSND Tối cao ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.