Ngày 15/1, hạn chót để ông Trần Bắc Hà phải có mặt tại tòa

Liên quan đến việc triệu tập hai lãnh đạo của BIDV là ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, sáng 13/1, đại diện VKS một lần nữa đề nghị làm rõ tình trạng của hai người này.

Ngày 15/1, hạn chót để ông Trần Bắc Hà phải có mặt tại tòa
TAND TP HCM chủ yếu xoay quanh số tiền 4.700 tỉ đồng mà Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tăng vốn điều lệ VNCB.
Ngày 15/1, tiếp tục phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (Nguồn: Internet).
Ngày 15/1, tiếp tục phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (Nguồn: Internet). 
Để làm rõ số tiền này, đại diện VKSND TP HCM đã nhiều lần yêu cầu HĐXX phải triệu tập bằng được ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban Rủi ro BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó Tổng Giám đốc BIDV) cùng nhiều nhân vật chủ chốt khác để vụ án được xét xử một cách khách quan, công bằng.
Theo đại diện VKSND, mặc dù ông Trần Bắc Hà có nộp hồ sơ bệnh án cho HĐXX tuy nhiên nghi ngờ việc ông này liệu đã xuất cảnh đi Singapore hay chưa? Chính vì vậy, đề nghị HĐXX phải xác minh ở Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hồng Dân (ngụ TP HCM), người được ông Trần Bắc Hà ủy quyền làm đại diện tham gia tố tụng, đến tòa nộp một số hồ sơ. Đồng thời, ông Dân thông báo nộp bản sao hộ chiếu nhằm chứng minh ông Hà đã đến Singapore điều trị ung thư gan.
Đối với ông Trần Lục Lang, theo VKS, ông Lang không có bệnh án, chỉ có sổ khám bệnh của Bệnh viện Nhân dân Gia định và đơn thuốc ghi ngày 6/1. Sổ khám bệnh ghi ông Lang bị tiền đình, chỉ định khám sau 3 ngày, tức là tái khám vào ngày 9/1.
Với những đề nghị của VKS, chủ toạ Phạm Lương Toản cho biết HĐXX đã cho triệu tập lại hai người này. Nội dung triệu tập là yêu cầu ông Trần Bắc Hà và ông Trần Lục Lang có mặt vào sáng thứ 2 ngày 15/1, để làm rõ hành vi. “Trong trường hợp hai người này không đến, VKS có thể sử dụng lời khai tại cơ quan điều tra”, chủ toạ nói.
Giải trình với Cơ quan điều tra, ông Trần Bắc Hà cho rằng việc cho 12 công ty vay vốn là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nên ông đã phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng.
Ông Trần Bắc Hà cũng thừa nhận, BIDV đã có một số thiếu sót như chưa kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng trong hồ sơ vay vốn, không lập phiếu đánh giá khách hàng về tình hình tài chính, nhưng các bộ phận liên quan đã rút kinh nghiệm.
Tại tòa, các cấp dưới của ông Trần Bắc Hà khi trình bày về số tiền 4.700 tỷ đồng BIDV cho 12 công ty sân sau của Phạm Công Danh vay, cũng cho rằng việc cho vay là đúng trình tự, thủ tục, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số sai sót. Khoản vay này đã tất toán, BIDV không bị thiệt hại.
Trước phiên xử, ông Trần Bắc Hà được TAND TP.HCM triệu tập đến phiên toà xét xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh với hai tư cách: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng./.

Đằng sau cú sốc thổi bay 2 tỉ USD chứng khoán

Nhiều ý kiến đề nghị cơ quan điều tra cần vào cuộc để làm rõ liệu có kẻ tung tin đồn thất thiệt hay không, động cơ phía sau việc tung tin thất thiệt như ông Trần Bắc Hà bị bắt.... là gì?

Đằng sau cú sốc thổi bay 2 tỉ USD chứng khoán
Dang sau cu soc thoi bay 2 ti USD chung khoan
Tin đồn cựu chủ tịch của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà bị bắt khiến giá cổ phiếu của BIDV tuột dốc vào ngày 9/8 vừa qua.
Khi mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về thông tin cựu chủ tịch của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà bị bắt, giá cổ phiếu của BIDV nói riêng và của nhóm ngành ngân hàng nói chung đều chịu tác động mạnh.

Có thể dẫn giải ông Trần Bắc Hà tới phiên tòa Phạm Công Danh?

(Kiến Thức) - “Nếu người làm chứng không đến thì tòa có thể ra quyết định dẫn giải”, một nguyên thẩm phán cho biết trước thông tin ông Trần Bắc Hà vắng mặt phiên xử Phạm Công Danh.

Có thể dẫn giải ông Trần Bắc Hà tới phiên tòa Phạm Công Danh?
Sáng nay 9/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Buổi làm việc sáng nay, đại diện VKSND tiến hành đọc bản cáo trạng vụ án, tuy nhiên vẫn yêu cầu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng phải có mặt tại Tòa.

Bị ung thư gan, ông Trần Bắc Hà vắng mặt phiên xử Trầm Bê

(Kiến Thức) - Việc ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV liên tục vắng mặt trong 2 ngày xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê do đang điều trị bệnh ung thư gan. 

Bị ung thư gan, ông Trần Bắc Hà vắng mặt phiên xử Trầm Bê

14h chiều nay (9/1), phiên tòa sơ thẩm xét xử Trầm Bê, Phạm Công Danh và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại ngân hàng VNCB, BIDV, Sacombank...gây thiệt hại khổng lồ tiếp tục làm việc.

Ngay khi bước vào phiên làm việc, thẩm phán Phạm Lương Toản đã thông tin về lý do xin vắng mặt của ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Hội sở chính của BIDV và bà Hứa Thị Phấn - nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín và một số lãnh đạo ngân hàng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.