Người dân  Huế giao nộp 2 cá thể động vật: Toàn loài quý hiếm!

Người dân Huế giao nộp 2 cá thể động vật: Toàn loài quý hiếm!

Một người dân ở Thừa Thiên Huế đã giao nộp 2 cá thể động vật cho Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông. Đó là cá thể khỉ mặt đỏ và cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung. Đây đều là loài động vật hoang dã quý hiếm.

Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) thông báo cơ quan này đã tiếp nhận 2  cá thể động vật hoang dã quý hiếm. Anh Trương Triển, trú thôn 1, xã Hương Lộc, huyện Nam Đông tự nguyện giao nộp 2 cá thể này.
Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) thông báo cơ quan này đã tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý hiếm. Anh Trương Triển, trú thôn 1, xã Hương Lộc, huyện Nam Đông tự nguyện giao nộp 2 cá thể này.
Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông tiến hành kiểm tra sức khỏe, chăm cá thể khỉ mặt đỏ nặng 6 kg và cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung nặng 50g. Sau đó, cơ quan này sẽ lên kế hoạch tái thả chúng về môi trường tự nhiên.
Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông tiến hành kiểm tra sức khỏe, chăm cá thể khỉ mặt đỏ nặng 6 kg và cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung nặng 50g. Sau đó, cơ quan này sẽ lên kế hoạch tái thả chúng về môi trường tự nhiên.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Đây là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II B, quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các hành vi săn bắt, nuôi nhốt trái phép bị bắt quả tang sẽ bị xử lý hình sự.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Đây là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II B, quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các hành vi săn bắt, nuôi nhốt trái phép bị bắt quả tang sẽ bị xử lý hình sự.
Không chỉ có có tên trong Sách đỏ Việt Nam, loài khỉ mặt đỏ còn được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997.
Không chỉ có có tên trong Sách đỏ Việt Nam, loài khỉ mặt đỏ còn được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997.
Thuộc họ khỉ Cercopithecidae, khỉ mặt đỏ sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Loài động vật hoang dã này có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt và bụng dưới có có màu đỏ. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.
Thuộc họ khỉ Cercopithecidae, khỉ mặt đỏ sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Loài động vật hoang dã này có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt và bụng dưới có có màu đỏ. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.
Trong khi đó, rùa hộp trán vàng miền Trung có tên khoa học là Cuora bourreti.
Trong khi đó, rùa hộp trán vàng miền Trung có tên khoa học là Cuora bourreti.
Đây là loài động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nằm trong sách đỏ Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Đây là loài động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nằm trong sách đỏ Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Loài rùa hộp trán vàng miền Trung quý hiếm được pháp luật bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, sử dụng, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức.
Loài rùa hộp trán vàng miền Trung quý hiếm được pháp luật bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, sử dụng, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức.
Rùa hộp trán vàng thuộc họ Rùa đầm. Chúng sống trong các đầm nông, suối, ao, ruộng ngập nước. Mai của chúng cao và gồ lên. Yếm của loài rùa này được tạo nên bởi 2 mảnh có khả năng cử động. Khi đầu rùa hộp trán vàng miền Trung thụt vào trong mai thì nửa yếm phía trước khép kín. Vì vậy, chúng được gọi là rùa hộp.
Rùa hộp trán vàng thuộc họ Rùa đầm. Chúng sống trong các đầm nông, suối, ao, ruộng ngập nước. Mai của chúng cao và gồ lên. Yếm của loài rùa này được tạo nên bởi 2 mảnh có khả năng cử động. Khi đầu rùa hộp trán vàng miền Trung thụt vào trong mai thì nửa yếm phía trước khép kín. Vì vậy, chúng được gọi là rùa hộp.
Cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung trưởng thành có thể đạt trọng lượng tới một kg, chiều dài thân 20 cm. Chúng có thể sống tới 50 năm. Thức ăn chính của rùa hộp trán vàng là thực vật, trái cây, động vật thân mềm, động vật giáp xác.
Cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung trưởng thành có thể đạt trọng lượng tới một kg, chiều dài thân 20 cm. Chúng có thể sống tới 50 năm. Thức ăn chính của rùa hộp trán vàng là thực vật, trái cây, động vật thân mềm, động vật giáp xác.
Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT