Hà Tĩnh thả nhiều động vật hoang dã về rừng: Toàn loài nguy cấp!

Hà Tĩnh thả nhiều động vật hoang dã về rừng: Toàn loài nguy cấp!

Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tái thả nhiều động vật hoang dã nguy cấp. Trong số này có nhiều loài quý hiếm như: rùa sa nhân, khỉ vàng, kỳ đà vân...

Vào ngày 1/7, Vườn Quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) thông báo trong 2 ngày (29 và 30/6), đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành tái thả nhiều  động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm về môi trường tự nhiên nhằm thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Vào ngày 1/7, Vườn Quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) thông báo trong 2 ngày (29 và 30/6), đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành tái thả nhiều động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm về môi trường tự nhiên nhằm thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Vũ Quang, các cá thể động vật hoang dã được tái thả lần này từng được các cơ quan chức năng và người dân bàn giao cho đơn vị. Sau khi tiếp nhận, các cá thể động vật này được nhân viên tại Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, đảm bảo sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên phù hợp với vùng phân bố, sinh cảnh của từng loài.
Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Vũ Quang, các cá thể động vật hoang dã được tái thả lần này từng được các cơ quan chức năng và người dân bàn giao cho đơn vị. Sau khi tiếp nhận, các cá thể động vật này được nhân viên tại Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, đảm bảo sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên phù hợp với vùng phân bố, sinh cảnh của từng loài.
Các cá thể động vật hoang dã được tái thả về tự nhiên trong 2 ngày cuối tháng 6 gồm: 41 cá thể rùa sa nhân; 3 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc; 3 cá thể khỉ vàng; 2 cá thể khỉ mốc và 1 cá thể kỳ đà vân.
Các cá thể động vật hoang dã được tái thả về tự nhiên trong 2 ngày cuối tháng 6 gồm: 41 cá thể rùa sa nhân; 3 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc; 3 cá thể khỉ vàng; 2 cá thể khỉ mốc và 1 cá thể kỳ đà vân.
Trong đó, rùa sa nhân có tên gọi khoa học là Cuora Mouhotii. Đây là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm, thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata. Chúng có kích thước trung bình và được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước như Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam.
Trong đó, rùa sa nhân có tên gọi khoa học là Cuora Mouhotii. Đây là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm, thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata. Chúng có kích thước trung bình và được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước như Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam.
Rùa Sa Nhân thuộc nhóm IIB, được liệt kê trong Sách đỏ IUCN 2012 và cần được bảo vệ khẩn cấp.
Rùa Sa Nhân thuộc nhóm IIB, được liệt kê trong Sách đỏ IUCN 2012 và cần được bảo vệ khẩn cấp.
Rùa hộp trán vàng miền Bắc có tên khoa học là Cuora galbinifrons. Đây là một loài rùa quý hiếm sinh sống tại các vùng rừng ẩm ướt. Chúng hiện được đưa vào danh sách 50 loài nguy cấp nhất thế giới.
Rùa hộp trán vàng miền Bắc có tên khoa học là Cuora galbinifrons. Đây là một loài rùa quý hiếm sinh sống tại các vùng rừng ẩm ướt. Chúng hiện được đưa vào danh sách 50 loài nguy cấp nhất thế giới.
Loài rùa hộp trán vàng sở hữu chiếc yếm đặc biệt gồm hai mảnh có thể cử động được, trong đó nửa yếm phía trước có thể khép kín lại được khi đầu thụt vào trong mai.
Loài rùa hộp trán vàng sở hữu chiếc yếm đặc biệt gồm hai mảnh có thể cử động được, trong đó nửa yếm phía trước có thể khép kín lại được khi đầu thụt vào trong mai.
Khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta. Đây là một trong 5 loài khỉ sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta. Đây là một trong 5 loài khỉ sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc bộ khỉ hầu. Chúng là động vật thuộc nhóm IIB - Nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp.
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc bộ khỉ hầu. Chúng là động vật thuộc nhóm IIB - Nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ khẩn cấp.
Kỳ đà vân có tên khoa học là Varanus nebulosus, thuộc nhóm động vật biến nhiệt, phân bổ ở một số nước Đông Nam Á. Loài này có thân màu xám, rải rác các đốm vàng nhỏ. Chúng thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm (theo Nghị định 84/2021).
Kỳ đà vân có tên khoa học là Varanus nebulosus, thuộc nhóm động vật biến nhiệt, phân bổ ở một số nước Đông Nam Á. Loài này có thân màu xám, rải rác các đốm vàng nhỏ. Chúng thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm (theo Nghị định 84/2021).
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.