Người dân bất an khi Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà, đa phần người dân đều tỏ ra lo lắng, thậm chí phản đối việc chọn nhà thầu Trung Quốc.

Người dân bất an khi Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà
Liên quan đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà, đa phần người dân đều tỏ ra lo lắng, thậm chí phản đối việc chọn nhà thầu là Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) cho dự án xây dựng đường ống nước sạch sông Đà số 2. Bởi theo người dân, nhìn từ thực trạng đường ống nước sạch sông Đà số 1, cũng có nguồn gốc từ nhà thầu Trung Quốc đã vỡ đến 17 lần, khiến đời sống của hàng chục nghìn người dân bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nguoi dan bat an khi Trung Quoc trung thau duong nuoc Song Da
Đường ống nước sạch sông Đà số 1, cũng có nguồn gốc từ nhà thầu Trung Quốc đã vỡ đến 17 lần.
Vỡ 17 lần, người dân đã quá khổ rồi...
Chia sẻ với báo Kiến Thức, chị Hoàng Linh cho biết: “Tôi thấy lo lắng khi nhà thầu Trung Quốc phụ trách dự án này. Bây giờ thực phẩm đã nhiễm độc, thịt lợn tồn dư thuốc ngủ, chất tạo nạc gây ung thư, không khí ô nhiễm. Nhiều trong số đó có dấu ấn của các sản phẩm xuất phát từ Trung Quốc. Chất lượng nước dùng ăn uống là quan trọng, có thể không thấy ngay hậu quả nhưng nhiều năm sau mới thấy được, lúc đó, chúng ta sẽ xử trí ra sao? Điều lo lắng này không phải không có cơ sở.”
Đồng quan điểm với chị Linh, cô Sim ở Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) nêu ý kiến: “Sống ở thủ đô, tôi cảm thấy vui mừng vì sắp có đường ống nước sạch mới nhưng nghe tin nhà thầu Trung Quốc thi công thì niềm vui vụt tắt. Mặc dù không phải bất cứ đồ Trung Quốc nào cũng không đảm bảo hoặc nguy hiểm, nhưng trong sự việc này, tôi không khỏi thấy phân vân. Nếu nhà thầu Trung Quốc phụ trách đường ống sông Đà số 2, liệu họ có cung cấp những sản phẩm chất lượng, đảm bảo hay không? Lấy gì để người dân tin tưởng vào dự án này, hay đơn giản chỉ vì chọn nhà thầu Trung Quốc vì rẻ?”.
"Của rẻ là của ôi"
Một bạn đọc khác đặt vấn đề: “Việt Nam đã sản xuất được ống gang dẻo, phụ kiện gang dẻo, van gang dẻo phục vụ ngành cấp và thoát nước. Tại sao không sử dụng hàng Việt Nam...? Hãy để các doanh nghiệp trong nước làm, khuyến khích sản xuất trong nước, còn nếu trong nước không làm được thì nên nhập hàng của Nhật, Hàn...có thể giá thành cao hơn. Xây dựng đường ống nước mà cũng cần nhà thầu nước ngoài, vậy khẩu hiệu hô hào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để làm gì? Chúng ta đào tạo hàng ngàn Kỹ sư, Kiến trúc sư… để làm gì? Nếu kêu gọi nhà thầu trong nước, tôi thấy các công ty Việt Nam dư sức làm được”.
Trong khi đó, theo chị Hồng Nhung (Mễ Trì hạ, Từ Liêm, Hà Nội): “Nhà thầu Trung Quốc đã có “tiền lệ” về chậm tiến độ, đội vốn… Trong hầu hết các gói thầu, các nhà thầu Trung Quốc thường chiến thắng nhờ giá thầu thấp, tuy nhiên việc triển khai không đúng tiến độ hoặc với chất lượng không tốt dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí, khi đó giá thành thực hiện gói thầu sẽ không còn giống như giá thầu. Từ vụ nhà máy luyện thép, xi măng cho đến vụ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, sao chúng ta cứ lấy tiêu chí giá rẻ nhỉ? Tiền nào của ấy thôi, cái gì giá rẻ thì chất lượng cũng “rẻ”. Các cụ nhà ta bảo rồi, “của rẻ là của ôi”.
Cũng như chị Nhung, chị Mai (Mỹ Đình, Hà Nội) quan ngại: “Chẳng biết có tiết kiệm được vài trăm tỉ thật hay không hay vốn cứ đội dần lên gấp đôi, gấp ba. Cứ nhìn dự án đường sắt trên cao của Hà Nội sẽ rõ: giá rẻ + chậm tiến độ + chất lượng kém + điều kiện khách quan = vượt dự toán khủng. Hơn thế nữa, đây không phải chỉ là tiền mà là sức khoẻ của biết bao thế hệ. Chất liệu đường ống có cơ quan nào giám sát hay kiểm định không? Hay đến một ngày nào đó lại thông báo với dân đường ống có chứa chất gây ung thư hay suy thận...”.
“Tôi sẵn sàng góp 100.000 và mỗi người dân Hà Nội cùng góp mỗi người 100.000 để được dùng ống nước từ Châu Âu, thuê các công ty từ Châu Âu về thi công và tư vấn giám sát. Bởi Châu Âu họ rất chú trọng đến sức khỏe xã hội chứ chưa nói tới chất lượng, kể cả các con đường hay các công trình sau này. Dân chúng tôi sẵn lòng đóng góp để được chất lượng tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Không biết có tiết kiệm được 600 tỷ như đã nói hay không nhưng dám chắc một điều, sức khỏe dân Hà Nội sẽ bị đe dọa.” – Một độc giả bày tỏ quan điểm cá nhân.
Không phản đối nhưng anh Đức Chính ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng: “Không nên giữ quan niệm cứ nhà thầu Trung Quốc là chất lượng kém. Tuy nhiên, nhà thầu Trung Quốc cần phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, nguồn nước đảm bảo về lâu về dài chứ không phải không phải một, hai năm bảo hành cho xong rồi sau thời gian đó, đến khi xảy ra chuyện lại phủi tay.”.
>>> Xem thêm video: Bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh cáo tổng thầu Trung Quốc vì vụ sập giàn giáo - Nguồn VTV1

Đường ống nước sông Đà 2: “Không thể để Trung Quốc tham gia"

(Kiến Thức) - "Vị trí xây dựng dự án Đường nước sông Đà 2 ở thủ đô Hà Nội nên không thể để nhà thầu Trung Quốc tham gia", tướng Lê Mã Lương cho hay.

Đường ống nước sông Đà 2: “Không thể để Trung Quốc tham gia"
Liên quan đến việc Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) trúng thầu dự án Đường ống nước sông Đà 2 đang khiến dư luận xôn xao, trao đổi với PV Kiến Thức, thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho rằng không thể đề nhà thầu Trung Quốc tham gia.
Duong ong nuoc song Da 2:
 Thời gian qua đường nước Sông Đà liên tục vỡ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng chục nghìn người dân thủ đô.

Nhà thầu Hà Khánh chôn dầm cầu Hái Nạc bị sập xóa dấu vết?

(Kiến Thức) - Người dân cho rằng sau sự cố sập dầm cầu Hái Nạc, nhà thầu Hà Khánh mang dầm bị sập đi chôn nhưng Trưởng phòng KTHT Bình Liêu nói không có chuyện này.

Nhà thầu Hà Khánh chôn dầm cầu Hái Nạc bị sập xóa dấu vết?
Liên quan đến vụ sập dầm cầu Hái Nạc đang gây chấn động dư luận huyện Bình Liêu (Quảng Ninh). Đặc biệt, nhiều người dân "tố" sau sự cố, nhà thầu Hà Khánh đã mang dầm bị sập đi chôn để xóa dấu vết. Để làm rõ những hoài nghi, PV Kiến Thức đã làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn của huyện Bình Liêu.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Bình Liêu, ông Hoàng Văn Minh khẳng định không có việc đơn vị thi công đem chôn dầm bị gãy.
"Sau khi xảy ra sự việc, hai phiến dầm sau đó được đơn vị thi công cắt ra để gần khu vực hiện trường chứ không có chuyện mang đi chôn", ông Minh nói.

Cầm mã tấu truy sát bạn, nam thanh niên bị chém gần lìa tay

(Kiến Thức) - Trong lúc cầm mã tấu truy sát bạn, nam thanh niên bị chém gần lìa tay do đối thủ tước được hung khí.

Cầm mã tấu truy sát bạn, nam thanh niên bị chém gần lìa tay

Tối 24/3, một vụ truy sát kinh hoàng khiến nam thanh niên bị chém gần lìa tay xảy ra tại hẻm 120 Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận (TP HCM).

Thông tin ban đầu, vào khoảng 19h30 cùng ngày, nhiều người dân sống tại hẻm 120 Thích Quảng Đức phát hiện một thanh niên tên Bình (30 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP HCM) cầm một cây mã tấu dài khoảng 50cm lao vào chém anh Vũ Đức Huy (32 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận). Cả hai giằng co vật lộn chém nhau giữa đường khiến cả khu phố náo loạn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới