Ngủ có 3 biểu hiện này, tim có vấn đề nên khám ngay

Nếu bạn có 3 biểu hiện này khi ngủ thì có nghĩa là chức năng tim của bạn đang rất tệ, cố gắng đừng bỏ qua, nên đi khám tim càng sớm càng tốt.

Ngủ có 3 biểu hiện này, tim có vấn đề nên khám ngay
Trái tim có thể nói là trung tâm tổng hợp máu của toàn cơ thể, cung cấp đủ năng lượng cho máu đi khắp cơ thể, để các cơ quan hoạt động bình thường, đóng vai trò sống còn.
Nếu tim có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, bởi cuộc sống của con người không thể tách rời nhịp đập của trái tim, do áp lực công việc và cuộc sống ngày càng cao, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.
Muốn biết trái tim của mình có khỏe mạnh hay không, chúng ta có thể quan sát qua các biểu hiện của cơ thể. Nếu bạn có 3 biểu hiện này khi ngủ thì sẽ có nghĩa là chức năng tim của bạn đang rất tệ, cố gắng đừng bỏ qua, nên đi khám tim càng sớm càng tốt.
Ngu co 3 bieu hien nay, tim co van de nen kham ngay
 Ảnh minh hoạ. 
1. Tức ngực
Nếu bạn cảm thấy tức ngực và đau ngực khi ngủ, đồng thời cảm giác khó chịu này lan ra lưng và nặng dần, bạn nên xem xét liệu có vấn đề về tim hay không. Đặc biệt, nếu chứng tức ngực kèm theo việc nhịp tim đập nhanh và một loạt hiện tượng như rối loạn nhịp tim thì bạn nên đến ngay bệnh viện để thực hiện các kiểm tra tim mạch, kịp thời điều trị.
2. Mất ngủ
Nếu người có trái tim khỏe mạnh thì ngủ rất say, thường vào giấc nhanh, ngủ sâu một mạch đến sáng, trong khi người có chức năng tim không tốt, bị bệnh tim thì sẽ bị mất ngủ và rất dễ thức giấc vào nửa đêm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, chức năng tim kém sẽ dẫn đến thiếu máu não, đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất ngủ.
3. Tay chân lạnh
Chúng ta sẽ bị lạnh tay chân khi yếu ớt, suy nhược. Chứng lạnh tay chân thường được cho là do khí huyết trong cơ thể kém, lưu thông không trơn tru. Khi máu không được cung cấp đủ, mọi người sẽ bị lạnh tay chân, hiện tượng này rõ ràng hơn khi ngủ. Đó là do tim hoạt động kém, máu không được bơm đến các nơi xa nhất trên cơ thể như tay, chân.
Nếu hiện tượng lạnh tay chân nghiêm trọng, cần phải xem tim có vấn đề gì không, tốt nhất nên đến bệnh viện đo điện tâm đồ, siêu âm tim để xác định tim có khỏe hay không, từ đó mới có hướng điều trị tích cực và hiệu quả.
Các bác sĩ vẫn khuyên mọi người, phải hình thành thói quen sinh hoạt tốt, có quy tắc làm việc và nghỉ ngơi, đồng thời chú ý nhiều hơn đến những thay đổi, bất thường của tim, tránh tình trạng làm việc quá sức, khiến trái tim làm việc quá tải, ảnh hưởng chức năng tim.

Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT) 

Ăn một quả trứng mỗi ngày tốt cho tim mạch?

Theo kết quả một nghiên cứu, ăn một quả trứng mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Ăn một quả trứng mỗi ngày tốt cho tim mạch?
Mirror đưa tin, bác sĩ Sara Kayat đã chia sẻ một số lời khuyên dựa trên nghiên cứu được công bố trên chương trình This Morning của ITV. Theo nghiên cứu này, ăn một quả trứng mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
"Trứng thực sự có thể tốt cho việc giảm lượng cholesterol (xấu) - yếu tố gây ra bệnh tim ở mọi người trên thế giới", bác sĩ Sara giải thích.

Nên đi bộ bao nhiêu phút để giảm nguy cơ bệnh tim?

Một nghiên cứu mới phát hiện, chỉ cần đi bộ ít phút cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, vậy con số chính xác là bao nhiêu?

Nên đi bộ bao nhiêu phút để giảm nguy cơ bệnh tim?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống

Một em bé sơ sinh người Mỹ được cấy ghép tim từ mô sống. Các ca trước đây sử dụng mô từ người đã mất nên phải thay thế nhiều lần trong đời.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống

Cậu bé Owen Monroe sống ở bang North Carolina (Mỹ) chào đời nặng 2,2kg với dị tật thân chung động mạch khi chỉ có 1 động mạch ra khỏi tim thay cho 2 động mạch riêng biệt.

Các bác sĩ đã tách 2 động mạch và thay van tim "bị rò rỉ" bằng cách sử dụng mô sống sẽ phát triển cùng với bệnh nhi, tránh phải phẫu thuật thêm.

Trong các trường hợp tương tự, phẫu thuật viên thường sử dụng mô chết có thể phải thay thế tới 3 lần trước khi trưởng thành và 10 năm một lần sau đó.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song

Ngay khi mới chào đời, Owen đã phải nằm viện điều trị

Theo Daily Mail, cậu bé Owen hiện đã được 4 tháng. Từ sau cuộc phẫu thuật tại Đại học Duke, bé đang lớn lên và đạt mọi cột mốc của một đứa trẻ bình thường. Mẹ của bé, Tayler Monroe, nói, ca phẫu thuật là phép màu đã cứu con trai cô.

Dị tật thân chung động mạch thường là bản án tử đối với trẻ sơ sinh nếu không được phẫu thuật do tim phải làm việc quá sức để đưa chất dinh dưỡng đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh khá hiếm, dưới 1 ca trong số 10.000 trẻ em Mỹ.

Cha mẹ của Owen, Tayler và Nicholas Monroe, cho biết, họ có ít lựa chọn vì cậu bé có khả năng bị suy tim ngay sau khi sinh. Danh sách chờ đợi để được cấy ghép tim hoàn chỉnh khoảng 6 tháng nhưng Owen không thể chờ lâu tới vậy.

Vì vậy, họ đăng ký tham gia cuộc phẫu thuật thử nghiệm tại Đại học Duke, nơi sẽ sử dụng mô sống để tách các động mạch hợp nhất.

Khoảng 90% trẻ sơ sinh được phẫu thuật bằng cách sử dụng mô từ người đã mất. Các bệnh nhân có thể sống thêm 40 năm.

Nhưng trẻ sẽ cần ít nhất 3 cuộc phẫu thuật khác trước tuổi trưởng thành để thay thế mô do cơ thể phát triển. Sau đó, bệnh nhân có thể phải thay mô mới 10 năm một lần.

Các bác sĩ cũng phát hiện Owen bị hở van tim cần thay thế. Trong ca phẫu thuật, Owen nhận được mô sống và van từ trái tim hiến tặng của một trẻ sơ sinh khác.

Trái tim đó có van khỏe nhưng lại quá yếu để có thể cấy ghép toàn bộ. Các bác sĩ nói rằng nếu không có ca phẫu thuật của Owen, trái tim sẽ không được sử dụng.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song-Hinh-2

Sau ca phẫu thuật, Owen đã có trái tim khỏe mạnh

Các bác sĩ cho biết Owen đang phát triển bình thường và cha mẹ bé không thể vui mừng hơn.

“Con tôi phát triển khỏe mạnh mang lại rất nhiều hy vọng cho những đứa trẻ phải trải qua tình trạng tương tự”, gia đình Owen chia sẻ.

Tiến sĩ Joseph Turek, bác sĩ tim mạch, người đứng đầu cuộc phẫu thuật, nhận định: “Nếu loại bỏ được việc nhiều lần phẫu thuật tim khi van cũ không phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của đứa trẻ đó thêm hàng chục năm”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.