"Ngợp thở" 10 sự thật bất ngờ về Bắc Cực khi Trái đất nóng

"Ngợp thở" 10 sự thật bất ngờ về Bắc Cực khi Trái đất nóng

Đảo băng nóng bất thường, nhiều nơi nóng đỉnh điểm, động vật xứ lạnh gặp nguy hiểm, Việt Nam ảnh hưởng bởi việc Bắc Cực tan băng là một vài trong 10 sự thật có thể bạn chưa biết.

1. Mùa đông lạnh kỷ lục: Càng thải thêm CO2 vào bầu không khí, Trái Đất lại càng nóng lên; tính tới giờ, nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng thêm 1 độ C. Thế nhưng Bắc Cực nóng lên với tốc độ nhanh gấp đôi, gấp ba lần các vùng khác, cách biệt nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam Trái Đất hẹp lại, nó sẽ khiến dòng khí lạnh bị kẹt tại vùng xoáy lạnh của Bắc Cực yếu đi. Và khi dòng khí lạnh yếu đi, khí lạnh sẽ tìm được đường thoát tới những vùng khác. Những vùng lạnh bất thường trong thời gian qua đều đã chịu ảnh hưởng từ hiện tượng trên. Mùa đông vừa qua, có những vùng nước Mỹ ghi nhận nhiệt độ xuống thấp tới mức -40 độ C. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
1. Mùa đông lạnh kỷ lục: Càng thải thêm CO2 vào bầu không khí, Trái Đất lại càng nóng lên; tính tới giờ, nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng thêm 1 độ C. Thế nhưng Bắc Cực nóng lên với tốc độ nhanh gấp đôi, gấp ba lần các vùng khác, cách biệt nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam Trái Đất hẹp lại, nó sẽ khiến dòng khí lạnh bị kẹt tại vùng xoáy lạnh của Bắc Cực yếu đi. Và khi dòng khí lạnh yếu đi, khí lạnh sẽ tìm được đường thoát tới những vùng khác. Những vùng lạnh bất thường trong thời gian qua đều đã chịu ảnh hưởng từ hiện tượng trên. Mùa đông vừa qua, có những vùng nước Mỹ ghi nhận nhiệt độ xuống thấp tới mức -40 độ C. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
2. Mất 11 tỷ tấn băng chỉ trong 1 ngày: Giáo sư Morten Rasch, trưởng nhóm nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở vùng cực thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết: “Phần đông bắc của đảo Greenland ghi nhận mức nhiệt độ gia tăng từ 10-12°C trong vòng 100 năm qua. Trong khi đó, phía tây hòn đảo, mức nhiệt gia tăng lại nhỏ hơn đáng kể: chỉ khoảng 3-5°C. Tuy nhiên, nơi đây lại chịu ảnh hưởng từ những hiện tượng khác: lượng mưa tăng 50%, độ ẩm của tuyết tăng dần và sự biến mất từ từ của băng biển". Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
2. Mất 11 tỷ tấn băng chỉ trong 1 ngày: Giáo sư Morten Rasch, trưởng nhóm nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở vùng cực thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết: “Phần đông bắc của đảo Greenland ghi nhận mức nhiệt độ gia tăng từ 10-12°C trong vòng 100 năm qua. Trong khi đó, phía tây hòn đảo, mức nhiệt gia tăng lại nhỏ hơn đáng kể: chỉ khoảng 3-5°C. Tuy nhiên, nơi đây lại chịu ảnh hưởng từ những hiện tượng khác: lượng mưa tăng 50%, độ ẩm của tuyết tăng dần và sự biến mất từ từ của băng biển". Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
3. Xuất hiện khí nhà kính “cổ xưa”: Công bố nghiên cứu mới NASA cho thấy việc băng vĩnh cửu tại Bắc cực tan sẽ tạo ra một hiện tượng tự nhiên gọi là hồ thermokarst. "Khi các hồ thermokarst được tạo ra, chúng càng đẩy nhanh tốc độ tan của lớp băng vĩnh cửu này", nhà sinh thái học Katey Walter Anthony (Đại học Alaska) thông tin. Bắc cực là một hồ chứa carbon hữu cơ tự nhiên lớn nhất thế giới, tất cả những chất hữu cơ này bị nhốt trong băng vĩnh cửu và không gây ra rắc rối cho môi trường. Nhưng khi băng vĩnh cửu tan chảy, vi khuẩn có trong đất ăn carbon hữu cơ và sản sinh ra khí CO2 cũng như khí Metan. Những loại khí nhà kính này sau đó bay vào khí quyển và làm Trái đất nóng thêm. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta sẽ thấy được những lỗ hổng rất sâu, vài mét tới hàng chục mét. Và chúng ta sẽ thấy khí nhà kính cổ xưa ùa ra", bà Anthony nói. Ảnh: Thermokarst.
3. Xuất hiện khí nhà kính “cổ xưa”: Công bố nghiên cứu mới NASA cho thấy việc băng vĩnh cửu tại Bắc cực tan sẽ tạo ra một hiện tượng tự nhiên gọi là hồ thermokarst. "Khi các hồ thermokarst được tạo ra, chúng càng đẩy nhanh tốc độ tan của lớp băng vĩnh cửu này", nhà sinh thái học Katey Walter Anthony (Đại học Alaska) thông tin. Bắc cực là một hồ chứa carbon hữu cơ tự nhiên lớn nhất thế giới, tất cả những chất hữu cơ này bị nhốt trong băng vĩnh cửu và không gây ra rắc rối cho môi trường. Nhưng khi băng vĩnh cửu tan chảy, vi khuẩn có trong đất ăn carbon hữu cơ và sản sinh ra khí CO2 cũng như khí Metan. Những loại khí nhà kính này sau đó bay vào khí quyển và làm Trái đất nóng thêm. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta sẽ thấy được những lỗ hổng rất sâu, vài mét tới hàng chục mét. Và chúng ta sẽ thấy khí nhà kính cổ xưa ùa ra", bà Anthony nói. Ảnh: Thermokarst.
4. Nhiều nơi nóng đỉnh điểm: Các năm qua là những năm nóng nhất lịch sử từng được ghi lại. Năm 2019 vừa rồi là năm nóng thứ năm trong lịch sử, bốn năm nóng hơn là 2015, 2016, 2017 và 2018. Trong tháng Một, cái nóng đỉnh điểm của nước Úc đạt tới 41 độ C. Nhiều vùng trải qua tháng đầu năm 2019 nóng hơn bình thường, trong đó có Việt Nam. Việc nơi thì quá nóng mà nơi thì quá lạnh cho thấy khí hậu Trái Đất đang trọng trạng thái cực đoan hơn bao giờ hết. Ảnh: AFP.
4. Nhiều nơi nóng đỉnh điểm: Các năm qua là những năm nóng nhất lịch sử từng được ghi lại. Năm 2019 vừa rồi là năm nóng thứ năm trong lịch sử, bốn năm nóng hơn là 2015, 2016, 2017 và 2018. Trong tháng Một, cái nóng đỉnh điểm của nước Úc đạt tới 41 độ C. Nhiều vùng trải qua tháng đầu năm 2019 nóng hơn bình thường, trong đó có Việt Nam. Việc nơi thì quá nóng mà nơi thì quá lạnh cho thấy khí hậu Trái Đất đang trọng trạng thái cực đoan hơn bao giờ hết. Ảnh: AFP.
5. Những tảng băng chuyển đen: Đây là những tảng băng có màu đen đậm nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Jason Box, thành viên Hội điều tra địa lý Greenland và Đan Mạch, cho biết: Trong năm 2014, băng Greenland sậm màu hơn tới 5,6% so với thông thường. Băng đen sẽ hấp thu năng lượng ước tính gấp đôi lượng điện tiêu thụ hàng năm ở Mỹ. Kết quả, băng Bắc Cực sẽ tan nhanh hơn rất nhiều so với hình dung. Điều trùng hợp là năm 2014 cũng ghi nhận số lượng cháy rừng kỷ lục ở Bắc Cực. Ảnh: Ecoshock.
5. Những tảng băng chuyển đen: Đây là những tảng băng có màu đen đậm nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Jason Box, thành viên Hội điều tra địa lý Greenland và Đan Mạch, cho biết: Trong năm 2014, băng Greenland sậm màu hơn tới 5,6% so với thông thường. Băng đen sẽ hấp thu năng lượng ước tính gấp đôi lượng điện tiêu thụ hàng năm ở Mỹ. Kết quả, băng Bắc Cực sẽ tan nhanh hơn rất nhiều so với hình dung. Điều trùng hợp là năm 2014 cũng ghi nhận số lượng cháy rừng kỷ lục ở Bắc Cực. Ảnh: Ecoshock.
6. Những tảng băng chuyển đen: Đây là những tảng băng có màu đen đậm nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Jason Box, thành viên Hội điều tra địa lý Greenland và Đan Mạch, cho biết: Trong năm 2014, băng Greenland sậm màu hơn tới 5,6% so với thông thường. Băng đen sẽ hấp thu năng lượng ước tính gấp đôi lượng điện tiêu thụ hàng năm ở Mỹ. Kết quả, băng Bắc Cực sẽ tan nhanh hơn rất nhiều so với hình dung. Điều trùng hợp là năm 2014 cũng ghi nhận số lượng cháy rừng kỷ lục ở Bắc Cực. Ảnh: Ngọc Trinh.
6. Những tảng băng chuyển đen: Đây là những tảng băng có màu đen đậm nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Jason Box, thành viên Hội điều tra địa lý Greenland và Đan Mạch, cho biết: Trong năm 2014, băng Greenland sậm màu hơn tới 5,6% so với thông thường. Băng đen sẽ hấp thu năng lượng ước tính gấp đôi lượng điện tiêu thụ hàng năm ở Mỹ. Kết quả, băng Bắc Cực sẽ tan nhanh hơn rất nhiều so với hình dung. Điều trùng hợp là năm 2014 cũng ghi nhận số lượng cháy rừng kỷ lục ở Bắc Cực. Ảnh: Ngọc Trinh.
7. Đã có người chết: Việc tan băng ở Bắc Cực hay trái đất nóng lên nghe có vẻ xa xôi, nhưng những cơn bão trong mùa đông nước Mỹ đã khiến hàng chục người thiệt mạng. Nước Úc cũng ghi nhận nhiều trường hợp qua đời do cái nóng đỉnh điểm. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
7. Đã có người chết: Việc tan băng ở Bắc Cực hay trái đất nóng lên nghe có vẻ xa xôi, nhưng những cơn bão trong mùa đông nước Mỹ đã khiến hàng chục người thiệt mạng. Nước Úc cũng ghi nhận nhiều trường hợp qua đời do cái nóng đỉnh điểm. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
8. Gấu bắc cực 'chết đuối: Gấu Bắc cực không thể bơi trong khoảng cách ngày một xa hơn giữa đất liền và biển băng (do khối băng ngày càng thu lại và rút ra xa đất liền hơn). Chúng dựa vào biển băng để săn nguồn thức ăn chủ yếu là hải cẩu. Với việc băng hình thành muộn vào mùa thu và tan sớm vào mùa xuân, khoảng thời gian để gấu tìm kiếm nguồn thức ăn đang bị rút ngắn mỗi năm. Sự sống sót của gấu con đang bị giảm sút từ 65% so với thời kỳ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Ảnh: The Guardian.
8. Gấu bắc cực 'chết đuối: Gấu Bắc cực không thể bơi trong khoảng cách ngày một xa hơn giữa đất liền và biển băng (do khối băng ngày càng thu lại và rút ra xa đất liền hơn). Chúng dựa vào biển băng để săn nguồn thức ăn chủ yếu là hải cẩu. Với việc băng hình thành muộn vào mùa thu và tan sớm vào mùa xuân, khoảng thời gian để gấu tìm kiếm nguồn thức ăn đang bị rút ngắn mỗi năm. Sự sống sót của gấu con đang bị giảm sút từ 65% so với thời kỳ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Ảnh: The Guardian.
9. Động vật ở vùng lạnh nhất cũng không sống nổi: Tuần lộc chết đói, hải cẩu không thể đi săn, cá voi trắng phải kiếm mồi ở những nơi khác,... Tháng 7, một con cáo Bắc Cực mới đây được xác nhận đã di chuyển đến gần 5000km, lông trắng trở nên xám đen. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
9. Động vật ở vùng lạnh nhất cũng không sống nổi: Tuần lộc chết đói, hải cẩu không thể đi săn, cá voi trắng phải kiếm mồi ở những nơi khác,... Tháng 7, một con cáo Bắc Cực mới đây được xác nhận đã di chuyển đến gần 5000km, lông trắng trở nên xám đen. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
10. Con người không thể làm gì: Dù chúng ta có cố gắng mấy đi nữa, Bắc Cực sẽ không bao giờ lành lặn được như xưa. Nghiên cứu mới do chính Liên Hợp Quốc thực hiện cho thấy thậm chí ta dừng việc thải khí carbon bắt đầu từ ngày hôm nay, nhiệt độ Bắc Cực vẫn sẽ tăng thêm 5 độ C vào cuối thế kỷ 21. Đối diện với thực tế mà nói, ta đã và vẫn đang thải ra quá nhiều khí nhà kính, mọi thứ đã quá muộn. Mục tiêu hiện tại của loài người là giảm thiểu khí thải hết mức có thể, không để mọi chuyện diễn biến xấu hơn. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.
10. Con người không thể làm gì: Dù chúng ta có cố gắng mấy đi nữa, Bắc Cực sẽ không bao giờ lành lặn được như xưa. Nghiên cứu mới do chính Liên Hợp Quốc thực hiện cho thấy thậm chí ta dừng việc thải khí carbon bắt đầu từ ngày hôm nay, nhiệt độ Bắc Cực vẫn sẽ tăng thêm 5 độ C vào cuối thế kỷ 21. Đối diện với thực tế mà nói, ta đã và vẫn đang thải ra quá nhiều khí nhà kính, mọi thứ đã quá muộn. Mục tiêu hiện tại của loài người là giảm thiểu khí thải hết mức có thể, không để mọi chuyện diễn biến xấu hơn. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge.

GALLERY MỚI NHẤT