Ngọn núi bạc "ăn thịt" hàng triệu đàn ông ở Bolivia

Hàng trăm năm qua, khoảng 8 triệu người bỏ mạng trên núi Cerro Rico ở Bolivia. Hiện, đây vẫn là một trong những điểm tham quan bí ẩn thu hút nhiều du khách nhất quốc gia Nam Mỹ.

Ngọn núi bạc "ăn thịt" hàng triệu đàn ông ở Bolivia

Tọa lạc giữa một trong những thành phố cao nhất thế giới tại Potosí của Bolivia, Cerro Rico được mệnh danh là ngọn núi giàu có. Người Tây Ban Nha từng đặt cái tên này cho Cerro Rico ám chỉ lượng quặng bạc khổng lồ tới hơn 56 nghìn tấn bên dưới, đến nỗi họ cho rằng ngọn núi làm hoàn toàn từ bạc.

Năm 1545, một thị trấn khai thác mỏ nhỏ được thành lập dưới chân núi Cerro Rico và có khoảng 3 triệu người bản địa bị buộc phải làm việc tại đây. Theo các tài liệu ghi lại, hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng vì tai nạn hoặc làm việc quá sức, đói và bệnh tật. Gần năm thế kỷ sau, điều kiện làm việc của công nhân sâu trong lòng các ngọn núi dường như cũng không mấy thay đổi.

Ngon nui bac

Cerro Rico chứa lượng quặng bạc khổng lồ. Ảnh: Dreamstime.

Sau hàng trăm năm khai thác đã khiến ngọn núi bị thủng hàng nghìn lỗ, không ổn định và có nguy cơ bị sụp xuống bất cứ lúc nào. Theo nhà sử học Eduardo Galeano, ước tính có khoảng 8 triệu người đàn ông đã chết ở Cerro Rico kể từ thế kỷ 16.

Nhiều người có ý kiến trái chiều, cho rằng đây là con số phóng đại, bao gồm cả cư dân sống tại khu vực quanh mỏ đã chuyển đi, chứ không chỉ thống kê thương vong. Thật khó để đưa ra số liệu chính xác về những người đã bỏ mạng dưới núi, nhưng chắc chắn đó là con số khổng lồ, đến nỗi Cerro Rico mang tai tiếng là "ngọn núi ăn thịt người".

Nhiều người chết vì tai nạn, nhưng nguyên nhân chủ yếu gây tử vong là bệnh bụi phổi, do người ta phải hít quá nhiều bụi trong mỏ. Thông thường những mỏ khai thác quặng có hệ thống nước xối thẳng vào các mũi khoan để ngăn bụi, tuy nhiên các mỏ tại Cerro Rico không được trang bị như vậy. Chỉ số ít đàn ông trong vùng sống tới tuổi 40. Theo hiệp hội góa phụ địa phương, trung bình mỗi tháng có 14 phụ nữ mất chồng.

Ngon nui bac

Công nhân khai thác quặng tại núi Cerro Rico. Ảnh: Pedro Henrique Santos

Tới đầu thế kỷ 21, ngành khai thác quặng của Bolivia hoàn toàn chững lại. Lịch sử của Cerro Rico đi vào huyền thoại, đưa ngọn núi này trở thành tượng đài quan trọng nhất của quốc gia Nam Mỹ này.

Năm 1987, UNESCO công nhận Cerro Rico là di sản thế giới, giá trị lịch sử của ngọn núi mở ra một cánh cửa mới cho Potosí - du lịch, Guardian ví đây như chiếc phao cứu sinh cho nền kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Ủy ban công dân Potosí, ông Marco Antonio Pumari cho rằng chính quyền Bolivia cần có những biện pháp bảo tồn di sản này.

Chính phủ Bolivia đang chạy đua để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng, trị giá tới 2,4 triệu USD để ổn định địa chất Cerro Rico. Họ sẽ lấp hố sụt rộng khoảng 700 mét vuông xuất hiện từ năm 2011 tại đây.

Một bộ phận người dân cho rằng phương án này chỉ là giải pháp tình thế, họ kêu gọi chính quyền ra lệnh cấm khai thác quặng gần ngọn núi.

Wilber Garnica, đại lý điều hành tour tại Potosí, nhận định: "Đối với một số người, ngọn núi như tháp Eiffel, với những người khác đó chính là nguồn kiếm cơm nuôi sống cả gia đình. Có những người phụ thuộc vào khu mỏ, khi giá cả leo thang mà cuộc sống quá khó khăn, họ không có lựa chọn nào khác ngoài lao vào mỏ và làm việc".

Cận cảnh cuộc sống “ăn lông ở lỗ” của người rừng

(Kiến Thức) - Em bé người rừng Ấn Độ có hàm răng nhọn hoắt, săn gà rừng cực điêu luyện và sẵn sàng ăn tươi nuốt sống những con mồi bắt được.

Cận cảnh cuộc sống “ăn lông ở lỗ” của người rừng
Năm 1867, người dân Ấn Độ phát hiện và đưa bé trai người rừng sống chung với bầy sói trở về cuộc sống văn minh. Khi đó, người ta đặt tên cho em là Dina Sanichar. Một số người suy đoán, em bé người sói Dina khoảng 6 tuổi.
Năm 1867, người dân Ấn Độ phát hiện và đưa bé trai người rừng sống chung với bầy sói trở về cuộc sống văn minh. Khi đó, người ta đặt tên cho em là Dina Sanichar. Một số người suy đoán, em bé người sói Dina khoảng 6 tuổi.
Một nhóm thợ săn đã nhìn thấy bầy sói sống trong hang động và vô tình bắt gặp Dina đi cùng những con vật hung dữ này. Họ tìm cách đuổi bầy sói đi rồi vào sâu trong hang để giải cứu và đưa em ra khỏi khu rừng thuộc Bulandshahr, bang Uttar Pradesh.
Một nhóm thợ săn đã nhìn thấy bầy sói sống trong hang động và vô tình bắt gặp Dina đi cùng những con vật hung dữ này. Họ tìm cách đuổi bầy sói đi rồi vào sâu trong hang để giải cứu và đưa em ra khỏi khu rừng thuộc Bulandshahr, bang Uttar Pradesh. 

Phát hiện hẻm núi ngầm hùng vĩ bậc nhất thế giới

(Kiến Thức) - Một trong những hẻm núi lớn nhất thế giới được phát hiện bị chôn vùi dưới hơn 2 dặm băng ở Greenland.

Phát hiện hẻm núi ngầm hùng vĩ bậc nhất thế giới
Hẻm núi này có chiều sâu khoảng 800m, rộng 9.600m, kéo dài 7456m bên dưới một lớp băng khổng lồ.
Nó còn mang dấu vết của một dòng sông uốn khúc tồn tại hơn 4 triệu năm trước, thời điểm trước khi băng giá bao phủ khu vực này và con người chỉ mới bắt đầu tiến hóa từ loài linh trưởng.

Cảnh tượng không thể tin ở dãy núi báy sắc cầu vồng

(Kiến Thức) - Cái tên "núi bảy sắc cầu vồng" mà du khách thường gọi vùng núi này là hoàn toàn chính xác.

Cảnh tượng không thể tin ở dãy núi báy sắc cầu vồng
Cảnh tượng rực rỡ này khiến nhiều người lầm tưởng là một sản phẩm của phần mềm Photoshop...
 Cảnh tượng rực rỡ này khiến nhiều người lầm tưởng là một sản phẩm của phần mềm Photoshop...

Đọc nhiều nhất

Tin mới