"Ngôi làng tóc bạc" bị đồn dính lời nguyền: Chuyên gia đến nghiên cứu

Theo Sohu, ở Trung Quốc có một ngôi làng kỳ lạ là “Làng tóc bạc” khi người dân ở đây từ già tới trẻ, nam hay nữ đều có mái tóc bạc.

"Ngôi làng tóc bạc" bị đồn dính lời nguyền: Chuyên gia đến nghiên cứu

Ảnh minh họa.

Ngôi làng này là làng Giang Lăng Cương, khu vực phía Tây Nam của huyện Kỷ, thành phố Khai Phong (Hà Nam, Trung Quốc).

Theo đó, 80% người dân làng ở độ tuổi từ 20 đến 30 đều có mái tóc bạc, 50% người dưới 20 tuổi cũng có tóc bạc. Thậm chí, có cậu bé chỉ mới 10 tuổi mà tóc đều bạc. Những người dân trong làng cũng không thể giải thích được hiện tượng lạ này. Nhiều người đã đến bệnh viện khám nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Những người dân trong làng đa phần đều sống trong nghèo khó với tư tưởng tương đối cũ thậm chí là mê tín. Khi vấn đề tóc bạc không được giải quyết thì cả làng lan truyền tin đồn về một lời nguyền khiến dân làng nơi đây ai cũng bị bạc tóc sớm.

Chính quyền địa phương đã nhận thấy vấn đề này và cử một đội chuyên gia đến làng để tìm lời giải thích.

Đầu tiên, các chuyên gia đã tiến hành khám sức khỏe cho các thanh niên trong làng và nhận được kết quả là không có ai gặp vấn đề về dinh dưỡng.

Khi điều tra về di truyền, các chuyên gia cũng loại trừ yếu tố này vì phụ nữ lấy chồng ở làng khác sang vẫn gặp trường hợp tóc bạc đi. Các yếu tố về tổn thương tinh thần cũng bị loại bỏ vì không phải ai cũng gặp tình trạng như vậy.

"Ngôi làng tóc bạc" bị đồn dính lời nguyền: Chuyên gia đến nghiên cứu ảnh 2

Khi đa phần các yếu tố được loại bỏ thì các chuyên gia đã phát hiện rằng nhiều người trong làng đều bị sỏi thận ở độ tuổi từ 30 đến 40.

Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên môn thì xác nhận không có mối quan hệ giữa việc “bệnh sỏi thận” dẫn đến bạc tóc.

Khi thấy nhiều người dân vừa bị cả tóc bạc lẫn sỏi thận, các chuyên gia nghi ngờ là do các yếu tố liên quan đến việc ăn uống, hoặc thiếu các nguyên tố vi lượng như sắt hoặc đồng trong đất.

Dẫu vậy, khi thu thập các mẫu đất nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể phát hiện ra vấn đề.

"Ngôi làng tóc bạc" bị đồn dính lời nguyền: Chuyên gia đến nghiên cứu ảnh 3

Đúng lúc đó, các chuyên gia này cũng nhận ra rằng tóc họ cũng bắt đầu bạc sau một thời gian ở ngôi làng này.

Họ rất thích thú vì điều này chứng minh vấn đề ‘tóc bạc’ không nằm ở các yếu tố như di truyền, suy dinh dưỡng mà tồn tại ở những thứ mà họ tiếp xúc trong làng.

Đáng nói, khi đang trò chuyện với một nhóm dân làng thì các chuyên gia được một người phụ nữ cầm chiếc bình thủy đi tới và muốn rót nước cho họ. Tuy nhiên, một chuyên gia phát hiện thấy nước trong bát có một số tạp chất và trông có vẻ đặc hơn bình thường.

"Ngôi làng tóc bạc" bị đồn dính lời nguyền: Chuyên gia đến nghiên cứu ảnh 4

Sau đó, các chuyên gia lập tức điều tra nguồn nước và phát hiện người dân ở đấy uống nước từ giếng sâu 20m. Nước ở đây sau khi được lấy mẫu điều tra thì phát hiện chứa thủy ngân, crom, chì và các nguyên tố vượt quá tiêu chuẩn. Sau một thời gian hấp thụ nhiều nguyên tố này thì con người sẽ bị sỏi thận và bạc tóc!

“Ngôi làng ma” dưới đáy hồ: Nhiều bí mật sau 7.000 năm

Một "ngôi làng ma" bí ẩn với những ngôi nhà còn nguyên vẹn phần cọc gỗ làm nền móng cùng rất nhiều vật dụng được tìm thấy ở châu Âu, được xác định có từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công Nguyên.

“Ngôi làng ma” dưới đáy hồ: Nhiều bí mật sau 7.000 năm

Theo tờ Heritage Daily, do bị chìm trong một vùng nước thiếu oxy, các cọc gỗ làm nền móng nhà đã không bị vi khuẩn hay nấm ăn mòn, giúp việc xác định niên đại và tái hiện không gian ngôi làng trở nên hết sức dễ dàng.

“Ngoi lang ma” duoi day ho: Nhieu bi mat sau 7.000 nam

Nhà khảo cổ đang khai quật các tàn tích tại hiện trường - Ảnh: Đại học Bern

Công trình thực hiện bởi nhóm nghiên cứu EXPLO dẫn đầu bởi Đại học Bern (Thụy Sĩ) đã xác định được tổng cộng 800 cọc gỗ, đánh dấu rõ ràng nhiều ngôi nhà thời tiền sử thuộc về một vùng nông nghiệp trù phú 7.000 năm trước.

Khu định cư đã được xây dựng ở khu vực Vịnh Ploca Micov Grad thuộc vùng Hồ Ohird nổi tiếng, gần bờ phía Đông. Hồ Ohird là một hồ lướn nằm giữa biên giới Tây Nam Cộng hòa Macedonia và Đông Albania.

"Ngôi làng ma" được dựng lên trên một vùng đất ngập nước ven vùng hồ cổ đại, giống những ngôi nhà sàn ven kênh hay được nhìn thấy ở các quốc gia nhiệt đới. Qua thời gian, ngôi làng ngày càng chìm thấp và các cọc gỗ được bảo tồn ở vị trí khó tìm kiếm.

Những cư dân đầu tiên khai phá vùng này được xác định là những người nông dân lâu đời nhất châu Âu, bởi đó là thời điểm nền nông nghiệp mới bắt đầu nhen nhóm nơi đây. Khu định cư đã được sử dụng xuyên suốt 3.000 năm từ thiên niên kỷ thứ 5 đến thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, tức từ thời đại đồ đá đến đầu thời đại đồ đồng.

"Kho báu" còn nằm ở một lớp trầm tích dày 1,7 mét được bảo quản ở vùng nông của đáy hồ, bao gồm nhiều vật liệu hữu cơ, trong đó có phần còn lại của ngũ cốc thu hoạch được, thực vật và động vật - nuôi hoặc hoang dã.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về khu định cư và nền nông nghiệp cổ đại này sau phát hiện ban đầu.

Ngôi làng kỳ lạ với 90% cư dân có cùng một họ

Ngôi làng này nằm ở nơi thâm sơn cùng cốc, nơi đây có những điều bí ẩn mà tất cả dân làng đều giấu kín.

Ngôi làng kỳ lạ với 90% cư dân có cùng một họ

Đó là thôn Kim Gia, huyện Đông Chí, thành Trì Châu, An Huy (Trung Quốc). Ngôi làng này được bao quanh bởi những ngọn núi và nằm trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài. Nơi đây trông giống như một ngôi làng trên núi bình thường nhưng thực ra bên trong ẩn chứa rất nhiều bí ẩn.

Dân làng rất hiếu khách nhưng mặt lại biến sắc khi được hỏi một điều

Chi tiết giật mình trong “ngôi làng ma” nằm dưới hồ chứa

Bên dưới hồ chứa ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha là một "ngôi làng ma" với các ngôi nhà hoang tàn, xám xịt... Đó chính là ngôi làng Aceredo. Nơi đây không có người ở kể từ năm 1992.

Chi tiết giật mình trong “ngôi làng ma” nằm dưới hồ chứa
Chi tiet giat minh trong “ngoi lang ma” nam duoi ho chua
 "Ngôi làng ma" Aceredo nằm dưới hồ chứa Alto Lindoso, ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha là một địa điểm đặc biệt trên thế giới. Cách đây 30 năm, toàn bộ người dân sống tại ngôi làng này được sơ tán và chuyển đến nơi khác sinh sống.

Đọc nhiều nhất

Tin mới