Ngôi chùa “bát đĩa” có 1-0-2 của người Khmer ở Việt Nam

Ngôi chùa “bát đĩa” có 1-0-2 của người Khmer ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên chùa Chén Kiểu - một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo từ bát đĩa bỏ đi.

Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất của Việt Nam.
Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất của Việt Nam.
Đây là một ngôi chùa của người Khmer vốn có tên là Wat Sro Loun hay Wat Chro Luong, theo tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước chùa. Để dễ phát âm và dễ nhớ, người ta gọi trại theo tiếng Việt là Sà Lôn.
Đây là một ngôi chùa của người Khmer vốn có tên là Wat Sro Loun hay Wat Chro Luong, theo tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước chùa. Để dễ phát âm và dễ nhớ, người ta gọi trại theo tiếng Việt là Sà Lôn.
Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như hầu hết những ngôi chùa Khmer khác trong khu vực Tây Nam Bộ của Việt Nam.
Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như hầu hết những ngôi chùa Khmer khác trong khu vực Tây Nam Bộ của Việt Nam.
Trong thời gian chiến tranh, chùa đã bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chính điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
Trong thời gian chiến tranh, chùa đã bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chính điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí để mua đủ gạch men trang trí nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí để mua đủ gạch men trang trí nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường.
Chùa đã vận động phật tử quyên góp nhiều tấn chén, đĩa để trang trí.
Chùa đã vận động phật tử quyên góp nhiều tấn chén, đĩa để trang trí.
Những chén, đĩa còn nguyên vẹn thì các vị sư để nguyên ốp lên tường, còn những chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi trên tường.
Những chén, đĩa còn nguyên vẹn thì các vị sư để nguyên ốp lên tường, còn những chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi trên tường.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo.
Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
Ngày nay, chùa nằm trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều cây xanh.
Ngày nay, chùa nằm trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều cây xanh.
Trung tâm của chùa là ngôi chính điện bề thế với các bờ tường, cột, khung cửa... được ghép mảnh gốm sứ lộng lẫy.
Trung tâm của chùa là ngôi chính điện bề thế với các bờ tường, cột, khung cửa... được ghép mảnh gốm sứ lộng lẫy.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chính điện của chùa được xây dựng theo dạng tam cấp, được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chính điện của chùa được xây dựng theo dạng tam cấp, được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt.
Phía trong chính điện có đặt một bàn thờ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Nơi đây có 16 hàng cây cột to chống đỡ mái, và đều được dán bằng gạch men. Trên trần có trang trí họa tiết nhiều màu sặc sỡ, và hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể về cuộc đời của Phật Thích Ca.
Phía trong chính điện có đặt một bàn thờ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Nơi đây có 16 hàng cây cột to chống đỡ mái, và đều được dán bằng gạch men. Trên trần có trang trí họa tiết nhiều màu sặc sỡ, và hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể về cuộc đời của Phật Thích Ca.
Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo.
Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo.
Tương tự như những ngôi chùa Khmer khác, tượng các tiên nữ, Krud (hay Garuda), sư tử thần,… cũng được dùng để trang trí tại chùa Chén Kiểu.
Tương tự như những ngôi chùa Khmer khác, tượng các tiên nữ, Krud (hay Garuda), sư tử thần,… cũng được dùng để trang trí tại chùa Chén Kiểu.
Không chỉ thu hút tín đồ Phật tử là người Khmer, ngày nay chùa Chén Kiểu là một địa danh du lịch nổi tiếng mà nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm mỗi khi đến với mảnh đất Sóc Trăng.
Không chỉ thu hút tín đồ Phật tử là người Khmer, ngày nay chùa Chén Kiểu là một địa danh du lịch nổi tiếng mà nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm mỗi khi đến với mảnh đất Sóc Trăng.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.