Nguyệt thực toàn phần, hiện tượng trăng xanh và siêu trăng sẽ cùng hội tụ trong 77 phút, từ 19 giờ 51 phút đến 21 giờ 08 phút hôm nay 31/1/2018. Riêng nguyệt thực toàn phần, chúng ta có thể quan sát từ khoảng 17 giờ 30 phút.
Tỷ lệ để cả ba hiện tượng cùng lúc diễn ra là 0,042% lần trăng rằm, nghĩa là 2.380 lần trăng tròn, tương đương khoảng 265 năm mới có một sự kiện như thế này. Hôm nay, 31/1/2018 là lần đầu tiên sau 150 năm trăng xanh và nguyệt thực toàn phần hội tụ cùng ngày.
Cảnh nguyệt thực toàn phần ngày 27/9/2015 |
Địa điểm lý tưởng để quan sát bộ ba hiện tượng thiên văn lần này nằm về phía Tây Mỹ, và một số khu vực tại Đông Nam Á, Trung Á. Chúng ta hoàn toàn có thể quan sát từ đầu đến cuối hiện tượng siêu nhiên này tại Việt Nam.
Còn nếu quá lạnh, bạn không muốn ra ngoài trời mà vẫn muốn ngắm nhìn hiện tượng siêu nhiên này, thì bạn có thể qua màn hình máy tính khi truy cập các trang web sau:
Nguồn cấp dữ liệu trực tuyến của NASA TV (https://www.nasa.gov/nasalive).
Đài quan sát Griffith ở Los Angeles cũng chiếu trực tiếp vào lúc hiện tượng hiếm có này diễn ra (https://livestream.com/GriffithObservatoryTV/LunarEclipseJanuary2018)