Ngô Quý Đăng: Con đường đến huy chương vàng IMO lần 2, đạt điểm tuyệt đối

Em Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã xuất sắc giành huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42.

Ngô Quý Đăng: Con đường đến huy chương vàng IMO lần 2, đạt điểm tuyệt đối
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi
 Ngô Quý Đăng trong con mắt nhiều thầy cô, bạn bè là một cậu học trò thông minh, hồn nhiên, đáng yêu. Ảnh: Mai Loan
Đam mê Toán học từ nhỏ, nhìn đèn xanh, đỏ cũng nghĩ tới con số
Tại cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2022 (IMO 2022) tổ chức tại Nauy, 6/6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải. Trong đó, em Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã xuất sắc giành huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối 42/42.
Năm 2020, Ngô Quý Đăng là học sinh lớp 10 duy nhất giành huy chương Vàng Olympic Toán học. Như vậy, đây là lần thứ 2 Đăng chạm tay tới huy chương Vàng. Và lần này, xuất sắc hơn với số điểm tuyệt đối.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-2
Cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải tại kỳ thi IMO 2022. Ảnh: Bộ GD&ĐT. 
Chia sẻ với PV Tri thức và Cuộc sống về niềm đam mê học Toán, Ngô Quý Đăng cho biết, em có niềm đam mê với con số từ nhỏ. Ngày còn bé, mỗi khi được người thân chở qua những ngã rẽ có đèn xanh đèn đỏ, em thường hay đếm giây chờ đến lúc đèn xanh bật. Nhưng có khi, trên bảng, con số chưa nảy về số 0 đèn xanh đã bật rồi. Những lúc đó, em thường hét lên, vì thấy các con số không tuân theo quy luật. Em cũng rất thích làm toán, càng tính toán các số to em càng thích.
Tuy nhiên, khi học cấp 1, em chưa có khả năng tự học, mà phải có sự đồng hành, tiếp sức của ông ngoại em – cũng là một giáo viên dạy Toán.
Lên cấp 2, em xác định phải rèn khả năng tự học. Em bắt đầu đi tìm những bài toán khó, bài nào không làm được thì trao đổi thầy. Lúc đầu trao đổi ít, sau trao đổi nhiều.
“Và muốn thành công như GS Ngô Bảo Châu, đến giai đoạn nghiên cứu thì phải tự học 100%”, Ngô Quý Đăng chia sẻ.
Đăng cho biết, niềm đam mê Toán học của em được nuôi dưỡng từ khi em học ở Trường THCS Archimedes. Và khi trở thành học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thì ngọn lửa đam mê đó đã được “thổi bùng” lên.
Khi học lớp 10, Ngô Quý Đăng được chọn vào đội tuyển thi Olympic Quốc tế. Thời điểm đó là một thử thách lớn đối với em. Bởi vì khối lượng kiến thức quá nhiều, em phải học trước chương trình lớp 11, 12. Cũng có những vấn đề em không hiểu, có bài không làm được. Cũng có môn với em, là quá sức, như môn Hình học.
Có điều, em luôn lạc quan, chưa bao giờ bỏ cuộc. Để bắt kịp được các bạn, em luôn tìm những kiến thức mình đang thiếu để đi hỏi các anh chị hoặc các thầy, dần dần cũng lấp được lỗ hổng.
Cuốn vở nhỏ ghi nhớ bài toán khó
Là một học sinh sở hữu nhiều giải thưởng với những thành tích xuất sắc về Toán học, được đặt cho biệt danh là “vua giải thưởng”, tuy nhiên, Đăng cho biết, em không có bí quyết gì đặc biệt trong học Toán.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-3
Bảng thành tích của "vua giải thưởng" Ngô Quý Đăng trong 4 năm học cấp 2. Ảnh: MATHVN.  
Việc được chọn và đoạt giải OlimpicToán quốc tế khi còn là một học sinh lớp 10 đã là một kết quả em không ngờ đến, thậm chí như một giấc mơ, có phần may mắn, vì những anh chị trong đội tuyển đều học tốt cả.
“Nó khá giống một giấc mơ, nhưng may nó kết thúc có hậu chứ không phải là ác mộng. Bản thân em cũng thấy mình rất bình thường, không có khả năng gì vượt trội so với mọi người ", Đăng chia sẻ.
Tuy nhiên, nếu có điều gì đó muốn chia sẻ để học tốt môn Toán, thì theo Đăng, đó là sự tự học. Lên đến cấp 2, em đã rèn cho mình khả năng tự học. Và càng ngày em càng nhận ra, để có được những thành công, không thể thiếu được sự tự học, khả năng tư duy, sáng tạo, độc lập.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-4
Ngô Quý Đăng cùng các bạn trong đội tuyển chụp ảnh cùng GS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn Olympic Toán học quốc tế (IMO). Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Một cách học với em cũng khá hiệu quả, đó là em có một quyển vở nhỏ, bài toán nào thấy hay hoặc khó, em sẽ chép đề bài và lời giải vào một quyển vở và thi thoảng đọc lại. Cách học này giúp nhớ được những gì mình đã học, cả những phần kiến thức còn hổng. Cuốn vở này đầy, em lại thay vở mới và lưu giữ lại.
Cách trình bày, chữ viết cũng rất quan trọng, cần lưu ý. Ngày lớp 9, em trình bày rất xấu. Thi học sinh giỏi Toán của quận, em bị mất 1 điểm trình bày, chỉ được 19/20 điểm, dù em làm đúng hết.
“Các thầy góp ý với em cần phải cải thiện chữ viết, viết cách dòng và vẽ hình to ra. Từ đó, khi đi thi, em luôn cẩn thận, và luôn ghi nhớ viết cách dòng”, Đăng chia sẻ.
Và điều đặc biệt quan trọng nhất, theo Ngô Quý Đăng, đó là cần có sự đam mê. Học bằng đam mê thì sẽ không chán, không thấy mệt mỏi.
GS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn Olympic Toán học quốc tế (IMO) của Việt Nam chia sẻ, ngay từ khi Đăng học lớp 7, ông đã nhận ra năng khiếu đặc biệt ở cậu học trò này và kỳ vọng vào một thành viên của IMO tương lai. Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế năm 2022 đối với Ngô Quý Đăng là hoàn toàn xứng đáng, và ông không hề ngạc nhiên với kết quả xuất sắc này của Đăng.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-5
 GS Ngô Bảo Châu, PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh đang lắng nghe những chia sẻ của em Ngô Quý Đăng. Ảnh: HUS.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) bày tỏ, ông hy vọng rằng sau 10 năm, 20 năm nữa, những thế hệ như em Ngô Quý Đăng sẽ đóng góp những giải thưởng khoa học mang tầm quốc tế, thúc đẩy sự phát triển khoa học VN nói riêng và của quốc tế nói chung. Và cũng hoàn toàn có thể kỳ vọng 20 năm nữa, biết đâu các em sẽ lặp lại những kỳ tích, như giải thưởng Fields danh giá của GS Ngô Bảo Châu? Điều đó, có thể làm được, nếu có sự ươm mầm, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng cho các em từ hôm nay.
Đội tuyển Olympic Toán học quốc tế Việt Nam xếp thứ
4/104 quốc gia

6 học sinh đạt huy chương trong cuộc thi Olympic Toán Quốc tế 2022 gồm:

1. Em Ngô Quý Đăng, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Huy chương Vàng;
2. Em Phạm Việt Hưng, Học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiện, Đại học Quốc gia Hà Nội: Huy chương Vàng;
3. Em Phạm Hoàng Sơn, Học sinh lớp 12, Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. HCM: Huy chương Bạc;
4. Em Nguyễn Đại Dương, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Huy chương Bạc;
5. Em Vũ Ngọc Bình, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc: Huy chương Đồng;
6. Em Hoàng Tiến Nguyên, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An: Huy chương Đồng.
Với thành tích này, đội tuyển Olympic Toán học quốc tế Việt Nam xếp thứ 4/104 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. So với năm 2021 thi theo hình thức trực tuyến (1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng), thành tích của đội tuyển năm 2022 có sự vượt trội hơn và được Ban Tổ chức đánh giá rất cao.

Mời quý độc giả xem video: Em Ngô Quý Đăng chia sẻ về niềm đam mê đối với Toán học. Video do PV Tri thức & Cuộc sống thực hiện.

Soi bài giải toán kinh điển của “cậu bé vàng” tại Olympic toán quốc tế

Bài giải độc lạ của nhà toán học Lê Bá Khánh Trình tại Olympic toán Quốc tế năm 1977 đã trở thành kinh điển. Theo cậu bé vàng của Toán học Việt Nam bài toán được giải trong tình trạng hiểu sai đề và sắp hết giờ thi.

Soi bài giải toán kinh điển của “cậu bé vàng” tại Olympic toán quốc tế
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te
 TS. Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1962 hiện đang là giảng viên tại khoa toán Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM. Năm 1977, ông là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) tổ chức London, Anh quốc.
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-2

Ông đã làm lên kỳ tích đặc biệt khi đoạt cú “đúp” với hai giải thưởng. Cùng với giải nhất, ông nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. 

Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-3
Nhiều năm sau, cậu bé vàng của Toán học Việt Nam của toán học Việt Nam kể lại rằng sở dĩ ông có lời giải ngắn như vậy là do hiểu sai đề, đến lúc cuối mới phát hiện nên trong lúc nguy cấp đã tìm cách viết gọn nhất. 
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-4
 Trao đổi với truyền thông, TS. Lê Bá Khánh Trình nhớ lại, trước ngày thi, ông bị cảm nên khá mệt. Ngoài ra, khi vào phòng thi, ông đọc nhầm đề, thay vì phải đọc thuận chiều kim đồng hồ, ông lại đọc ngược cứ thế làm bài theo cách "ngược chiều".
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-5
TS. Lê Bá Khánh Trình cho biết, lúc ấy thời gian sắp hết, nếu giải theo cách thông thường thì không kịp, nên buộc ông phải tìm một cách giải khác. Nhờ thế mà cách giải toán của TS. Lê Bá Khánh Trình cuối cùng lại ngắn hơn và đơn giản hơn so với cách giải trong đáp án của ban tổ chức. 
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-6
 GS. Tony Gardiner, nhà toán học người Anh, người đã chấm bài thi của thí sinh Lê Bá Khánh Trình năm xưa kể lại rằng, ngày đó ban giám khảo đã tính hết các nước cho lời giải bài hình. Khi thấy lời giải rất ngắn của thí sinh, ban giám khảo đều cười và cho rằng lời giải này sai. Nhưng sau khi xem kỹ thì không thể tìm ra chỗ sai.
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-7
GS.Tonny nói về khoảng khắc năm xưa: "Một khoảnh khắc vĩ đại (a great moment). Sau khi kiểm tra kỹ chính tôi đã đề xuất trao giải đặc biệt cho lời giải này". Tính đến nay ông là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này. 
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-8
Điều đặc biệt, tại các kỳ thi danh giá của IMO, ngoài thành tích xuất sắc của thí sinh Lê Bá Khánh Trình, đoàn của Việt Nam đã nhiều lần đoạt thứ hạng cao của cuộc thi này. 

GS. Đàm Thanh Sơn và ngã rẽ định mệnh nổi danh khắp thế giới

GS. Đàm Thanh Sơn từng đoạt huy chương vàng tại Olympic Toán quốc tế khi mới 15 tuổi nhưng lại chọn học ngành vật lý khi lên đại học. Việc rẽ ngang này giúp đã ông đạt được nhiều thành công lớn, tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu và vang danh khắp thế giới.

GS. Đàm Thanh Sơn và ngã rẽ định mệnh nổi danh khắp thế giới
Bỏ ngành học "quý tộc" để chọn vật lý
GS. Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức có bố là Đàm Trung Bảo, giáo sư ngành hóa, mẹ là Nguyễn Thị Hảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngành sinh – hóa.

Giáo sư gốc Việt Nguyễn Thị Kim Thanh: Khơi đường mới cho khoa học Việt

Giáo sư gốc Việt Nguyễn Thị Kim Thanh được vinh danh với nghiên cứu tiến bộ lớn về ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực y sinh, chăm sóc sức khoẻ.

Giáo sư gốc Việt Nguyễn Thị Kim Thanh: Khơi đường mới cho khoa học Việt
Được biết, Giáo sư gốc Việt Nguyễn Thị Kim Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1992. Thời gian sau, bà đi du học và bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu quốc tế có uy tín tại Hà Lan, Mỹ và Anh. Từ năm 2013, bà đảm nhận vị trí Giáo sư tại trường đại học University College London (UCL) và dẫn đầu một nhóm thực hiện nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh.
Giao su goc Viet Nguyen Thi Kim Thanh: Khoi duong moi cho khoa hoc Viet
 Giáo sư gốc Việt Nguyễn Thị Kim Thanh đã được giải thưởng quốc tế vinh danh. Ảnh: Báo Quốc tế. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới