Ngỡ ngàng “Tam Quốc diễn nghĩa” trên 1.000 phiến đá

(Kiến Thức) - Cùng với những tình tiết diễn biến trong truyện, hơn 500 nhân vật đã xuất hiện hơn 5.000 lần trên 1.000 phiến đá hoa cương.

Ngỡ ngàng “Tam Quốc diễn nghĩa” trên 1.000 phiến đá
Trung Quốc có nền văn học nghệ thuật phát triển lâu đời với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Về văn học, hiện có “Tứ đại cổ thư” là Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần và Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Các tác phẩm này từ xưa tới nay đều được phổ thành nhiều hình thức nghệ thuật văn học khác nhau, như truyện tranh, kịch, phim nhựa, phim truyền hình.
Tứ đại cổ thư.
 Tứ đại cổ thư.
Trong đó, Tam Quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung đã được phổ ra đủ các thể loại khác nhau, như tranh vẽ, diễn kịch, điện ảnh, truyền hình... chỉ riêng phim ảnh có tới hàng chục bộ “Tam Quốc” với các phiên bản khác nhau và cứ mỗi khi hoa học kỹ thuật đạt trình độ mới thì lại có bộ “Tam Quốc” mới ra đời với sự thể hiện bằng kỹ thuật mới. Vì vậy, tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa ngày càng có xu hướng được “hiện đại hóa”, “điện tử hóa”, “số hóa” thay cho sách và truyện tranh trước đây.
Vào cuối năm 2007, tại Kỳ Huyện tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc), ba nghệ nhân nổi tiếng gồm Viên Tấn Sinh, Lưu Như Cương, Nhiệm Hiểu Phong đã nảy ra ý định tái hiện bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa theo kiểu khắc họa trên 1.000 phiến đá hoa cương theo kiểu tranh liên hoàn.
Ý định này của ba ông lập tức đã được nhiều nghệ nhân trong tỉnh hưởng ứng, vậy là họ tập hợp nhau lại để thiết kế và bắt tay vào xây dựng công trình khắc cao 0,80 mét, rộng 1 mét, được đánh số thứ tự các trang và xếp liên tục với nhau dài hơn một kilômét đặt trên Quảng trường trang trọng ở trung tâm Kỳ Huyện.
Tam Quốc diễn nghĩa.
 Tam Quốc diễn nghĩa.
Để có đầy đủ 1.000 phiến đá hoa cương theo tiêu chuẩn, các nghệ nhân đã chia nhau đi tới hơn 20 tỉnh, thành phố, khu tự trị trong cả nước để chọn những phiến đá vừa ý. Điều họ cảm thấy vui mừng và khích lệ là đi tới đâu cũng được dân chúng ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho các nghệ nhân chọn nguyên vật liệu như ý, vì ai cũng muốn địa phương mình góp “một trang” cho cuốn tiểu thuyết này.
Sau hơn ba năm lao động cần cù, gian khổ và nhẫn nại, vừa qua cuốn tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa bằng đá hoa cương đã hoàn thành. Hơn 500 nhân vật trong truyện đã được các nghệ nhân tái hiện theo trình tự của cốt truyện với những nét khắc họa rất sinh động kèm theo những lời thuyết minh ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu. Cùng với những tình tiết diễn biến trong truyện, hơn 500 nhân vật đã xuất hiện hơn 5.000 lần trên 1.000 trang phiến đá hoa cương.
Trả lời các nhà báo trong lễ khai trương, các nghệ nhân cho biết, La Quán Trung - tác giả cuốn tiểu thuyết quê ở Kỳ Huyện, vì vậy, việc xây dựng tác phẩm điêu khắc này là bầu tâm huyết của các nghệ nhân và dân chúng địa phương muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ và tưởng nhớ tới ông ngay tại quê hương.
Các nghệ nhân chia sẻ: “Ngày nay, tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa được xây dựng thành phim nhựa, phim truyền hình và được chiếu rộng rãi khắp Trung Quốc cũng như trên thế giới, ngoài ra người ta còn đưa phim này vào băng hình và đĩa DVD. Thể loại này đều dùng hình thức hiện đại thể hiện, nhưng hình thức khắc họa trên phiến đá hoa cương hầu như chưa có, nên đây cũng là một tác phẩm nghệ thuật bổ sung cho sự khiếm khuyết của các loại hình nghệ thuật trên. Cuốn sách được mở ra và trải dài trên 1 km trong khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt càng khiến người xem cảm thấy thích thú.
Phương tiện hiện đại tuy rất tiện lợi, nhưng người xem thường phải ngồi một chỗ trước màn hình lớn hay màn hình nhỏ để thưởng thức. Còn với thể loại nghệ thuật này, du khách có thể vừa xem sách, vừa dạo chơi thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên, nhất là cuốn sách đá này lại xuất hiện ngay tại quê hương của La Quán Trung, như vậy chẳng dễ chịu lắm sao?”
Kể từ thời điểm khai trương vào đầu năm 2008 tới nay, rất nhiều du khách từ khắp nước đã đổ về Kỳ Huyện để thăm quan và đọc sách “Tam Quốc”. Họ háo hức tới đây để vừa tham quan công trình nghệ thuật mới vừa tìm về cội nguồn của tác giả. Hẳn nhà văn La Quán Trung cũng sẽ rất vui mừng và tự hào vì cuốn Tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của ông được khắc họa trên 1.000 phiến đá hoa cương ngay tại quê hương mình.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử, nhất là công nghệ thông tin, văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế và đã giành được thị phần khá lớn thay cho nền văn hóa đọc. Nhưng bộ tiểu thuyết được khắc họa trên 1.000 phiến đá là loại hình nghệ thuật độc đáo, thu hút lượng lớn du khách thập phương tới đây thăm quan, góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển.

Điêu Thuyền thực sự là mỹ nhân của ai?

Điêu Thuyền thực sự là mỹ nhân của ai?
Theo “Tam Quốc diễn nghĩa”, Lã Bố có hai người vợ, trong đó, vợ cả tên là Nghiêm Thị. Riêng thân phận thực sự của đại mỹ nhân Điêu Thuyền - người phụ nữ xinh đẹp khiến Lã Bố điên đảo hồn phách lại không được ghi chép rõ ràng. Cũng có ghi chép trong sử liệu rằng, Lã Bố có một người vợ (chưa rõ tên), đi theo mình trong chốn quân nhung. Liệu người phụ nữ bí ẩn ấy có phải là nàng Điêu Thuyền trong truyền thuyết?

Tạo hình của đại mỹ nhân Điêu Thuyền trên phim.
 Tạo hình của đại mỹ nhân Điêu Thuyền trên phim. 

Tình tiết bất ngờ về lăng mộ Tào Tháo

(Kiến Thức) - Khi đưa linh cữu Tào Tháo ra ngoài cung thì cùng một lúc các cửa thành đều mở và có nhiều linh cữu được đưa ra ngoài để đánh lừa thiên hạ.

Tình tiết bất ngờ về lăng mộ Tào Tháo
Tào Tháo, một nhân vật lịch sử với nhiều huyền thoại thời kỳ Tam Quốc. Mặc dù đây là nhân vật lịch sử của Trung Quốc, nhưng hầu như người Việt Nam ai ai cũng biết tới cái tên “Tào Tháo”, nhất là qua tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung. Hơn 1790 năm sau khi Tào Tháo qua đời, tới nay mộ Tào Tháo ở đâu vẫn là bí ẩn.

Đền thờ nổi tiếng trên quê hương Đại tướng

(Kiến Thức) - Đền thờ Liễu Hạnh công chúa tại Đèo Ngang, Quảng Bình vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của người Việt.

Đền thờ nổi tiếng trên quê hương Đại tướng
Đền thờ Chúa Liễu Hạnh nằm dưới chân Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, ngay cạnh Quốc lộ 1A, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, trước là hồ nước, mặt đền hướng ra biển.
 Đền thờ Chúa Liễu Hạnh nằm dưới chân Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, ngay cạnh Quốc lộ 1A, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, trước là hồ nước, mặt đền hướng ra biển.
Ngôi đền nằm trong cụm di tích - danh thắng Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, Hòn La...).
Ngôi đền nằm trong cụm di tích - danh thắng Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, Hòn La...).

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.