Ngộ độc rượu ngâm củ thương lục: “Thủ phạm” Phytolaccatoxin nguy hiểm sao?

Phytolaccatoxin là chất độc có trong tất cả các bộ phận của cây thương lục. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc rượu ngâm củ thương lục: “Thủ phạm” Phytolaccatoxin nguy hiểm sao?
Nhập viện vì uống rượu ngâm củ thương lục
Gần đây nhất là trường hợp 3 người đàn ông ở tỉnh Lào Cai bị ngộ độc và phải nhập viện sau khi uống rượu ngâm củ thương lục.
Thông tin trên báo Vietnamnet cho biết, vào cuối tháng 4/2023, gia đình ông T.K.P, ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, tổ chức ăn uống cho 11 người ăn. Bữa cỗ gồm 8 món chính: Thịt ngan, thịt gà, thịt lợn, giò lợn, rau ngót, tiết canh ngan, rượu ngâm củ cây thương lục và rượu trắng.
Trong bữa ăn, có 3 người uống rượu ngâm củ thương lục do gia đình tự trồng và ngâm. Sau khi uống vài chén nhỏ, 3 người đều có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài, mắt mờ nên được đưa vào viện cấp cứu.
Sau đó, Trung tâm Y tế Bảo Thắng lấy mẫu thực phẩm, rượu gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia. Kết quả cho thấy, mẫu rượu ngâm củ thương lục và mẫu củ thương lục phát hiện độc tố Phytolaccatoxin.
Ngo doc ruou ngam cu thuong luc: “Thu pham” Phytolaccatoxin nguy hiem sao?
 Ảnh: Sở Y tế Lào Cai. 
Đó không phải là những trường hợp đầu tiên ngộ độc rượu ngâm củ cây thương lục. Hồi tháng 6/2021, tỉnh Hòa Bình đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ của bệnh viện cấp cứu 5 bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm với cây thương lục.
Được biết, 5 bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng giống nhau như tê lưỡi, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở…
“Song song với việc cấp cứu các bệnh nhân, chúng tôi cần nhanh chóng tìm nguyên nhân gây độc. Người nhà của bệnh nhân mang rượu mà các bệnh nhân đã uống và loại cây mà họ sử dụng củ để ngâm rượu đến bệnh viện. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tra cứu tài liệu, nhận định đây là cây thương lục, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. Củ và rễ của loại cây này rất giống nhân sâm", báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời bác sĩ khi đó.
Tháng 7/2017, Trung tâm Y tế TP Pleiku (Gia Lai) tiếp nhận điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm củ thương lục. Cụ thể, theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 9/7/2017, một gia đình tại TP Pleiku tổ chức tiệc khai trương cửa hàng.
Sau khi ăn uống được 30 phút, 6 người đột nhiên có biểu hiện ngộ độc thực phẩm với các dấu hiệu chung như nôn mửa, chóng mặt, đi ngoài phân lỏng...và ngay lập tức được đưa đi cấp cứu.
Nguyên nhân vụ ngộ độc của 6 người này sau đó được xác định là do uống rượu ngâm củ cây thương lục.
Độc tố Phytolaccatoxin nguy hiểm sao?
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai, thương lục là loại cây thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 1,5m. Thân cây hình trụ nhẵn, không có lông, ít phân nhánh có màu xanh lục hoặc pha đỏ tím. Lá to, mọc so le với phiến lá hình trứng tròn, có cuống.
Rễ củ thương lục mập, có nét giống củ nhân sâm nên dễ nhầm lẫn. Quả mọng, có màu đỏ tím. Trong Đông y, cây thương lục có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh nhưng phải dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Ngo doc ruou ngam cu thuong luc: “Thu pham” Phytolaccatoxin nguy hiem sao?-Hinh-2
 Ảnh: Sở Y tế Lào Cai. 
Phytolaccatoxin là chất độc có trong tất cả các bộ phận của cây thương lục, khi ăn phải lượng nhiều sẽ có cảm giác tê môi, đầu lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đờm nhớt, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật, liệt hô hấp, hôn mê và có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Để không mắc ngộ độc do độc tố tự nhiên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các loại động, thực vật lạ; không tự ý sử dụng thuốc nam, thuốc đông y khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc; rượu ngâm (rượu thuốc) không nên uống nhiều.
Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, cần lưu giữ và bảo quản toàn bộ thức ăn đã ăn để phục vụ công tác điều tra và tuyệt đối không sử dụng khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng, đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị và cấp cứu kịp thời.

>>> Mời độc giả xem thêm video: TP.HCM: Gần 70 học sinh tiểu học ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Nguồn video: THĐT

Chất kịch độc gây ung thư, tử vong trong các loại thực phẩm quen thuộc

Ochratoxin A, Aflatoxin là độc tố sản sinh khi các thực phẩm như ngô, khoai, sắn bị nấm mốc. Đây là chất kịch độc, gây ung thư và thậm chí tử vong.

Chất kịch độc gây ung thư, tử vong trong các loại thực phẩm quen thuộc

Gần đây, một gia đình tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã phải nhập viện sau khi ăn bánh trôi ngô. Hậu quả là một bé 9 tuổi tử vong, 6 người nhập viện cấp cứu, trong đó 4 trường hợp tiên lượng nặng.

Trước đó, tỉnh Hà Giang cũng thường xuyên xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô (bánh trôi ngô, bánh ngô nướng, bánh ngô rán) gây hậu quả nặng nề. Năm 2007-2014, tỉnh Hà Giang đã xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô với 94 người mắc, trong đó 35 người tử vong.

Phân biệt rượu thường và rượu pha cồn công nghiệp methanol thế nào?

Thời gian gần đây, tại Việt Nam, nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng đã xảy ra do uống phải rượu chứa cồn công nghiệp methanol. Vậy, bằng cách nào để phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol?

Phân biệt rượu thường và rượu pha cồn công nghiệp methanol thế nào?
Phần lớn các vụ ngộ độc liên quan đến methanol xảy ra do uống đồ uống bị lẫn tạp chất và methanol. Vậy, phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol thế nào?
Về vấn đề này, Báo Tin Tức dẫn lời bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Tuy nhiên, trong dân gian có hai cách phân biệt rượu thật và giả là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.

Chàng trai trẻ mất mạng sau khi uống rượu giải sầu

Một mình uống hết 750 ml rượu 42% cồn để giải sầu, chàng trai trẻ người Trung Quốc ngộ độc rượu rồi qua đời trong yên lặng.

Chàng trai trẻ mất mạng sau khi uống rượu giải sầu

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.