Nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao ở khu vực ĐBSCL

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đã giao Bộ GTVT chủ trì với các bộ liên quan nghiên cứu một tuyến đường sắt tốc độ cao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long “chứ không chỉ có một tuyến đường bộ”.

Nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao ở khu vực ĐBSCL
Sáng 30/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy dự án tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận.
Nhấn mạnh ý nghĩa kinh tế, chính trị của tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận khi ĐBSCL - vùng kinh tế trọng điểm gồm 13 tỉnh với hơn 20 triệu dân chỉ có một tuyến duy nhất, Thủ tướng cho biết, đã giao Bộ GTVT chủ trì với các bộ liên quan nghiên cứu một tuyến đường sắt tốc độ cao ở khu vực ĐBSCL “chứ không chỉ có một tuyến đường bộ”, chưa kể hệ thống giao thông đường thủy, hệ thống logistic cần được phát triển tốt hơn, các cảng biển ở khu vực này được đề cập rõ nét hơn để tạo điều kiện cho ĐBSCL cùng với cả nước phát triển.
Nghien cuu lam duong sat toc do cao o khu vuc DBSCL
 Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
“Người dân rất mong chờ tuyến đường này và thời gian qua, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo để thúc đẩy dự án”, Thủ tướng nói và nêu rõ, với vài trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án, tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm trước Chính phủ, các tỉnh ĐBSCL về đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này.
Thủ tướng yêu cầu cơ bản thông xe toàn tuyến vào năm 2020 và khánh thành vào năm 2021. Tuy nhiên, ông nêu rõ, bên cạnh việc bảo đảm tiến độ thì chất lượng là vấn đề đặt ra hàng đầu, không phải vì thúc đẩy tiến độ mà “làm trước hỏng sau, để người dân kêu ca, phàn nàn, do thất thoát, do không giám sát, do thi công cẩu thả, do thiết kế không có tính toán…”.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tỉnh Tiền Giang, Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ, cơ quan liên quan họp để thống nhất giải quyết dứt điểm trên cơ sở pháp lý. Phải xử lý nhanh những thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, mà trước hết là phê duyệt tổng mức đầu tư.
Về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng hoan nghênh Tiền Giang đã tích cực triển khai và hiện đã giải phóng được 99,4%, chỉ còn mấy chục hộ, đồng thời đề nghị tỉnh tập trung hoàn thành nốt công tác này trên cơ sở giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân để có mặt bằng sạch, thi công liên tục.
Thủ tướng gửi gắm, lưu ý công trình này với “9 từ” là bảo đảm “tiến độ”, “chất lượng”, hiệu quả”, không “tham nhũng”, “tiêu cực”, “công khai”, “minh bạch”, “trách nhiệm giải trình”.
Thủ tướng nhấn mạnh, các đơn vị tập trung phương tiện, thiết bị thi công với tiến độ hợp lý, chặt chẽ, bảo đảm chất lượng. Ngân hàng có trách nhiệm cung ứng đủ vốn, kịp thời. Đồng thời yêu cầu phải phối hợp tốt hơn nữa, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, xử lý liên tục để bảo đảm công việc thông suốt. Hằng tháng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Tiền Giang báo cáo Thủ tướng tiến độ cũng như các công việc có liên quan tới dự án.
Thủ tướng hy vọng sau cuộc họp này thì chỉ còn nghe về những đơn vị, con người kiên cường thi công để bảo đảm tiến độ, không còn phải nghe về những ách tắc, khó khăn như vừa qua vướng phải.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài hơn 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A. Cao tốc là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, sau 10 năm thi công, dự án vẫn chưa thành hình. Tại đoạn nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang) phần lớn chỉ là đoạn đường đất, chưa hoàn thiện. Đây là đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
>>> Xem thêm video: Kỷ luật Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải

Nguồn VTC


Năm 2018, kiểm toán Metro số 1 TP.HCM và nhiều dự án BT, BOT

Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM cùng nhiều dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BT, BOT sẽ lọt vào tầm ngắm của Kiểm toán Nhà nước 2018.
 

Năm 2018, kiểm toán Metro số 1 TP.HCM và nhiều dự án BT, BOT
Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành quyết định Kế hoạch kiểm toán năm 2018. Dự kiến năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện hơn 200 cuộc kiểm toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hồ sơ “khủng” của bà chủ loạt dự án BOT đình đám Vũ Thị Hoan

Được biết đến là nữ đại gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, tên tuổi của Vũ Thị Hoan, bà chủ 8x vừa bị bắt mới đây gắn liền với hàng loạt dự án BOT đình đám như Việt Trì, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Hồ sơ “khủng” của bà chủ loạt dự án BOT đình đám Vũ Thị Hoan
Ngày 22.11.2018, thực hiện Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Thường vụ Quân ủy Trung ương, Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định khởi tố vụ án số 04/QĐ-KTV về tội 'vi phạm các quy định về quản lý đất đai' theo Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan vướng lao lý, Yên Khánh gặp vận đen

Từ sau khi bà chủ 8X Vũ Thị Hoan bị bắt, công ty Yên Khánh bắt đầu rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. 

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan vướng lao lý, Yên Khánh gặp vận đen
Mới nhất là khoản nợ hơn 450 tỷ đồng có TSBĐ là quyền thu phí phát sinh tại dự án đầu tư nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức BOT vừa bị LienVietPostBank "siết" nợ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.