Nghịch lý Đà Nẵng, Quảng Nam ngập nặng nhưng thủy điện khô cạn

Trong khi hạ du Đà Nẵng, Quảng Nam ngập nặng sau nhiều trận mưa lớn thì các thủy điện phía thượng nguồn lại khô cạn, gần mực nước chết.

Nghịch lý Đà Nẵng, Quảng Nam ngập nặng nhưng thủy điện khô cạn
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam có mưa rất to, nhiều nơi xảy ra ngập sâu. Tuy nhiên, các thủy điện phía thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn... lại đang thiếu nước trầm trọng. 

Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-2
Tại Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), mực nước hồ đang xuống thấp nhất trong cùng kỳ 45 năm qua. Mực nước hồ hiện tại vào khoảng 150 m, cao hơn mực nước chết khoảng 9,7 m.
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-3
Lãnh đạo nhà máy cho biết thời gian này hàng năm là vào mùa lũ, thủy điện thường tích nước cho cả năm sau. Tuy nhiên năm nay, Thủy điện Sông Tranh 2 đang thiếu khoảng 418 triệu m3 nước (so với dung tích đầy hồ). Trong tháng 12, lượng nước về hồ chỉ khoảng 71 m3/s, thấp lịch sử. Đặc biệt, khi hạ du mưa to, lượng nước về hồ cũng không được cải thiện.
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-4
Tình cảnh thiếu nước còn nghiêm trọng hơn tại Nhà máy thủy điện A Vương (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Nhà máy thủy điện lớn nhất Quảng Nam chứng kiến mực nước ngày 10/12 là 341,14 m, chỉ cao hơn mực nước chết một chút (340 m).
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-5
Khi Đà Nẵng, Quảng Nam có mưa rất to, khu vực này chỉ có mưa nhỏ. Lượng nước về hồ chỉ khoảng 11,3 m3/s, trong khi trung bình hàng năm dịp này là 80-100 m3/s.
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-6
 Số liệu lượng nước về hồ được tính toán hàng giờ bằng thiết bị sóng âm hiện đại. Theo tính toán, hiện tại lượng mưa từ đầu năm trên lưu vực đạt 1.478 mm, trong khi trung bình hàng năm là 2.400-2.600 mm.
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-7
Chỉ cao hơn mực nước chết trên 1 m, Thủy điện A Vương hoàn toàn ngừng phát điện để tích nước phục vụ cho nhiệm vụ phát điện, tưới tiêu năm tới. Nhiều khu vực ven hồ nhanh chóng để lộ ra các khoảng đất do nước rút sâu so với mọi năm. 
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-8
Ông Ngô Xuân Thế, Phó giám đốc Công ty cổ phần thủy điện A Vương, cho rằng rất khó để hồ nước tích đủ mực 375,5 m theo trung bình hàng năm. Do đó, nhà máy đang chào giá 5.700 đồng/kWh để hạn chế bị điều động điện, phục vụ cho tích nước. 
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-9
 Tại Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), gần như không có mưa trong những ngày Đà Nẵng và Quảng Nam mưa to và ngập nặng.
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-10
Lượng nước ở hồ chỉ đạt khoảng 13,2% so với dung tích thiết kế và thiếu hụt 168 triệu m3 nước. 
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-11
Theo ông Nguyễn Sơn, Phó giám đốc Công ty Thủy điện Sông Bung 4, rất nhiều hồ khu vực Miền Trung, Tây Nguyên gặp vấn đề thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô năm nay. Có thể kể đến các hồ như Đắk Mi, Yaly...

Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-12
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), cho biết tình trạng thiếu nước nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp điện năm tới. EVN ước tính sẽ hụt khoảng 3,8 tỷ kWh sản lượng thủy điện. Nguồn điện thay thế là nhiệt điện than, khi cần có thể phải huy động cả nhiệt điện chạy dầu. 
Nghich ly Da Nang, Quang Nam ngap nang nhung thuy dien kho can-Hinh-13
Vị trí một số nhà máy thủy điện tại khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Theo ông Nguyễn Văn Thạch, Ban An toàn, Tập đoàn điện lực Việt Nam, đới gió đông kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn cho ven biển từ Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Mưa lớn gây ngập lụt và cung cấp lượng nước lớn cho các hồ thủy lợi ở hạ du. Một số hồ phải xả lũ để đảm bảo an toàn do đập yếu. Tuy nhiên, tại các thủy điện thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn lại có lượng mưa nhỏ. Đới gió đông gây mưa cho vùng duyên hải đã không thể tiếp tục lên cao ở khu vực phía tây và gây mưa. Do đó các hồ thủy điện gần như không có thêm nhiều nước từ đợt mưa lớn này. 

Dấu ấn trí tuệ Việt trên công trình thủy điện Lai Châu

Gần 6 năm nỗ lực thi công, công trình thủy điện Lai Châu đến nay đã hoàn thành, với cả 3 tổ máy hòa lưới điện quốc gia an toàn.

Dấu ấn trí tuệ Việt trên công trình thủy điện Lai Châu
Công trình đã khẳng định dấu ấn trí tuệ Việt, từ các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, giám sát, lắp máy, quản lý vận hành... đều do các kỹ sư, công nhân trong nước đảm nhận.

Công điện hỏa tốc về việc Thủy điện Sơn La, Hòa Bình cùng xả lũ vào sáng mai

(Kiến Thức) -Vào 8h sáng mai 7/7, Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình đồng loạt mở một cửa xả đáy. Đến hiện tại, mọi công tác đảm bảo an toàn người và tài sản đang được khẩn trương tiến hành…

Công điện hỏa tốc về việc Thủy điện Sơn La, Hòa Bình cùng xả lũ vào sáng mai
Thủy điện Sơn La, Hòa Bình cùng xả lũ vào 8h sáng 7/7
Ngày 6/7/2018, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành công điện hỏa tốc số 07/CĐ-TW gửi Công ty thủy điện Sơn La, Công ty Thủy điện Hòa Bình và các tỉnh, thành phố Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình về việc mở cửa xả đáy hồ Sơn La và hồ Hòa Bình.

Bao giờ nước từ vụ vỡ đập thủy điện Lào về tới VN?

(Kiến Thức) - Thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào cách biên giới đoạn cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm.

Bao giờ nước từ vụ vỡ đập thủy điện Lào về tới VN?

Trao đổi với báo chí về sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng thông tin, đây là con đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỷ m3, đập đang trong quá trình bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá, khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay, hiện phía Việt Nam vẫn đang giám sát rất chặt mọi diễn biến.

Bao gio nuoc tu vu vo dap thuy dien Lao ve toi VN?
 Người dân Lào leo lên mái nhà tránh dòng nước vỡ đập.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Hoàng Văn Thắng cho biết: “Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời”.

Còn theo tính toán của Ủy hội sông Mê Kông, hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3. Tuy nhiên theo tính toán, với nước xả ra từ sự cố vỡ đập thủy điện này, mực nước tại hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.

Do đó, sự cố này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Song, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.

Tron khi đó, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ theo dõi sát sao diễn biến của sự cố này và có sự tính toán sơ bộ lượng nước sẽ đổ về ĐBSCL trong những ngày tới.

"Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy cách biên giới đoạn cửa sông Cửu Long ở khu ĐBSCL khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm. Ngoài ra, các sông ở ĐBSCL đang có mực nước thấp nên có thể nói sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoysẽ không ảnh hưởng nhiều đến khu vực này" - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.

Trước đó, Hãng thông tấn Laos News Agency cho biết, sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7 khiến hàng tỷ mét khối nước thoát ra ngoài. Nguồn tin cho biết thêm, sự cố vỡ đập khiến hàng trăm người mất tích và một số người thiệt mạng, song hiện chưa rõ con số cụ thể.

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện

Liên quan sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7, ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về người Việt Nam hoặc kiều bào tại khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp có người bị ảnh hưởng.

Theo Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào 008562096106775 hoặc tại Việt Nam 0084981848484.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức thông tin về vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào. Theo đó, cán bộ ngoại giao Việt Nam tại tỉnh Pakxe cho biết đã có mặt ở hiện trường. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc có nạn nhân là người Việt Nam hay không. Tuy nhiên, Đại sứ quán Việt Nam đang và sẽ phối hợp với giới chức Lào để tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có công dân Việt bị ảnh hưởng trong vụ vỡ đập thủy điện.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.