Nghi vấn sàn BĐS Đại Thanh thuê xã hội đen “hành hung” phóng viên

(Kiến Thức) - Phóng viên bị “bóp cổ”, cưỡng đoạt tài sản; còn người dân mua căn hộ tại sàn giao dịch Đại Thanh bị đánh “vỡ” trán...

Phóng viên bị “bóp cổ” cưỡng đoạt tài sản
Theo phóng viên Trần Văn Kháng, báo Giáo dục, vào khoảng 9h ngày 26/10, đang tác nghiệp trước sàn giao dịch Đại Thanh, địa bàn thuộc phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì bất ngờ có 2 nam thanh niên hung hăng, mặt đầy sát khí tiến lại, bóp cổ, kéo vào gara sửa xe bên cạnh sàn giao dịch.
Khu vực người dân tập trung đòi quyền lợi và nơi PV Kháng tác nghiệp...
Khu vực người dân tập trung đòi quyền lợi và nơi PV Kháng tác nghiệp...
"Một trong 2 đối tượng tiếp lại gần và hung hăng hỏi: Mày là ai, là nhà báo hay là dân…?. Lúc đó, tôi đáp: Em là phóng viên đang tác nghiệp, không làm gì sai cả. Lập tức, 2 đối tượng ép tôi xóa ảnh trong máy và buông những lời lẽ tục tĩu, đồng thời cưỡng đoạt luôn chiếc thẻ nhớ", anh Trần Văn Kháng cho biết.
Nơi phóng viên Kháng bị 2 nam thanh niên kéo vào cưỡng đoạt tài sản. Nhưng đến khi PV khác đến hỏi về sự việc, những người làm việc tại đây không trả lời.
Nơi phóng viên Kháng bị 2 nam thanh niên kéo vào cưỡng đoạt tài sản. Nhưng đến khi PV khác đến hỏi về sự việc, những người làm việc tại đây không trả lời.

Theo anh Kháng, do lo sợ an nguy tính mạng và đối tượng quá hung tợn, anh bất lực để 2 nam thanh niên này lấy đi chiếc thẻ nhớ. Trong thẻ nhớ có rất nhiều tài liệu quý giá phục vụ cơ quan cũng như bạn đọc và cơ quan CSĐT. Đến lúc này, chiếc thẻ nhớ của anh Kháng vẫn chưa được 2 nam thanh niên trả lại.
"Bị giữ trong gara sửa xe, tôi chưa hình dung ra 2 đối tượng này sẽ xử lý tôi thế nào thì rất may có nhiều người dân chạy tới giải cứu, để tôi thoát thân”, PV Kháng hoảng hốt kể lại.
Phóng viên Kháng kể lại sự việc.
Phóng viên Kháng kể lại sự việc.
Ngay sau khi được giải vây, anh Kháng lập tức báo về lãnh đạo cơ quan, đồng thời đến cơ quan Công an phường Đại Kim trình báo lại sự việc. “Tôi đi ghi nhận tình hình người dân phản ánh đòi quyền lợi trước sàn Giao dich Đại Thanh theo chỉ đạo của cơ quan, chứ không phải đi làm cá nhân”, PV Kháng khẳng định.
Người dân đòi quyền lợi đến gầm cầu đường cao tốc trên cao ngồi trước sàn giao dịch Đại Thanh lánh nạn.
Người dân đòi quyền lợi đến gầm cầu đường cao tốc trên cao ngồi trước sàn giao dịch Đại Thanh lánh nạn.
Anh N Đ D. (31 tuổi, ở tòa nhà CT 8A, xã Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) - người chứng kiến vụ việc cho biết: “Khi đó, tôi thấy PV Kháng đang tác nghiệp, bất ngờ có 2 nam thanh niên “xã hội đen” lôi, bóp cổ kéo vào gara sữa xe hành hung. Sợ nguy hiểm đến tính mạng PV Kháng, nên người dân chúng tôi chạy tới giải vây cho anh này”.
Anh Nguyễn Đình D. kể lại vụ việc 2 nam thanh niên hành hung anh Khánh với PV Kiến thức.
Anh Nguyễn Đình D. kể lại vụ việc 2 nam thanh niên hành hung anh Khánh với PV Kiến thức.
Anh N T D. cũng ở tòa nhà với anh D. cho biết: “Khi đó, người dân tòa nhà CT8A tập trung đến sàn giao dịch Đại Thanh rất đông, nên 2 nam thanh niên này chưa kịp đánh PV. 2 nam thanh niên “xã hội đen” kéo, bóp cổ lôi anh PV vào gara sửa xe, nên chúng tôi không kịp ghi hình ảnh”.
Người dân đòi quyền lợi bị đánh chảy máu
Theo những người dân cũng là khách hàng của sàn giao dịch Đại Thanh, họ đến đây là đòi quyền lợi nhiều lần, nhưng sàn giao dịch Đại Thanh không đáp ứng những quyền lợi đáng lý họ mua căn hộ, phải có như trong hợp đồng mà còn bị “xã hội đen” đánh.
Anh N Đ H. trao đổi với PV Kiến thức.
Anh N Đ H. trao đổi với PV Kiến thức.
Nói về vấn đề này, anh N Đ H. cho biết: “Chúng tôi đến đây, để đề nghị sàn giao dịch đáp ứng quyền lợi cho chúng tôi có sau khi mua căn hộ theo như trong hợp đồng. Chúng tôi là những người ký hợp đồng với sàn giao dịch Đại Thanh và mua căn hộ, nên đến đây đòi quyền lợi”.
Hình ảnh chị Hằng khi bị đánh.
Hình ảnh chị Hằng khi bị đánh.
Tuy nhiên, theo anh H., những người dân đến sàn giao dịch đòi quyền lợi, bị một nhóm “xã hội đen”, có dắt theo chó và thả cho chó cắn chúng tôi. Không chỉ có vậy, họ còn mang bình sơn xịt vào mặt nhóm người đòi quyền lợi như tôi.
Vết thương trên trán của chị H. sau khi bị đánh
Vết thương trên trán của chị H. sau khi bị đánh

“Tôi và chị N T T H. cùng đoàn người đang đứng ngay ngắn đòi quyền lợi, bất ngờ có 1 đối tượng "xã hội đen" vung tay đấm vào mặt chị H., nhưng tôi cản được. Ngay lúc đó, 1 đối tượng khác lại đấm vào mặt chị H., tôi không kịp cản. Cú đấm quá nhanh và mạnh, khiến chị H. bị thương ở trán, máu chảy rất nhiều nhưng được người dân sơ cứu kịp thời”, anh H. khẳng định.

Theo anh H., hết sờ làm việc, sàn giao dịch Đại Thanh đóng cửa nghỉ trưa thì nhóm thanh niên hành hung phóng viên Kháng vào 1 nhà hàng nghỉ trưa...

Từ những ghi nhận nêu trên, câu hỏi được đặt ra: 2 nam thanh niên hung tợn hành hung phóng viên Kháng và khách mua căn hộ có liên quan gì tới sàn giao dịch Đại Thanh hay không? Kiến Thức sẽ làm rõ vụ việc này và tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nhói lòng trẻ thơ đưa tang mẹ

(Kiến Thức) - Người mẹ trẻ ra đi sau vụ tai nạn chìm đò thảm khốc để lại cho chồng 3 đứa con thơ trong cảnh nghèo nàn, cơ cực.

Chị Thị Cươi (31 tuổi, bên trái ảnh)) và mẹ của mình, bà Thị Hân cùng 5 người phụ nữ đồng bào dân tộc S'tiêng (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) tử nạn trong vụ chìm đò trên sông Măng (giáp biên giới Việt Nam-Campuchia) chiều ngày 23/10
Chị Thị Cươi (31 tuổi, bên trái ảnh)) và mẹ của mình, bà Thị Hân cùng 5 người phụ nữ đồng bào dân tộc S'tiêng (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) tử nạn trong vụ chìm đò trên sông Măng (giáp biên giới Việt Nam-Campuchia) chiều ngày 23/10
Chị Cươi ra đi để lại cho chồng 3 đứa con thơ còn nhỏ dại là cháu Thị Tâm (12 tuổi-ngoài cùng bên trái), Điểu Chung (10 tuổi-giữa) và Thị Tam (7 tuổi).
Chị Cươi ra đi để lại cho chồng 3 đứa con thơ còn nhỏ dại là cháu Thị Tâm (12 tuổi-ngoài cùng bên trái), Điểu Chung (10 tuổi-giữa) và Thị Tam (7 tuổi). 
Ba đứa trẻ thơ người dân tộc nghèo vốn đã thiếu thốn về vật chất nay lại chịu cảnh sớm mất đi tình mẫu tử.
Ba đứa trẻ thơ người dân tộc nghèo vốn đã thiếu thốn về vật chất nay lại chịu cảnh sớm mất đi tình mẫu tử. 

Chuyện tìm nước ngầm nơi Đại tướng yên nghỉ

Ít người biết rằng công cuộc tìm mạch nước ngọt phục vụ cho Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vô cùng gian nan.

Nhiều người đã biết rằng, từ lâu Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cách đây gần 10 năm, anh Võ Điện Biên, con trai Đại tướng đã làm những thủ tục cần thiết để biến nơi đây thành một khu vực khang trang hơn.
Thế nhưng, ít người biết việc tìm ra nguồn nước ngọt phục vụ cho công trình này lại vô cùng gian nan. Và người tìm ra mạch nước chính là TS Vũ Bằng - người được mệnh danh là ông “tia đất”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới