Nghi thức ăn cơm trong chánh niệm

Nghi thức ăn cơm trong chánh niệm

Tập hợp ở nhà ăn

Mọi người đứng trang nghiêm, nghe tiếng khánh chấp tay cùng xá, rồi ngồi xuống, nhiếp tâm trong chánh niệm.

Ngồi chính niệm

Thẳng lưng, ngồi thiền vững chãi

Cầu cho tất cả mọi loài

Ngồi vững trên tòa giác ngộ

Tâm không đắm nhiễm, buông thư

Án, phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha (3 lần)

(Chánh thân đoan tọa, đương nguyện chúng sanh, tọa Bồ-đề tòa, tâm vô sở trước).

 

 

Mở bát cơm

Dùng tay mở bát đựng cơm

Phật dạy đo lường sức ăn

Nguyện cùng tất cả chúng sinh

Đạt được ba luân rỗng lặng.

Án, tư ma ma ni sa ha (3 lần)

(Như Lai ứng lượng khí, ngã kim đắc phu triển, nguyện cúng nhứt thiết chúng, đẳng tam luân không tịch).

Quán lúc bát không

Khi nhìn thấy chén trống không

Cầu cho tất cả chúng sinh

Đạt được thân tâm thanh tịnh

Không còn phiền não, sầu đau.

(Nhược kiến không bát, đương nguyện chúng sanh, cứu cánh thanh tịnh, không vô phiền não).

Quán lúc bát đầy

Khi nhìn thấy chén đầy cơm

Cầu cho tất cả mọi loài

Chứa đủ đức lành, phước báu

Tất cả thiện pháp tràn đầy.

(Nhược kiến mãn bát, đương nguyện chúng sanh, cụ túc thạnh mãn, nhất thiết thiện pháp).

Dâng bát cúng dường

(Tay trái co ngón giữa và ngón áp út, 3 ngón còn lại dựng thẳng để bát lên. Tay mặt ngón áp út co lại, lấy ngón cái đè lên ngón áp út. Tay trái và bát cùng để ngang trán. Cùng nhau đồng đọc bài cúng dường)

Cúng dường Thanh Tịnh Pháp thân Tỳ-lô-giá-na Phật.

Viên mãn Báo thân Lô-xá-na Phật.

Thiên bá ức Hóa thân Thích-ca Mâu-ni Phật.

Đương lai hạ sanh Di-lặc tôn Phật.

Cực Lạc thế giới A-di-đà Phật.

Thập phương tam thế nhứt thiết chư Phật.

Đại Trí Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát.

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.

Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.

Đại Thế Chí Bồ-tát.

Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Hộ pháp chư tôn Bồ-tát.

Lịch đại tổ sư Bồ-tát.

Già-lam thánh chúng Bồ-tát.

Giám trai sứ giả Bồ-tát.

Thập điện minh vương Bồ-tát.

Đạo tràng hội thượng Phật Bồ-tát.

Chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát.

Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật.

Ba đức sáu vị

Đủ ba đức, hương hoa sáu vị

Xin cúng dường pháp giới các loài

Thánh tăng, Bồ-tát, Như Lai

Thân no pháp hỷ, tâm say đạo mầu.

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhật ra hồng (3 lần)

Chủ lễ cúng xuất sanh

(Vị chủ lễ để chén nước trong lòng bàn tay trái, tay phải gắp 7 hột cơm để vào, rồi kiết ấn cam lồ: “Tay phải, ngón áp út co lại, ngón tay cái đè lên ngón áp út” và thầm đọc như sau):

Năng lực pháp mầu khôn tả

Từ bi chẳng bị gì ngăn

Bảy hạt biến cùng mười hướng

Ban tặng tất cả chúng sinh

Án, độ lợi ích sa ha (3 lần)

(Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại, thất liệp biến thập phương, phổ thí châu sa giới).

Thị giả cúng xuất sanh

Đại bàng cánh vàng hung dữ

Ma quỷ ở chốn hoang vu

Mẹ con la-sát ác độc

Cam lộ thảy đều no đủ

Án, mục đế sa ha (7 lần)

(Đại bàn kim sí điểu, khoáng dã quỷ thần chúng, la sát quỷ tử mẫu, cam lồ tất sung mãn).

Chủ lễ xướng

Phật dạy các vị xuất gia

Khi ăn tâm niệm năm điều

Tán tâm, ham vui, nói chuyện

Thực phẩm tín thí khó tiêu

Mọi người khi nghe tiếng khánh

Chính niệm thực tập, chớ quên

Cùng nhau nhất tâm niệm Phật:

Nam-mô A-di-đà Phật

(Phật chế Tỳ-kheo thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu. Đại chúng văn khánh thinh, các chánh niệm).

Dâng bát cơm ngang trán

Tay nâng bát cơm ngang trán

Cầu cho tất cả chúng sinh

Trở thành dụng cụ Phật pháp

Xứng đáng nhận người cúng dâng.

Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhật, ra hồng phấn tra (3 lần)

(Chấp trì ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên, nhơn cúng).

Ba điều phát nguyện

Muỗng cơm thứ nhất vừa ăn

Nguyện cho tất cả ác nhân không còn.

Muỗng hai xin nguyện với lòng

Giúp người tu thiện, tâm đồng thái hư.

Muỗng ba thực hiện tâm từ,

Dắt dìu muôn loại cùng tu đạo mầu.

Năm điều quán tưởng

Một xem phước đức bản thân

Có bằng với lượng thức ăn cúng dường?

Hai xem công đức tu nhân

Vẹn tròn, xứng đáng cúng dâng, khi dùng?

Ba xa lầm lỗi, lìa tham,

Bốn xem như thuốc, phòng ngăn bệnh gầy.

Năm vì đạo nghiệp sáng ngời

Trả ơn thí chủ, giúp đời an vui.

Uống nước

Phật thấy trong mỗi ly nước

Tám vạn bốn ngàn vi trùng

Uống nước không trì tâm chú

Như nuốc chúng sinh vào lòng.

Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần)

Kệ chú khi ăn cơm xong

Nam-mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án, chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (7 lần)

Mỗi khi cúng dường, bố thí

Gặt được phước báu bình an

Hễ ai ham thích bố thí

Về sau hái quả giàu sang.

Ăn cơm chánh niệm vừa xong

Cầu cho mọi loài chúng sanh

Tất cả việc làm lớn nhỏ

Thấm nhuần Phật pháp bên trong.

(Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị nhạo bố thí, hậu tất đắc an lạc. Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sanh, sở tác giai biện, cụ chư Phật Pháp).

Chủ lễ cầu nguyện

Thân mặc áo quần, thường nhớ công lao thợ dệt;

Ngày ăn ba buổi, luôn ghi công sức nông dân.

Tăng Ni đạo lực thậm thâm;

Phật tử tín tâm kiên cố.

Trời giác ngộ luôn sáng tỏ;

Xe chánh pháp chuyển không dừng.

Nhà nhà hạnh phúc, khương ninh;

Đất nước thái hòa, hưng thịnh.

Năm châu an định;

Bốn biển thanh bình.

Tình với vô tình,

Đều thành Phật đạo.

Nam-mô A-di-đà Phật.

BÀI LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.