Nghi có đồng đen, đền thờ Hai Bà Trưng bị đốt phá

(Kiến Thức) - Do nghi trong đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) có chứa đồng đen, kẻ xấu đã kéo đến đốt phá tìm báu vật.

Nghi có đồng đen, đền thờ Hai Bà Trưng bị đốt phá
Ngày 6/8, công an xã Mê Linh, cho biết đã trình báo vụ việc trên lên công an huyện Lâm Hà để vào cuộc điều tra, truy tìm những đối tượng đã đốt phá đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn 3, xã Mê Linh.
Các cửa ra vào của đền thời Hai Bà Trưng bị đốt cháy tan hoang.
 Các cửa ra vào của đền thời Hai Bà Trưng bị đốt cháy tan hoang.
Cách đây ít ngày, người dân địa phương vô cùng sững sốt khi phát hiện ba cửa ra vào đền thờ Hai Bà Trưng, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thông, nằm cách biệt với khu dân cư đã bị kẻ xấu đốt phá tan hoang. Rất đông người kéo đến chứng kiến hiện trường và tỏ ra bức xúc, bất bình, bởi đối với cư dân địa phương đền thờ Hai Bà Trưng không chỉ mang giá trị tâm linh, văn hóa, mà còn có ý nghĩa gợi nhớ về quê hương của những người con Mê Linh (Hà Nội) đi xây dựng kinh tế mới ở vùng đất Lâm Hà (Lâm Đồng).
Ngày 6/8, theo ghi nhận của phóng viên Kiến Thức, các cửa ra vào cùng nhiều vật dụng trong đền đều đã bị kẻ xấu đốt phá cháy thành tro, nhiều cửa kính của dãy nhà bên cạnh cũng bị đập vỡ, gây hư hỏng nặng. Theo lý giải của một số người dân địa phương, có thể do nghi ngờ bên trong đề thờ Hai Bà Trưng có đồng đen và những vật dụng có giá trị, kẻ xấu đã tìm cách đột nhập vào bên trong bằng cách châm lửa đốt các cánh cửa ra vào.
Cồng chiêng tại đền thời Hai Bà Trưng bị đốt cháy.
 Cồng chiêng tại đền thời Hai Bà Trưng bị đốt cháy.
Ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, cho biết, đền thờ Hai Bà Trưng là công trình do nhân dân huyện Mê Linh (Hà Nội) cùng nhân dân huyện Lâm Hà đóng góp công đức xây dựng với tổng số tiền khoảng 900 triệu đồng.
Đền thờ được khởi công từ năm 2002, khánh thành vào năm 2010. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, chiêm bái của nhân dân trong xã và khu vực. Mỗi năm cứ đến ngày 16 tháng giêng (âm lịch) người dân tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa lên Hai Bà Trưng tại khu đền thờ.

Chuyện lạ về ngôi đền thiêng ngàn tuổi “báo oán“

Chuyện lạ về ngôi đền thiêng ngàn tuổi “báo oán“

Người dân xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An mấy năm nay vẫn truyền nhau câu chuyện lạ về một ngôi đền thiêng (Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang nằm trên địa bàn xã) rằng: Sau khi phá bỏ ngôi đền ấy đi, có nhiều người tự nhiên mắc các chứng bệnh lạ.

Trước thông tin mang màu sắc mê tín, ma quái kia, chúng tôi quyết định về tận nơi để tìm hiểu sự thật.

Ngôi đền ngàn tuổi

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo len lỏi qua những cánh đồng, những vạt rừng xanh tươi dẫn chúng tôi đến ngôi đền thiêng thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Khi được hỏi về câu chuyện đền thiêng “báo oán”, vẻ mặt người dân nơi đây đều thể hiện rõ sự hoang mang, sợ hãi. Tất cả đều có ý lảng tránh rồi bảo chúng tôi hãy gặp người khác.

Chuông cổ 200 tỉ đồng: Nhà chùa cầu cứu công an

Chuông cổ 200 tỉ đồng: Nhà chùa cầu cứu công an
Một quả chuông cổ nghi bằng đồng đen đang gây cơn sốt săn mua. Nhà chùa phải cầu cứu công an bảo vệ chuông.

Gần đây, tin đồn về quả chuông cổ bằng đồng đen tại chùa Phú Sơn, thôn Phú Điền, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong đang rộ lên ở Bình Thuận. Nhiều thương lái mua đồ cổ liên tục đến gạ gẫm ngã giá đòi mua quả chuông nặng gần 100 kg với giá khủng từ 100 tỉ, 150 tỉ rồi lên đến 200 tỉ đồng.

Xây “lô cốt” bảo vệ chuông

Ngày 6/11, chúng tôi đến chùa tìm hiểu sự việc. Có lẽ bị tác động của những người săn lùng, tìm mua chuông cổ, thầy Thích Quảng Độ, trụ trì chùa, đã rất thận trọng, cảnh giác khi tiếp chúng tôi.

Theo thầy Quảng Độ, ông mới về trụ trì chùa từ năm 1990 đến nay, còn quả chuông cổ là bảo vật của làng Phú Sơn - được người dân kính trọng gọi là “ông đại” đã có từ lâu và theo truyền thuyết được đúc từ năm 1887.

Năm 1951, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến để chống Pháp, người dân trong làng đã đốt chùa và khiêng quả chuông đánh chìm dưới một hồ nước để cất giấu. Trải qua nhiều biến cố, sau khi chùa Phú Sơn được xây lại, quả chuông mới được đưa về chùa đến nay. Theo thầy Quảng Độ, thỉnh thoảng chuông có tươm nước, một biểu hiện mà dân gian cho rằng đặc trưng của đồng đen.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, không rõ thông tin từ đâu, có rất nhiều người ăn mặc sang trọng đi xe hơi đến chùa ngã giá đòi mua quả chuông này, lúc thì 150 tỉ đồng, lúc 200 tỉ đồng. Thầy Quảng Độ cho biết cho dù với bất cứ giá nào, chùa cũng không thể bán vì đây là bảo vật của làng, của chùa phải được giữ trong chùa. Những người này xin quay phim, chụp ảnh lại quả chuông nhưng nhà chùa kiên quyết từ chối.

Hình ảnh canô chở 30 người bị chìm ở Cần Giờ

(Kiến Thức) - Chiếc canô khá nhỏ có sức chứa chỉ 12 người. Tuy nhiên do chở gần gấp 3 tải trọng nên thảm họa xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Hình ảnh canô chở 30 người bị chìm ở Cần Giờ
Ngay trong chiều ngày 3/8, chiếc canô chở 30 người bị chìm trên biển Cần Giờ (TP.HCM) đã được trục vớt và lai dắt về trụ sở Công ty cổ phần Việt Séc trên đường 30/4 (TP.Vũng Tàu) để cơ quan điều tra khám nghiệm.
 Ngay trong chiều ngày 3/8, chiếc canô chở 30 người bị chìm trên biển Cần Giờ (TP.HCM) đã được trục vớt và lai dắt về trụ sở Công ty cổ phần Việt Séc trên đường 30/4 (TP.Vũng Tàu) để cơ quan điều tra khám nghiệm. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.