Nghề chăn nuôi ngựa bạch lên đời đại gia ở Thái Nguyên

Nghề chăn nuôi ngựa bạch lên đời đại gia ở Thái Nguyên

Nghề chăn nuôi ngựa bạch của xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) có từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Hợp tác xã Chăn  nuôi ngựa bạch được thành lập năm 2011 gồm 48 hộ dân do anh Dương Văn Huyên làm chủ nhiệm. Anh Huyên (người trong ảnh) cho biết trước đây việc chăn nuôi ở làng Phẩm là tự phát, HTX sau khi thành lập đã phối hợp với các tổ chức chuyên ngành mở nhiều lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hợp tác xã Chăn nuôi ngựa bạch được thành lập năm 2011 gồm 48 hộ dân do anh Dương Văn Huyên làm chủ nhiệm. Anh Huyên (người trong ảnh) cho biết trước đây việc chăn nuôi ở làng Phẩm là tự phát, HTX sau khi thành lập đã phối hợp với các tổ chức chuyên ngành mở nhiều lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyên nuôi, chế biến các thực phẩm từ ngựa bạch từ hàng chục năm nay. Chị Nhiên cho biết giá thành ngựa bạch cao hơn các loại ngựa khác, ngựa đủ tiêu chuẩn nấu cao (tối thiểu đủ 36 tháng tuổi) có giá từ 50 đến 80 triệu đồng, trong khi ngựa thường chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/kg.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyên nuôi, chế biến các thực phẩm từ ngựa bạch từ hàng chục năm nay. Chị Nhiên cho biết giá thành ngựa bạch cao hơn các loại ngựa khác, ngựa đủ tiêu chuẩn nấu cao (tối thiểu đủ 36 tháng tuổi) có giá từ 50 đến 80 triệu đồng, trong khi ngựa thường chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/kg.
Gia đình chị Nguyên không chỉ nuôi mà còn kiêm luôn nghề nấu cao, chế biến các loại thực phẩm từ ngựa bạch. Giò ngựa bạch được coi là đặc sản có giá gần 300 ngàn đồng/kg được trữ trong tủ bảo quản thực phẩm đông lạnh. Chị Nguyên cung cấp thịt, giò ngựa bạch cho nhiều nhà hàng, khách sạn ở TP Thái Nguyên và cả Hà Nội.
Gia đình chị Nguyên không chỉ nuôi mà còn kiêm luôn nghề nấu cao, chế biến các loại thực phẩm từ ngựa bạch. Giò ngựa bạch được coi là đặc sản có giá gần 300 ngàn đồng/kg được trữ trong tủ bảo quản thực phẩm đông lạnh. Chị Nguyên cung cấp thịt, giò ngựa bạch cho nhiều nhà hàng, khách sạn ở TP Thái Nguyên và cả Hà Nội.
Một số gia đình ở làng Phẩm còn có cả kho trữ đông lạnh có thể trữ đông hàng tấn, xương ngựa bạch dùng nấu cao.
Một số gia đình ở làng Phẩm còn có cả kho trữ đông lạnh có thể trữ đông hàng tấn, xương ngựa bạch dùng nấu cao.
Năm 2015, vợ chồng chị Nguyên đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang với hệ thống cây cảnh quý.
Năm 2015, vợ chồng chị Nguyên đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang với hệ thống cây cảnh quý.
Chiếc ô tô có giá 700 triệu đồng của vợ chồng chị Nhiên cũng được mua từ nghề chăn nuôi ngựa bạch. Có 3 hộ thuộc HTX chăn nuôi ngựa bạch làng Phẩm đã sắm được ô tô. Ngựa bạch hiện nay thường được mua từ tỉnh Cao Bằng và một phần nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chiếc ô tô có giá 700 triệu đồng của vợ chồng chị Nhiên cũng được mua từ nghề chăn nuôi ngựa bạch. Có 3 hộ thuộc HTX chăn nuôi ngựa bạch làng Phẩm đã sắm được ô tô. Ngựa bạch hiện nay thường được mua từ tỉnh Cao Bằng và một phần nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chị Dương Thi Cúc hiện đang nuôi 5 con ngựa bạch, mỗi năm gia đình chị mua vào, bán ra hơn chục con, thu nhập từ 150 đến 200 triệu một năm. Điểm đặc biệt là hầu hết ngựa bạch ở làng Phẩm không chăn thả mà chỉ nuôi trong chuồng.
Chị Dương Thi Cúc hiện đang nuôi 5 con ngựa bạch, mỗi năm gia đình chị mua vào, bán ra hơn chục con, thu nhập từ 150 đến 200 triệu một năm. Điểm đặc biệt là hầu hết ngựa bạch ở làng Phẩm không chăn thả mà chỉ nuôi trong chuồng.
Toàn bộ ruộng lúa của gia đình chị Cúc đã chuyển đổi sang trồng cỏ để làm thức ăn cho ngựa bạch. Cũng nhờ chăn nuôi ngựa bạch mà vợ chồng chị đã có tiền đầu tư xây dựng được thêm khu chuồng trại nuôi 5 con lợn nái.
Toàn bộ ruộng lúa của gia đình chị Cúc đã chuyển đổi sang trồng cỏ để làm thức ăn cho ngựa bạch. Cũng nhờ chăn nuôi ngựa bạch mà vợ chồng chị đã có tiền đầu tư xây dựng được thêm khu chuồng trại nuôi 5 con lợn nái.
Vừa cho ngựa ăn, ông Dương Quang Bách (72 tuổi), Phó chủ nhiệm HTX, hiện có đàn ngựa 5 con trong đó có 1 con ngựa kim, cho biết ngựa bạch rất dễ nhầm với ngựa kim (có giá trị thấp hơn) vì đều có màu trắng. Điểm chung là thức ăn của cả 2 loại ngựa này đều đơn giản là ngô, sắn, cỏ... có sẵn tại địa phương.
Vừa cho ngựa ăn, ông Dương Quang Bách (72 tuổi), Phó chủ nhiệm HTX, hiện có đàn ngựa 5 con trong đó có 1 con ngựa kim, cho biết ngựa bạch rất dễ nhầm với ngựa kim (có giá trị thấp hơn) vì đều có màu trắng. Điểm chung là thức ăn của cả 2 loại ngựa này đều đơn giản là ngô, sắn, cỏ... có sẵn tại địa phương.
Ông Bách cho biết, việc quan trọng trong chăn nuôi ngựa bạch là khâu chọn giống, phải phân biệt được ngựa bạch với ngựa kim (ngựa trắng), ngoài lông da toàn thân màu trắng hồng, mũi, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục màu hồng đỏ, 4 chân có móng màu trắng ngà.
Ông Bách cho biết, việc quan trọng trong chăn nuôi ngựa bạch là khâu chọn giống, phải phân biệt được ngựa bạch với ngựa kim (ngựa trắng), ngoài lông da toàn thân màu trắng hồng, mũi, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục màu hồng đỏ, 4 chân có móng màu trắng ngà.
Một đặc điểm rất quan trọng để nhận biết ngựa bạch là đôi mắt đặc biệt. Mắt ngựa bạch phải có màu trắng, con ngươi phải đỏ rực lên khi gặp ảnh đèn khi trời tối, ông Bách trao đổi thêm kinh nghiệm.
Một đặc điểm rất quan trọng để nhận biết ngựa bạch là đôi mắt đặc biệt. Mắt ngựa bạch phải có màu trắng, con ngươi phải đỏ rực lên khi gặp ảnh đèn khi trời tối, ông Bách trao đổi thêm kinh nghiệm.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.