Ngày xưa đại quan tham Hòa Thân giấu tiền kiểu gì?

Đệ nhất quan tham Hòa Thân sở hữu khối tài sản khổng lồ, được ví như "kho bạc" của Đại Thanh. Vậy ông ta giấu của cải như thế nào?

Hòa Thân là một trong những quan tham nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Những giai thoại về cuộc đời và sự tham lam của ông thậm chí còn được đưa vào các tác phẩm phim ảnh, truyền hình.

Vào thời cổ đại, dù là dân thường hay quan lại cũng đều không có két sắt. Nhà nước cũng không có hệ thống ngân hàng hiện đại như ngày nay. Đôi khi, mọi người sẽ có được một khoản tiền bất ngờ, hoặc tích lũy đọc một món lớn sau nhiều năm làm việc. Vậy họ sẽ cất giấu ở đâu? Hòa Thân tham lam cả một đời, sở hữu khối tài sản được ví như "kho bạc" của cả Đại Thanh thì làm sao để trữ của cải?

Ngay xua dai quan tham Hoa Than giau tien kieu gi?
Chân dung Hòa Thân. Ảnh: Internet

Hòa Thân được coi là biểu tượng cho giới quan tham Trung Quốc. Biệt thự mà ông ở gọi là Cung Vương Phủ, là một kho báu thực sự. Sau khi Càn Long qua đời, Hoàng đế Gia Khánh đã cử một đội quân đến và làm việc liên tục suốt 6 ngày 6 đêm để tịch thu tất cả những khoản tiền, tài sản mà Hòa Thân tích lũy nhiều năm qua. Tất nhiên, những khoản vàng bạc, trang sức quý giá không thể nào để lộ liễu trong phòng khách hay nhà bếp. "Đội đặc nhiệm" này sau khi khảo sát hiện trường phát hiện ra Hòa Thân đã giấu kho báu này trong các cột lớn chống nhà. Mỗi cột đều nặng trịch, bên trong chứa đầy ắp vàng lấp lánh, tỏa ra thứ ánh sáng xa hoa và sang trọng.

Khi những người này đến phòng ngủ của Hòa Thân, họ vô tình phát hiện ra các bức tường thực sự trống rỗng. Sau khi dùng búa phá tường, tất cả mọi người tại hiện trường đều bị sốc vì từng viên gạch xây tường đều là gạch vàng. Nền nhà cũng trải đầy trang sức vàng bạc cùng nhiều loại tài sản khác. Khi kiểm tra những bức tường khác trong nhà, mọi người tiếp tục kinh ngạc vì hầu hết các bức tường đều chứa kho báu.

Ngoài ra, Hòa Thân còn cho đúc lại vàng, bạc. Ông cho nấu chảy những kim loại quý này thành những quả bóng lớn, mỗi quả nặng ít nhất hơn 100kg, bề mặt vượt mà vô cùng. Chỉ dựa vào sức của một người sẽ không thể nào di chuyển ó. Nếu một nhóm người cùng nhau di chuyển, điều này quá lộ liễu và tất nhiên sẽ không thể nào đánh cắp được nó.

Điều thú vị là nơi ở của Hòa Thân vẫn có trộm nhưng hầu hết những thứ bị đánh cắp chỉ là tranh và thư pháp. Những món thực sự đắt tiền thì có muốn cũng không thể trộm được.

Thời Nam Tống, có một tướng quân tên Zhang Jun, rất giỏi trong việc tích lũy tài sản. Nhà ông ta chất đầy bạc. Mặc dù thời điểm đó đã có tiền giấy, có thể đổi bạc lấy tiền giấy và cất giấu dễ dàng nhưng Zhang tướng quân lại thích nhìn thấy bạc thật sự. Ông ta ra lệnh cho người nấu chảy bạc và đúc thành những quả bóng nặng 50kg. Ngay cả khi có kẻ trộm xâm nhập vào nhà, họ cũng không thể nào nâng lên hay đánh cắp những quả bóng bạc này. Cách lưu trữ này thực sự thông minh và có lẽ là gợi ý để Hòa Thân giấu của cải sau này.

Việc cất giấu tiền không chỉ là đặc quyền của các quan lại mà người dân bình thường, đặc biệt là những thương gia giàu có cũng làm. Khi kiếm được nhiều tiền, họ thường chọn cách đào hầm sâu để cất giấu.

Những thương gia giàu có thường xây tường phân chia trong nhà, xây dựng mật thất để cất giấu của cải. Một cách cất giấu tiền tương tự là đào hầm dưới đất, đây là cách giới tinh hoa yêu thích. Thời nay, người hiện đại thường xuyên phát hiện về những hầm chứa đầy tiền xu, đồ gốm cổ tại những ngôi nhà của người giàu xưa.

Chính vì thế, những ngôi nhà cổ thường có thể bán được với giá cao. Bên cạnh giá bán còn có thêm một khoản tiền "đào tìm", dùng để chi trả cho việc khai quật những kho báu có thể tồn tại trong nhà. Có người đào móng nhà và tìm thấy "vài trăm lượng vàng", có người tìm dưới tảng đá lớn giữa sân và nhận được "vài trăm lượng bạc"...

Câu trả lời của Hòa Thân ẩn chứa nguy cơ suy tàn của nhà Thanh

Khi Hoàng đế hỏi: "Trẫm hết tiền thì phải làm sao?", Hòa Thân đã khéo léo đáp lại: "Tiền đền tội", ý nhắc đến khoản tiền nộp phạt hoặc tịch thu tài sản.

Triều đại nhà Thanh dù là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc nhưng không thể phủ nhận rằng đó là một trong những triều đại thịnh vượng nhất của nước này. Khang Hy, Ung chính đã dẫn dắt nhà Thanh thịnh vượng và Càn Long tiếp nối, nâng tầm hơn nữa sự giàu có của quốc gia.

Thế nhưng, khác với đời ông cha, Càn Long lại là người ăn chơi trác táng, tiêu xài cực kỳ hoang phí và trọng dụng tham quan. Hoàng đế này cực kỳ sủng ái Hòa Thân - người được mệnh danh là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc. Ỷ vào sự sủng ái đó, Hòa Thân ra sức kéo bè kết cánh, cả triều đình từ trên xuống dưới đều tham ô. Tương truyền Càn Long chưa từng từ chối "tấm lòng" của bất cứ triều thần nào và không ngại nhận toàn bộ các lễ vật được dâng lên.

Bức thư của Càn Long khiến Quốc vương Anh "dở khóc, dở cười"

Theo như nội dung trong bức thư, dường như trong mắt Càn Long, đoàn sứ giả nước Anh lặn lội từ xa đến Trung Hoa là để học tập văn hóa tinh túy của đất nước mình.

Hoàng đế Càn Long sinh năm 1711, vào năm 1735 trở thành vị hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh. Trong suốt 60 năm tại vị, ông đều rất chăm lo quản lý đất nước, về mọi phương diện đều có nhiều bước tiến vượt bậc. Vào năm 1790 - sinh nhật lần thứ 80, ông dẫn một nhóm người đến Nhiệt Hà giải quyết một số vấn đề về Tây Tạng.

Buc thu cua Can Long khien Quoc vuong Anh

Thời phong kiến, một năm các quan được nghỉ lễ Tết bao nhiêu ngày?

Ngày nghỉ của các quan lại thời cổ đại rất khác nhau. Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại.

Ngày nay, các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... có nhiều ngày nghỉ lễ trong một năm. Nhiều người bày tỏ sự tò mò không rõ thời phong kiến cổ đại xưa, các quan chức được nghỉ lễ bao nhiêu ngày. Mới đây, tờ Sohu.com đã giải đáp thắc mắc của cư dân mạng.

Ở Trung Quốc ngày nay, một năm có nhiều kỳ nghỉ lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Lễ Quốc khánh... Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại. Quan lại thời xưa được coi như công chức thuộc biên chế nhà nước ngày nay. Do phải vào triều gặp hoàng đế hoặc đi thị sát dân chúng, các quan lại này đều sẽ có ngày này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới