Câu trả lời của Hòa Thân ẩn chứa nguy cơ suy tàn của nhà Thanh

Khi Hoàng đế hỏi: "Trẫm hết tiền thì phải làm sao?", Hòa Thân đã khéo léo đáp lại: "Tiền đền tội", ý nhắc đến khoản tiền nộp phạt hoặc tịch thu tài sản.

Triều đại nhà Thanh dù là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc nhưng không thể phủ nhận rằng đó là một trong những triều đại thịnh vượng nhất của nước này. Khang Hy, Ung chính đã dẫn dắt nhà Thanh thịnh vượng và Càn Long tiếp nối, nâng tầm hơn nữa sự giàu có của quốc gia.

Thế nhưng, khác với đời ông cha, Càn Long lại là người ăn chơi trác táng, tiêu xài cực kỳ hoang phí và trọng dụng tham quan. Hoàng đế này cực kỳ sủng ái Hòa Thân - người được mệnh danh là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc. Ỷ vào sự sủng ái đó, Hòa Thân ra sức kéo bè kết cánh, cả triều đình từ trên xuống dưới đều tham ô. Tương truyền Càn Long chưa từng từ chối "tấm lòng" của bất cứ triều thần nào và không ngại nhận toàn bộ các lễ vật được dâng lên.

Cau tra loi cua Hoa Than an chua nguy co suy tan cua nha Thanh

Ảnh minh họa

Đây cũng chính là khởi nguồn cho "quy tắc ngầm" phải có quà cáp, lễ lạt khi muốn quan viên xử lý việc nào đó. Từ đây, tư tưởng "có tiền là có tất cả" trở nên phổ biến, dân chúng, đặc biệt là phú hào bắt đầu coi thường kỷ cương phép nước, còn quan lại thì liên tiếp có những hành vi tham ô, nhận hối lộ. Dù vậy, Càn Long vẫn chẳng để tâm, thứ ông ta quan tâm nhất là luôn rủng rỉnh tiền bạc và được thỏa mãn thú ăn chơi hưởng lạc của mình.

Cau tra loi cua Hoa Than an chua nguy co suy tan cua nha Thanh-Hinh-2

Ảnh minh họa

Có lần, vua bày tỏ nỗi quan ngại của mình với Hòa Thân: "Trẫm hết tiền thì phải làm sao?". Hòa Thân đã khéo léo đáp lại: "Tiền đền tội", ý nhắc đến khoản tiền từ việc nộp phạt hoặc tịch thu tài sản của dân thường hay quan quân phạm tội. Thế nhưng, mặt trái của cách xử lý này chính là kẻ không tham lam thì lại bị lấy nhà, quan tham lại được thăng quan tiến chức. Ấy vậy mà Càn Long lại phê duyệt phương án này, cổ súy cho phong trào tham ô chốn quan trường. Chẳng trách mà càng về sau, nhà Thanh lại càng suy yếu, cuối cùng trở thành miếng bánh cho giặc ngoại xâm xâu xé. 

Chi tiết bất ngờ về đêm giao thừa trong Tử Cấm Thành Trung Quốc

Trong Tử Cấm Thành, nơi cư trú của các vị vua nhà Thanh, những phong tục đặc sắc được thực hiện trong dịp Tết Nguyên Đán thể hiện địa vị cao quý của hoàng thân.

Chi tiet bat ngo ve dem giao thua trong Tu Cam Thanh Trung Quoc
Trong đêm giao thừa, Hoàng đế mặc chiếc áo long bào màu vàng tươi với hình rồng và 12 đồ trang trí. Áo khoác lông thú, vương miện, và chuỗi hạt trang trí đều tượng trưng cho sức mạnh và quốc gia thịnh vượng. 

Mở mộ cổ Càn Long, thảng thốt thấy thủy quái dính dáng Tần Thủy Hoàng

Suốt nhiều thế kỷ, không ai biết thủy quái bị Tần Thủy Hoàng từng tiêu diệt thuộc giống loài gì. Phải tới khi mở cửa lăng mộ hoàng đế Càn Long, bí ẩn mới được làm sáng tỏ.

Mo mo co Can Long, thang thot thay thuy quai dinh dang Tan Thuy Hoang
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế mạnh mẽ trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng với chiến công thống nhất Trung Hoa, cũng được biết đến với nỗ lực tìm kiếm phương pháp "trường sinh bất lão". 

Vật nào chứng minh Càn Long đặc biệt sủng ái Hoà Thân?

Đã có nhiều lời đồn về sự ưu ái "đặc biệt" của vua Càn Long dành cho Hòa Thân nhưng sự thật nằm ở đâu vẫn là câu hỏi lớn cho hậu thế.

Năm xưa khi Gia Khánh khám nhà Hòa Thân, số tài sản được tịch biên lên tới hơn 1 tỷ lượng bạc trắng. Vào thời bấy giờ, một năm thu vào của quốc khố Đại Thanh cũng không vượt quá con số 70 triệu lượng bạc. Có thể nói, chỉ riêng số tiền mà Hòa Thân có trong tay đã tương đương với 15 năm thu vào của quốc khố Thanh triều.

Với số tài sản lớn như vậy, Hòa Thân được biết tới là một đại tham quan khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa, nhiều người luôn đặt câu hỏi về việc tại sao hắn có thể mặc sức lộng hành dưới trướng của Càn Long. Bởi Càn Long được biết đến là một vị vua túc trí đa mưu thì hà cớ gì lại để cho Hòa Thân "một tay che trời"?

Đọc nhiều nhất

Tin mới