Từ Hà Nội, đầu tháng 4/1975, ba tôi - đạo diễn sân khấu Nguyễn Ngọc Bạch - nhận được lệnh “tập trung chuẩn bị đi tiếp quản Sài Gòn”. Những ngày sau đó, ba tôi cùng các đồng nghiệp như đạo diễn Lưu Chi Lăng, họa sĩ Lương Đống, nhạc sĩ Quang Hải… vừa học chính trị “Về tình hình – nhiệm vụ mới”, vừa làm các thủ tục và nhận quân trang, hành lý.
Đã nhiều lần ba tôi đưa các đoàn văn công vượt Trường Sơn “đi B”, nhưng lần nào cũng phải quay lại miền Bắc do điều kiện chưa thuận lợi. Vì vậy, lần này ông rất hồi hộp, không biết có về được quê hương Nam Bộ, về đến Sài Gòn hay không?
Đã nhiều lần ba tôi đưa các đoàn văn công vượt Trường Sơn “đi B”, nhưng lần nào cũng phải quay lại miền Bắc do điều kiện chưa thuận lợi. Vì vậy, lần này ông rất hồi hộp, không biết có về được quê hương Nam Bộ, về đến Sài Gòn hay không?
Trở về quê hương Nam Bộ Ngày lên đường của ba tôi đã đến… Một sáng tháng 4, mẹ con tôi cùng nhiều cô chú trong Đoàn Cải lương và Kịch Nam Bộ tiễn ba tôi “đi tiếp quản” bằng máy bay AN-24B, cất cánh tại sân bay Gia Lâm.
Đạo diễn sân khấu Nguyễn Ngọc Bạch và vợ tập kết ra Bắc từ năm 1954. Ảnh chụp sau năm 1975. Ảnh tư liệu gia đình. |
Nhìn ba tôi và các chú các bác trong bộ quân phục mới, ba lô trên vai với đủ thứ đồ đạc… dù đã lớn tuổi nhưng họ vẫn không giấu được vẻ náo nức, rất trẻ thơ. Tôi nhận ra một tình cảm thiêng liêng mà tôi không biết rằng mình cũng có, đó là tình yêu đối với quê hương Nam Bộ mà tôi chưa một lần được biết. Vì một lẽ đơn giản, tôi thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trên đất Bắc, nơi mà ba má tôi cùng hàng nghìn người con miền Nam tập kết được nuôi dưỡng và đùm bọc hơn 20 năm. Sau này ba tôi ghi lại trong hồi ký : "Chiếc máy bay nhỏ nhưng khá đầy đủ tiện nghi, khi bay qua Quảng Trị, Huế, phi công đã hạ độ cao và giới thiệu cho anh em nhìn qua cửa sổ tròn, để biết phong cảnh đất nước mình. Giây phút này thật bồi hồi, xao xuyến, dưới kia là cột cờ Huế, nơi bao nhiêu anh em mình đã ngã xuống trong chiến dịch Mậu Thân 1968… 12h05 ngày 29/4/1975, máy bay hạ cánh xuống say bay Đà Nẵng. Sân bay mênh mông, nắng, gió, cát bụi… Thành phố Đà Nẵng có vẻ bừa bộn, hỗn tạp, nhưng tôi không có cảm giác xa lạ.
Đường phố Sài Gòn giữa thập niên 1970. Ảnh tư liệu. |
12h ngày 30/4/1975, đoàn được lệnh lên đường gấp. Lúc ở sân bay đã nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng. Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng! Anh em khui một chai rượu, lòng cứ lâng lâng… Đoàn lên máy bay đến Phan Rang, rồi chuyển qua xe tải, đi về Sài Gòn, dọc đường xe tải, xe Jeep, xe tăng la liệt. Cầu bị phá phải đi đường vòng, xe hư, mãi 10h đêm mới tới Xuân Lộc. Tại đây đã xảy ra trận chiến ác liệt, không khí hoang tàn còn khắp nơi. Sáng hôm sau (1/5/1975), khoảng 10h về đến Biên Hòa. Thành phố đã xa lạ từ khi mình từ giã nó vào năm 1945. Tại Uỷ ban Quân quản, sĩ quan Việt Nam Cộng hoà xếp hàng dài đăng ký… 11h sáng 1/5/1975 về đến Sài Gòn. Cảm giác khá ngỡ ngàng. Y phục của người Sài Gòn khác xưa nhiều quá, quần loe áo chẽn, áo dài hở hông, chưa kể nhiều kiểu mini jupe, sơ mi nữ hở rốn, màu sắc đủ kiểu. Phụ nữ trang điểm môi vàng nhợt nhạt, mí mắt xanh đen, lông mi giả dài và cong lên… Những ngày đầu tiếp quản Những ngày sau đó ba tôi và bộ phận tiếp quản về nghệ thuật đóng ở 5B Trần Quý Cáp (nay là sân khấu 5B Võ Văn Tần). Công việc hàng ngày đi tiếp quản nhà không chủ và xe hơi bỏ lại la liệt trong các chung cư, ngoài đường phố… Đêm về, các chú các bác ngủ chung ở 5B, hùn tiền mua thức ăn, cùng nhau nấu cơm, ăn uống vui vẻ như hồi còn ở nhà tập thể miền Bắc. Từ ngày 19/5/1975, có 16 đoàn văn công Trung ương vào Sài Gòn bằng tàu thủy. Ba tôi lại lo đón tiếp, hợp đồng xe cộ, thuê khách sạn, tổ chức biểu diễn, thành lập “Ban Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin - Chính phủ Cộng hoà miền Nam VN”. Những năm sau ba tôi hay kể về thời gian này. Ông nhớ lại, người dân Sài Gòn lúc đầu hưởng ứng nghệ thuật cách mạng khá tốt. Đợt diễn trong năm 1975 của các đoàn nghệ thuật Trung ương đã thành công. Sau khi các đoàn về miền Bắc, Đoàn Kịch nói Nam Bộ diễn vở kịch của Liên Xô “Đồng hồ chuông điện Kremlin” liền một tháng cho trí thức, sinh viên, được dư luận rất khen ngợi.
Tiếng miền Nam, tiếng miền Bắc
Ba tôi thường xuyên lưu diễn; anh Hai đi bộ đội, lái xe ở Trường Sơn; chị Ba đi học xa, ở nhà chỉ có hai má con tôi. Từ đầu tháng 5/1975, má tôi theo đoàn cán bộ Ngân hàng Nhà nước vào tiếp quản và sau đó làm việc tại Ngân hàng Việt Nam Thương tín. Sau gần 10 năm ly tán, đến giữa năm 1975, gia đình tôi mới thực sự sum họp khi từng người lần lượt trở về Sài Gòn. Lúc này, gia đình tôi vẫn ở chung trong một căn phòng tại “nhà tập thể” 5B Trần Quý Cáp.
Ba má đưa chúng tôi về quê nội ở Chợ Mới (An Giang), thắp nhang mộ ông bà nội, về quê ngoại Cao Lãnh (Đồng Tháp) thăm ông bà ngoại và các cậu, các dì… Bà con nội ngoại khi nghe tôi thưa gửi bằng giọng Hà Nội đều thắc mắc, thấy lạ lẫm… Bây giờ tiếng miền Bắc, tiếng Hà Nội, đã phổ biến ở nhiều tỉnh thành miền Nam.
Từ tháng 10/1975, tôi tiếp tục học lớp 12 tại trường Marie Curie. Trong lớp tôi, các bạn học sinh “trường Tây” cùng nhiều bạn bè từ chiến khu ra, từ miền Bắc về như tôi đã nhanh chóng hoà nhập vào hoàn cảnh mới.
Cuộc sống ở Sài Gòn sau ngày 30/4/1975 nhiều bề bộn, nhưng lớp thanh niên chúng tôi lúc ấy đã không phân biệt Bắc – Nam mà gắn bó với nhau bằng những tình cảm thật trong sáng.
Ba tôi thường xuyên lưu diễn; anh Hai đi bộ đội, lái xe ở Trường Sơn; chị Ba đi học xa, ở nhà chỉ có hai má con tôi. Từ đầu tháng 5/1975, má tôi theo đoàn cán bộ Ngân hàng Nhà nước vào tiếp quản và sau đó làm việc tại Ngân hàng Việt Nam Thương tín. Sau gần 10 năm ly tán, đến giữa năm 1975, gia đình tôi mới thực sự sum họp khi từng người lần lượt trở về Sài Gòn. Lúc này, gia đình tôi vẫn ở chung trong một căn phòng tại “nhà tập thể” 5B Trần Quý Cáp.
Ba má đưa chúng tôi về quê nội ở Chợ Mới (An Giang), thắp nhang mộ ông bà nội, về quê ngoại Cao Lãnh (Đồng Tháp) thăm ông bà ngoại và các cậu, các dì… Bà con nội ngoại khi nghe tôi thưa gửi bằng giọng Hà Nội đều thắc mắc, thấy lạ lẫm… Bây giờ tiếng miền Bắc, tiếng Hà Nội, đã phổ biến ở nhiều tỉnh thành miền Nam.
Từ tháng 10/1975, tôi tiếp tục học lớp 12 tại trường Marie Curie. Trong lớp tôi, các bạn học sinh “trường Tây” cùng nhiều bạn bè từ chiến khu ra, từ miền Bắc về như tôi đã nhanh chóng hoà nhập vào hoàn cảnh mới.
Cuộc sống ở Sài Gòn sau ngày 30/4/1975 nhiều bề bộn, nhưng lớp thanh niên chúng tôi lúc ấy đã không phân biệt Bắc – Nam mà gắn bó với nhau bằng những tình cảm thật trong sáng.
Đạo diễn Nguyễn Ngọc Bạch là một trí thức miền Nam, sinh tại Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8/1945, nổi tiếng với bài hát Cương quyết ra đi. Năm 1954 tập kết ra Bắc, ông giữ cương vị Trưởng đoàn cải lương Nam bộ, Phó giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam, Trưởng đoàn kịch nói Nam Bộ. Năm 1975 ông trở về miền Nam, làm Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin TPHCM và là Phó tổng Thư ký Hội sân khấu TP.HCM.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, con gái của đạo diễn Nguyễn Ngọc Bạch, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM.