Nguyễn Anh Đức tại cơ quan Công an. |
Điều 69. Luật hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau: Cha mẹ có nghĩa vụ “thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”.
Luật sư Cường cho biết thêm, như vậy, pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ con cái. Trong trường hợp này nạn nhân là trẻ em, chưa đủ 16 tuổi nên cần phải có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của cha mẹ. Ngoài việc phải tuân thủ quy định của luật hôn nhân và gia đình, người đàn ông này còn phải tuân thủ quy định của luật trẻ em năm 2016 và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Hành vi thường xuyên đánh đập, hành hạ con mình vẫn đến cháu bé thương tích nghiêm trọng là hành vi vi phạm pháp luật, không những chỉ vi phạm luật hôn nhân và gia đình về nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ, vi phạm quyền trẻ em mà còn là hành vi xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm của trẻ em. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn Phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. |
Theo luật sư Cường, để xử lý về tội danh này thì pháp luật quy định đòi hỏi người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải là người có quan hệ huyết thống với nạn nhân. Ở đây là mối quan hệ cha con. Hành vi của đối tượng vi phạm pháp luật là đối xử tồi tệ hoặc có bạo lực xâm phạm đến thân thể của con mình như thường xuyên làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác, tinh thần. Với hành vi như vậy thì đối tượng này sẽ có thể bị phạt tù từ hai năm đến năm năm bởi nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
Trường hợp nạn nhân có thương tích, xác định được tỷ lệ thương tích thì sẽ không xử lý về tội danh này mà xử lý người đàn ông này về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 bộ luật hình sự năm 2015 với và hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn.
Đây là vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em. Bởi vậy cơ quan chức năng cần sớm làm rõ và xử lý nghiêm minh đối tượng này trước pháp luật để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
Thực tiễn cho thấy các hành vi bạo hành, hành hạ trẻ em thường diễn ra trong những gia đình không có hạnh phúc. Với trẻ em sống trong gia đình mà bố mẹ ly hôn thì nguy cơ bị bạo hành càng nhiều hơn, đặc biệt là khi người cha, người mẹ là người nghiện rượu hoặc nghiện ma tuý.
Bởi vậy, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em cần phải có thống kê, phân loại, sàng lọc, nắm bắt thông tin kịp thời để kịp thời phát hiện, can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em để tránh việc bạo hành xảy ra kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ em, gây lo lắng hoang mang trong xã hội.
Nguồn: Đài Truyền Hình Cần Thơ.