Ngành dầu khí: 'Nước lên thuyền lên', động lực tăng trưởng lợi nhuận 2021 là PLX và GAS

(Vietnamdaily) - Các động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngành dầu khí năm 2021 là PLX và GAS. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành trong năm 2021 vẫn sẽ giảm 17% so với năm 2019.

Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo triển vọng ngành dầu khí năm 2021 với chiến lược đầu tư theo đà phục hồi của giá dầu.

Giá dầu phục hồi, ưu tiên cổ phiếu nào?

Theo SSI, mặc dù nhu cầu dầu đang phải đối mặt với áp lực đáng kể, bất kỳ tin tức nào về tiến triển của vắc xin, hoặc bất kỳ tin tức cắt giảm sản lượng từ OPEC + …. đều trở thành yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi của giá dầu.

Do đó, SSI nhận thấy khả năng tăng giá nhiều hơn rủi ro giảm đối với giá dầu ở thời điểm hiện tại. Dựa trên ước tính của các tổ chức kinh tế trên thế giới về giá dầu trong năm 2021, dầu Brent sẽ đạt mức bình quân 52 USD/thùng trong năm 2021 (+23% so với cùng kỳ).

Nganh dau khi: 'Nuoc len thuyen len', dong luc tang truong loi nhuan 2021 la PLX va GAS
 

Giá dầu tăng sẽ thúc đẩy hoạt động E&P nhộn nhịp hơn trong khi phát triển cơ sở hạ tầng LNG sẽ là trọng điểm: Bên cạnh các dự án đang triển khai như Đại Nguyệt WHP, LNG Thị Vải và nhà máy lọc dầu Long Sơn… SSI kỳ vọng các dự án lớn khác sẽ khởi động trong giai đoạn 2021-2022, bao gồm nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tổng giá trị hợp đồng EPC: 500 triệu USD) và phát triển khí ngoài khơi ở Block B (vốn đầu tư: 9,7 tỷ USD) và đường ống (chi phí đầu tư: 1,3 tỷ USD).

Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở hạ tầng cho LNG là trọng tâm hàng đầu của Việt Nam. Một số khu liên hợp LNG đã được chính phủ phê duyệt nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí và nhu cầu điện ngày càng tăng.

Theo đó, SSI ước tính lợi nhuận của ngành dầu khí sẽ phục hồi 35,7% trong năm 2021. Các động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngành là PLX (+199% so với cùng kỳ) và GAS (+16,3% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành trong năm 2021 vẫn sẽ giảm -17% so với năm 2019.

Kết quả kinh doanh của Petrolimex (PLX) trong năm 2021 có thể được hỗ trợ nhờ cả giá nhiên liệu tăng và sản lượng tiêu thụ phục hồi về mức trước Covid. SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ tăng trở lại mức bình thường hơn là 2,3% so với mức thấp bất thường trong năm 2020 (0,9%). Theo đó, khả năng lợi nhuận trước thuế của PLX trong năm 2021 sẽ phục hồi 200% so với cùng kỳ đạt 4,8 nghìn tỷ đồng sau khi ước tính giảm -71,5% trong năm 2020.

PV Oil (OIL) và Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) lần lượt lỗ ước tính hơn 200 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng trong năm 2020 do giá dầu giảm mạnh. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của cả hai công ty này dự kiến sẽ tăng trở lại do nhu cầu trong nước phục hồi hỗ trợ giá xăng dầu. Khi BSR hoàn tất trung tu bảo dưỡng các nhà máy trong năm 2020, sản lượng tiêu thụ sẽ phục hồi 9% so với cùng kỳ trong năm 2021, lên khoảng 6,5 triệu tấn.

Về GAS, SSI ước tính sản lượng khí tăng 9% do có nguồn khí mới (từ mỏ Sao Vàng) và việc thiếu khí từ Block 11.2 trong năm 2020 sẽ không diễn ra trong năm 2021. Giá dầu FO được giả định tăng +19% cũng sẽ thúc đẩy lợi nhuận cho GAS. Theo đó, SSI ước tính lợi nhuận của GAS tăng 16,3% trong năm 2020.

PVS: Mặc dù khối lượng công việc của M&C sẽ giảm đáng kể do SSI chưa thấy công việc mới được xác nhận tại thời điểm này, nhưng lợi nhuận từ công ty liên kết sẽ cao hơn do có FSO Sao Vàng mới trong năm 2021 và không có chi phí phát sinh thêm cho FSO MV12 như trong năm 2020. Tuy nhiên, SSI lưu ý rằng PVS đang tích cực tham gia đấu thầu các dự án trọng điểm nêu trên, như Block B và nhà máy điện Nhơn Trạch 3,4 cùng các dự án trong và ngoài nước khác – đây là yếu tố hỗ trợ tăng ước tính của chúng tôi.

PVD: Ngoại trừ giàn khoan tự nâng PVDrilling VI được ký hợp đồng từ tháng 1 đến tháng 8/2021, và giàn TAD có thể bắt đầu khoan cho Shell Brunei vào tháng 8/2021, các hợp đồng cho các giàn khoan còn lại vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, SSI kỳ vọng thị trường dịch vụ khoan sẽ nhộn nhịp hơn trong năm 2021 hơn là năm 2020.

Nganh dau khi: 'Nuoc len thuyen len', dong luc tang truong loi nhuan 2021 la PLX va GAS-Hinh-2
 

"Nước lên thuyền lên" - Kỳ vọng định giá lại toàn ngành

Giá cổ phiếu dầu khí đã tăng trở lại mức trước Covid, trong khi tính đến cuối năm 2020 giá dầu vẫn ở giảm -22% so với cùng kỳ. Dự phóng lợi nhuận của ngành trong năm 2021 vẫn giảm khoảng -17% so với năm 2019.

Theo SSI, "nước lên thuyền lên" là câu mô tả đúng nhất đối với ngành dầu khí trong bối cảnh cung tiền dồi dào. Hơn nữa, giá cổ phiếu của ngành phục hồi cũng là để phản ánh triển vọng phục hồi của giá dầu, tuy ở các mức độ khác nhau đối với từng công ty trong ngành dầu khí. SSI vẫn kỳ vọng ngành dầu khí sẽ tăng tiếp nếu giá dầu tiếp tục tăng so với mức hiện tại. Nếu trường hợp này xảy ra thì việc định giá lại ngành sẽ diễn ra.

SSI lưu ý rằng mặc dù có sự khác biệt về các yếu tố cơ bản của doạnh nghiệp, một số cổ phiếu dầu khí đã phản ứng nhanh và sát hơn với giá dầu so với những cổ phiếu khác. Do đó, SSI cho rằng khi xem xét đến cơ hội giao dịch trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét các cổ phiếu có tương quan cao nhất với giá dầu như PVD, BSR, OIL.

PV Gas đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng trung bình trên 12%

(Vietnamdaily) - PV Gas đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng trung bình trên 12%/năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ trung bình trên 20%/năm.

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, GAS) vừa kỷ niệm 30 năm thành lập khi hoàn thành nhiều chương trình chiến lược với các nhiệm vụ quan trọng, đó là hình thành và phát triển hệ thống hạ tầng ngành công nghiệp khí Việt Nam tương đối hoàn chỉnh gồm 5 hệ thống khí với trên 1.200 km đường ống khí, 3 nhà máy xử lý khí, 13 kho chứa LPG công suất gần 100 nghìn tấn, hệ thống phân phối khí/sản phẩm khí trên toàn quốc …; đưa tổng giá trị tài sản lên trên 62 nghìn tỷ đồng.

PV Gas đã trở thành Tổng công ty lớn mạnh với 19 đơn vị trực thuộc/thành viên, trên 3.000 CBCNV. Hiện nay, mỗi năm PV Gas cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất 20% sản lượng điện, 70% nhu cầu đạm cả nước và nhiên liệu cho nhiều khu công nghiệp; chiếm lĩnh 100% thị phần khí khô, 60% thị phần LPG toàn quốc. Đặc biệt, PV Gas luôn khẳng định vai trò trên thị trường quốc tế trong xuất nhập khẩu và kinh doanh LPG.

Petrolimex ước doanh thu cả năm 123.600 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra

(Vietnamdaily) - Vừa qua, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN (CMSC) đã có buổi làm việc tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX). 

Chia sẻ tại buổi làm việc, Ban lãnh đạo Petrolimex cho biết năm 2020 có nhiều yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của Tập đoàn như sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nhiên liệu bay bị sụt giảm nặng nề.

Ngoài ra, giá xăng dầu giảm mạnh cũng gây giảm giá hàng tồn kho, nguồn cung không ổn định cũng tác động mạnh tới nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước.

Tin mới