Ngân sách nhà nước: Thu được 3 đồng thì tiêu mất 2 đồng

4 tháng đầu năm, thu ngân sách ước đạt 446.400 tỷ đồng, tổng chi khoảng 410.000 tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng chi.

Ngân sách nhà nước: Thu được 3 đồng thì tiêu mất 2 đồng
Bộ Tài chính vừa công bố Báo cáo về tình hình thu, chi ngân sách 4 tháng đầu năm 2018. Theo đó, tổng số thu nội địa 4 tháng qua ước đạt 446.400 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thu nội địa đạt khá với hơn 368.000 tỷ đồng.
Nếu không kể các khoản thu có tính chất đặc thù như thu từ sử dụng đất, thu từ xổ số, cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước thì số thu nội địa ước đạt 281.400 tỷ đồng, tăng 10,6% so cùng kỳ năm 2017.
Ngân sách nhà nước: Thu được 3 đồng thì tiêu mất 2 đồng (Ảnh minh họa: KT)
Ngân sách nhà nước: Thu được 3 đồng thì tiêu mất 2 đồng (Ảnh minh họa: KT)
Bên cạnh đó, số thu từ dầu thô đóng góp hơn 19.000 tỷ đồng, bằng 53,3% dự toán năm do giá dầu thô từ đầu năm tăng trở lại. Mặc dù vậy, sự đóng góp của dầu thô chiếm tỉ lệ chỉ 4% tổng thu ngân sách, con số rất nhỏ so với 5-7 năm trước đây là 15-20%.
Đóng góp vào tổng số thu của cả nước phải kể đến thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 90.000 tỷ đồng, giảm khoảng 2,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng 31.000 tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu còn 59.000 tỷ đồng, giảm 4,1% so cùng kỳ năm 2017.
Về tổng chi ngân sách trong 4 tháng qua ước đạt 410.000 tỷ đồng, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 65.000 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 15,8% tổng chi.
Chi trả nợ lãi là 41.750 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ và chiếm 10,1% tổng chi. Chi thường xuyên ước khoảng 301.500 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ và chiếm 73,5% tổng chi.
Thu được 3 đồng thì tiêu 2 đồng
Theo các chuyên gia kinh tế, bức tranh về chi 4 tháng đầu năm nay khá “tối” khi chi thường xuyên, trả nợ lãi tăng trong khi chi đầu tư lại giảm so với cùng kỳ. Nếu so chi thường xuyên tức là chi cho lương, cho hoạt động của bộ máy nhà nước với tổng số thu thì chi thường xuyên chiếm 66% tổng thu. Hay nói cách khác là thu được 3 đồng thì tiêu 2 đồng, số còn lại để chi trả nợ vay và chi đầu tư.
TS Phan Hữu Nghị, Trưởng Bộ môn Tài chính công, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nguyên tắc cơ bản trong điều hành là thu thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung phải lớn hơn chi thường xuyên của NSNN để dành một phần thu thường xuyên cho chi đầu tư phát triển.
“Nhà nước đi vay nợ chỉ nhằm cho chi đầu tư phát triển chứ không phải chi thường xuyên và đó chính là công cụ trái phiếu Chính phủ hay công trái. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, thu thường xuyên chỉ đủ cho chi thường xuyên, thậm chí, có nhiều năm không đủ. Nếu giảm trừ thu từ dầu thô, thuế tài nguyên hay thu hồi vốn của doanh nghiệp nhà nước thì thu thường xuyên không đủ chi thường xuyên, tức là nhà nước phải đi vay cho chi thường xuyên”, TS Phan Hữu Nghị chỉ rõ.
Còn theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, ngân sách rất căng thẳng trong vài năm nay, khi mà chi thường xuyên luôn ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm, nguồn lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chưa có nhiều cải thiện.
TS Nguyễn Đức Thành khuyến cáo, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, quyết liệt thực hiện thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước.
“Nếu không kiểm soát tốt nợ nước ngoài và cân đối ngân sách, trần nợ công chắc chắn bị phá vỡ trong thời gian tới và Việt Nam ngày càng lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh”, TS Nguyễn Đức Thành cảnh báo./.

Cán bộ mua xe công từ ngân sách 2016 bằng cách nào?

(Kiến Thức) - Liên quan đến thủ tục mua xe công từ ngân sách, Bộ Tài chính vừa ban hành công văn hướng dẫn thực hiện mua sắm tài sản nhà nước từ nguồn ngân sách...

Cán bộ mua xe công từ ngân sách 2016 bằng cách nào?

Liên quan đến thủ tục mua xe công từ ngân sách, Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn số 2304/BTC-QLCS ngày 19/02/2016 hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện mua sắm tài sản nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2016.

Theo đó việc mua xe công từ ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện sau khi các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc rà soát, sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác chung hiện có và có văn bản gửi về Bộ Tài chính theo quy định.

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Theo quan điểm của ĐBQH Lê Thanh Vân, bộ máy cồng kềnh nhưng không hiệu quả thì đó là một sự lãng phí, không ngân sách nào nuôi nổi.

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi
ĐBQH Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách của QH chia sẻ với VietNamNet về thực trạng bộ máy cồng kềnh - một trong những nội dung dự kiến được thảo luận tại hội nghị TƯ 6.

Quận Hồng Bàng “vung tay” tiêu tiền, thất thoát ngân sách 51,9 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Kiểm toán nhà nước khu vực VI vừa có văn bản gửi Cơ quan CSĐT, Công an TP Hải Phòng làm rõ vụ những sai phạm trong việc quản lý dự án đầu tư tại UBND quận Hồng Bàng. 

Quận Hồng Bàng “vung tay” tiêu tiền, thất thoát ngân sách 51,9 tỷ đồng
Những sai phạm này dẫn đến chi sai 51,9 tỷ đồng ngân sách.
Cụ thể, theo văn bản số 642/KV VI-TH của Kiểm toán nhà nước khu vực 6 gửi Cơ quan CSĐT, Công an TP Hải Phòng yêu cầu làm rõ các sai phạm qua phát hiện kiểm toán tại UBND quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng cho biết, từ ngày 23/10 đến ngày 15/12/2017, Kiểm toán nhà nước khu vực VI đã thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương của TP Hải Phòng theo quyết định số 1557/QĐ-KTNN. Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước khu vực VI phát hiện có dấu hiệu 6 phạm các quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư tại UBND quận Hồng Bàng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.