Ngân hàng Liên Việt: Năm của những dang dở, cổ phiếu èo uột, vốn hoá 'bay hơi'

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu vẫn đang ở vùng đáy, khó khăn trong việc tăng vốn và lợi nhuận không ổn định… là những dấu mốc của Ngân hàng Liên Việt trong năm 2019.

Vốn hóa đã “bay hơi” gần 3.000 tỷ sau 2 năm lên sàn

646 triệu cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank, LPB) lên giao dịch trên sàn UPCoM vào ngày 5/10/2017 với mức giá đóng cửa phiên đầu là 14.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa 9.173 tỷ đồng.

Sau gần 1 năm quanh quẩn ở mức 11.000 đồng/cổ phiếu thì LPB bắt đầu “chìm” dưới mệnh giá từ tháng 8/2018 đến nay.

Chốt phiên ngày 18/12, cổ phiếu LPB đóng cửa tại mức giá 7.200 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm hơn 22% trong vòng năm qua và là con số thấp nhất từ khi lên sàn.

Nghĩa là bất chấp tăng thêm hàng trăm triệu cổ phiếu lưu hành nhưng vốn hóa của LPB vẫn "bay hơi" hơn 2.778 tỷ đồng chỉ sau 2 năm lên sàn, tức hơn 30% giá trị.

Ngan hang Lien Viet: Nam cua nhung dang do, co phieu eo uot, von hoa 'bay hoi'
 Biến động cổ phiếu LPB từ khi lên sàn UPCoM đến nay (nguồn Vietstockfinance)

Mức giá cao nhất trong năm mà LPB đạt được cũng chỉ tới con số 9.700 đồng/cp trong phiên ngày 18/3, vẫn chưa thoát ra khỏi được dưới mệnh giá.

Mặc dù mức giá cổ phiếu được coi là thấp, song LPB cũng không thu hút nhà đầu tư khi khối lượng giao dịch bình quân chỉ hơn 533 ngàn đơn vị mỗi phiên so với tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành là hơn 888 triệu cổ phiếu.

Chưa kể, LPB vẫn còn lời hứa với cổ đông là đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE nhưng năm 2019 chưa hề có động tĩnh gì. Như vậy, thời hạn để LPB chuyển sàn chỉ còn 1 năm trong bối cảnh cổ phiếu vẫn cứ èo uột dưới mệnh giá thì liệu có khả quan?

Lợi nhuận tăng trưởng không ổn định

Cổ đông lớn của LPB chính là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) với tỷ lệ sở hữu 10,15% vốn.

VietnamPost rót vốn vào LPB hồi tháng 7/2011 với mục địch tận dụng hệ thống bưu cục rộng khắp trên cả nước để trở thành ngân hàng có hệ thống giao dịch lớn nhất Việt Nam.

Theo đó, hiện LPB có tới gần 550 chi nhánh/ phòng giao dịch, gần 1.000 phòng giao dịch bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện dịch trải khắp 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Đây chính là cơ hội hay thách thức thì vẫn chưa có lời đáp dù phải thừa nhận rằng, những phòng giao dịch chuyển đổi có tiềm năng đưa thương hiệu LPB phủ sóng toàn quốc, một yếu tố quan trọng đối với một ngân hàng chỉ vừa được thành lập từ năm 2008.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công việc chuyển đổi là một nhiệm vụ lớn đòi hỏi ngân hàng phải nâng cấp cơ sở vật chất và quan trọng hơn là đào tạo nhân viên nhằm đạt được các tiêu chuẩn dịch vụ mong muốn.

Do đó, kết quả đạt được của LPB chưa có bước đáng kể về thu hút vốn huy động trong vài năm qua sau khi thâu tóm hệ thống bưu điện, thậm chí trong quý 3/2019 đã có xu hướng sụt giảm về còn 11.773 tỷ đồng.

Ngoài ra, soi kỹ tình hình kinh doanh của LPB mới thấy, lợi nhuận của nhà băng này tăng trưởng không ổn định và rất thất thường.

Nếu như quý 1/2018 lãi ròng tới 417 tỷ đồng thì sang quý 2 cùng năm lao dốc xuống còn 129 tỷ đồng. Sang quý 3/2018 "ngoi" lên được 280 tỷ đồng thì lại tụt xuống 133 tỷ đồng vào quý liền sau đó là 4/2018.

Tương tự cho 3 quý 2019, khi quý 1 đạt 410 tỷ đồng lãi ròng và ghi nhận tăng trưởng quý liền sau lên 487 tỷ đồng thì quý gần đây 3 lại giảm xuống 413 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận bất ổn định, song tình hình nợ xấu của LPB vẫn ngày một tăng từ 1,41% của cuối quý 1/2019 thì lên 1,47% cuối quý 3/2019. Tương ứng với nợ xấu là 1.990 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm chủ yếu với 1.121 tỷ đồng.

Đặt trong bối cảnh các nhà băng khác liên tục ghi nhận sự tăng trưởng qua các quý thì LPB lại gần như giậm chân tại chỗ.

Ngan hang Lien Viet: Nam cua nhung dang do, co phieu eo uot, von hoa 'bay hoi'-Hinh-2
 

Vẫn là câu chuyện khó tăng vốn

Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của LPB giậm chân tại chỗ chính là việc khó tăng vốn.

Hồi cuối năm 2018, LPB thông báo phát hành khoảng 240 triệu cổ phiếu LPB với giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, cổ phiếu LBP chỉ giao dịch quanh mức 9.000 đồng/cp, thấp hơn 10% so với giá bán ra. Vì vậy, ngân hàng chỉ bán ra thành công 55 triệu cổ phiếu và dư tới 182 triệu cổ phiếu.

Dù vậy, LPB vẫn đặt mục tiêu tăng vốn từ 7.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng tại đại hội cổ đông hồi tháng 4/2019, nhưng kế hoạch vẫn dở dang.

Cụ thể, nhà băng này mới chỉ tăng vốn lên được tới mức 8.881 tỷ đồng bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu và sau đó đã phát hành 3.100 tỷ đồng trái phiếu nhằm tạo ra dư địa tăng trưởng cho vay.

Với mục tiêu vốn đạt con số gần 10.000 tỷ, thì tổng tài sản năm 2019 của LPB tương ứng đạt 190.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 đạt 165.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỷ đồng.

Đã hết chặng đường năm 2019 nhưng kế hoạch tăng vốn của LPB chưa thành thì liệu những chỉ tiêu tiếp đó có đạt được?

Việc hoàn thành của LPB trong năm 2019 tính đến thời điểm này chính là được phê duyệt áp dụng Basel 2 vào tháng cuối cùng của năm.

Xuất hiện tại hệ thống VNPost, FE Credit ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên của LienVietPostBank?

FE Credit mở ra một cánh cửa để luồn sâu hoạt động kinh doanh đến nhiều địa bàn một cách có hệ thống và nền tảng, ở kênh mà LienVietPostBank đã và đang khai thác.

Xuat hien tai he thong VNPost, FE Credit anh huong the nao den tai nguyen cua LienVietPostBank?

FE Credit đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước.

Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu bước vào mùa báo cáo lợi nhuận quý III/2019. Một vài thành viên đã có cập nhật bước đầu, với kết quả khả quan.

Trong số các thành viên, kết quả kỳ này tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trở nên đáng chú ý, với chờ đợi khả năng có tăng trưởng tốt nối tiếp hay không sau nhịp chậm đi trong năm 2018.

Cũng tại VPBank và LienVietPostBank, một điểm chung mà riêng bắt đầu thể hiện từ năm 2019 này.

Theo kết quả kinh doanh quý II/2019 công bố gần đây, FE Credit - công ty tài chính tiêu dùng thuộc VPBank - cho thấy hướng trở lại quỹ đạo tăng trưởng, sau năm 2018 có dấu hiệu chật vật với nợ xấu và sức tạo lãi chùng xuống.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong chuyển động tại thành viên đang nắm trên 50% thị phần thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là cú luồn sâu chân rết kinh doanh qua một hệ thống quen thuộc, trải rộng và ngay trước mặt LienVietPostBank.

Vì sao lại “liên quan” đến LienVietPostBank? Vì hệ thống trên đã và đang gắn chặt với một đặc điểm cơ cấu và hoạt động của ngân hàng này.

Năm 2011, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam mà nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) góp vốn và trở thành cổ đông lớn của LienVietPostBank cho đến nay. Qua đó, ngân hàng này có quyền, lợi thế và đặc điểm riêng trong hoạt động là khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện phủ khắp trên cả nước.

Nhưng, đó không phải là mối hợp tác độc quyền.

Từ đầu năm 2019, cái tên FE Credit cũng đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên đã hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng tới người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn thông qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước.

Với hợp tác này, FE Credit mở ra một cánh cửa để luồn sâu hoạt động kinh doanh đến nhiều địa bàn một cách có hệ thống và nền tảng, ở kênh mà LienVietPostBank đã và đang khai thác.

Theo giới thiệu của FE Credit, người dân có nhu cầu vay tiêu dùng có thể đến bưu cục ở gần nhà để được nhân viên bưu điện giới thiệu về các sản phẩm cho vay, các giải pháp tài chính của công ty này, với thủ tục, giấy tờ đơn giản… và thời gian xét duyệt nhanh chóng; giá trị khoản vay có thể lên đến 70 triệu tiền mặt.

Như trên, hợp tác giữa LienVietPostBank với VNPost trong khai thác tài nguyên hệ thống các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước không phải độc quyền. Cụ thể như sự xuất hiện và hợp tác song song nói trên với FE Credit, thành viên của một ngân hàng thương mại khác.

Có thể hiểu sự hợp tác của FE Credit, LienVietPostBank qua kênh của VNPost theo dòng chảy “nước sông không phạm nước giếng”. Nhưng ở đây chắc chắn có sự giao thoa về khách hàng, và khách hàng cũng là điểm để giao thoa các sản phẩm dịch vụ…

Sự đan xen hoạt động kinh doanh đó làm nổi lên hai “trường phái quan điểm” có ở hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay: cho vay tiêu dùng tín chấp là trục cốt lõi với diện rộng; chỉ tập trung cho vay có tài sản bảo đảm, hạn chế cho vay tiêu dùng tín chấp (ngoại trừ qua thẻ tín dụng hoặc qua tài khoản lương đối với một số nhóm đối tượng chọn lọc). Ở đây cũng phản ánh khẩu vị rủi ro và lựa chọn của mỗi thành viên.

Nhưng, như trên, sự giao thoa về khách hàng, về sản phẩm dịch vụ với nhân tố mới là FE Credit sẽ ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên của LienVietPostBank tại đây? Và nếu FE Credit khai thác và phát huy hiệu quả qua kênh cùng hệ sinh thái mới này, liệu LienVietPostBank có thay đổi quan điểm và khẩu vị rủi ro trong cho vay tiêu dùng khi đang ở cùng kênh và hệ sinh thái đó?

Trên thực tế, sau hơn 5 năm thiết lập (từ sau khi cởi bỏ trần lãi suất cho vay), tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đã trở thành một dòng chảy mạnh; “những con gà đẻ trứng vàng” xét về lợi nhuận đã được ghi nhận; nhiều ngân hàng thương mại đã và đang lên kế hoạch nhập cuộc… Ranh giới giữa hai “trường phái quan điểm” trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo đó có thể sẽ không còn quá rạch ròi trong tương lai?

17 ngân hàng Việt Nam sắp được Moody's đánh giá lại

Trong số 17 ngân hàng này, Moody's cũng xem xét Đánh giá Tín dụng Cơ bản (BCA) và BCA điều chỉnh của 4 ngân hàng và bậc Đánh giá Rủi ro Đối tác (CRA) dài hạn của 9 ngân hàng.

17 ngân hàng Việt được đề cập đến gồm:

(1) Ngân hàng TMCP An Bình (ABB)

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.