Ngắm chim phượng trên các cổ vật cung đình tuyệt mỹ Việt Nam

Ngắm chim phượng trên các cổ vật cung đình tuyệt mỹ Việt Nam

Là linh vật nằm trong tứ linh, hình ảnh chim phượng xuất hiện trang trọng trong mỹ thuật cung đình Việt Nam qua nhiều triều đại. Cùng điểm qua một số hiện vật lịch sử tiêu biểu có hình tượng chim phượng.

1. Chiếc đầu phượng hoàng được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những cổ vật có hình chim phượng đồ sộ bậc nhất được biết đến ở Việt Nam.
1. Chiếc đầu phượng hoàng được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những cổ vật có hình chim phượng đồ sộ bậc nhất được biết đến ở Việt Nam.
Được tạo tác vào cuối triều Trần hoặc triều Hồ, niên đại khoảng thế kỷ 14-15, hiện vật này làm bằng đất nung, có chiều dài khoảng 1 mét tính từ đầu mỏ đến dải bờm sau đầu. Đây là bộ phận trang trí góc mái kiến trúc cung điện ở thành Thăng Long xưa.
Được tạo tác vào cuối triều Trần hoặc triều Hồ, niên đại khoảng thế kỷ 14-15, hiện vật này làm bằng đất nung, có chiều dài khoảng 1 mét tính từ đầu mỏ đến dải bờm sau đầu. Đây là bộ phận trang trí góc mái kiến trúc cung điện ở thành Thăng Long xưa.
Mang đặc trưng nghệ thuật Đại Việt cuối thời Trần, đầu phượng hoàng được thể hiện với chiếc mỏ to, dài, mắt tròn lồi, bờm lượn, với các đường nét chạm khắc tinh xảo.
Mang đặc trưng nghệ thuật Đại Việt cuối thời Trần, đầu phượng hoàng được thể hiện với chiếc mỏ to, dài, mắt tròn lồi, bờm lượn, với các đường nét chạm khắc tinh xảo.
Với kích thước rất lớn, chiếc đầu phượng không chỉ thể hiện quy mô đồ sộ của công trình kiến trúc mà còn phản ánh trình độ của những người nghệ nhân, thợ xây dựng Đại Việt đương thời.
Với kích thước rất lớn, chiếc đầu phượng không chỉ thể hiện quy mô đồ sộ của công trình kiến trúc mà còn phản ánh trình độ của những người nghệ nhân, thợ xây dựng Đại Việt đương thời.
2. Nhà Tả trà trong cung Diên Thọ của Tử Cấm Thành Huế là nơi lưu giữ và trưng bày một hiện vật lịch sử hiếm có của nhà Nguyễn: Chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung (1890 – 1980, vợ Vua Khải Định, mẹ Vua Bảo Đại).
2. Nhà Tả trà trong cung Diên Thọ của Tử Cấm Thành Huế là nơi lưu giữ và trưng bày một hiện vật lịch sử hiếm có của nhà Nguyễn: Chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung (1890 – 1980, vợ Vua Khải Định, mẹ Vua Bảo Đại).
Được gọi là Phụng liễn, chiếc kiệu này được sơn son thiếp vàng, chạm khắc công phu. Hai đầu tay đòn phía trước của kiệu được chạm hình đầu chim phượng.
Được gọi là Phụng liễn, chiếc kiệu này được sơn son thiếp vàng, chạm khắc công phu. Hai đầu tay đòn phía trước của kiệu được chạm hình đầu chim phượng.
Hai đầu phía sau thể hiện hình ảnh đuôi phượng. Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý nhất trong hoàng tộc.
Hai đầu phía sau thể hiện hình ảnh đuôi phượng. Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý nhất trong hoàng tộc.
Đây là một phần của lỗ bộ, một bộ vật dụng được sử dụng tùy theo tính chất nghi lễ, bao gồm kiệu, cờ, quạt, tàn, lọng, bộ binh khí, chuông, trống…
Đây là một phần của lỗ bộ, một bộ vật dụng được sử dụng tùy theo tính chất nghi lễ, bao gồm kiệu, cờ, quạt, tàn, lọng, bộ binh khí, chuông, trống…
3. Bảo vật Cổ vật Cung đình Huế là nơi đang lưu giữ một một chiếc áo phượng bào, là bản phục chế chính xác của chiếc áo bào từng được hoàng hậu nhà Nguyễn sử dụng trong quá khứ.
3. Bảo vật Cổ vật Cung đình Huế là nơi đang lưu giữ một một chiếc áo phượng bào, là bản phục chế chính xác của chiếc áo bào từng được hoàng hậu nhà Nguyễn sử dụng trong quá khứ.
Tấm áo được chế tác hết sức công phu, toát lên vẻ lộng lẫy, với tâm điểm là hình chim phượng trên ngực áo.
Tấm áo được chế tác hết sức công phu, toát lên vẻ lộng lẫy, với tâm điểm là hình chim phượng trên ngực áo.
Tấm phượng bào này được đính nhiều vàng bạc, trân châu..., nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến. Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.
Tấm phượng bào này được đính nhiều vàng bạc, trân châu..., nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến. Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.
Vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu nhà Nguyễn đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất được đặt làm ở làng lụa Hà Đông, nay thuộc Hà Nội...
Vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu nhà Nguyễn đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất được đặt làm ở làng lụa Hà Đông, nay thuộc Hà Nội...
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.