Ngắm chiếc mũ gắn vàng, nạm ngọc của đại thần nhà Nguyễn

Mũ cánh chuồn là kiểu mũ đặc trưng của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Đông Á. Cách thức trang trí trên mũ thể hiện phẩm trật của các vị quan. Mũ của một số quan đại thần cấp cao có thể được gắn vàng, nạm ngọc...

Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen
 Hiện vật này là mũ đại triều của Đô Thống Chế Thần Sách Lê Văn Phong, một vị quan đại thần nhà Nguyễn. Chiếc mũ đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-2
 Đây là kiểu mũ đặc trưng của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Đông Á, thường được gọi là mũ ô sa hay mũ cánh chuồn. Tên gọi "cánh chuồn" bắt nguồn từ thiết kế hai bên tai mũ có hai cánh, tương tự như cánh con chuồn chuồn.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-3
 Cận cảnh họa tiết trang trí trên chiếc mũ của quan đại thần Lê Văn Phong. Mũ có dạng úp lên đầu, phần phía sau (gọi là hậu sơn) nhô cao hơn phần trán, được các viên quan đội khi chấp sự hoặc dự việc có tính cách nghi lễ.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-4
Theo cuốn "Ngàn năm áo mũ" của tác giả Trần Quang Đức, mũ cánh chuồn có nguồn gốc từ mũ phốc đầu, một biến thể của loại khăn chít trên đầu, hai đầu khăn bỏ rủ hai bên tai.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-5
 Loại mũ này du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa vào thời nhà Lý. Đến thời Hậu Lê thì triều đình chỉ định dùng mũ cánh chuồn, lúc bấy giờ gọi là mũ ô sa, là một phần phẩm phục của các quan.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-6
 Cận cảnh các họa tiết trang trí ở "cánh chuồn" trên mũ đại triều của Đô Thống Chế Thần Sách Lê Văn Phong.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-7
Mũ Thiên vương Thống Chế Chánh Tam Phẩm Võ Ban, một hiện vật đặc sắc khác của Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-8
 Chiếc mũ này cũng được trang trí rất cầu kỳ, kiểu cách tương tự mũ đại triều của quan đại thần Lê Văn Phong, 
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-9
 Tùy phẩm cấp mà mũ cánh chuồn của quan lại nhà Nguyễn được để trơn hay đính thêm những huy hiệu gọi là bác sơn. 
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-10
  Bác sơn làm bằng quý kim (vàng, bạc, bạc mạ vàng...) có mục đích trang trí, đồng thời cũng dùng để phân biệt phẩm trật.
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-11
Viên quan có chức tước càng lớn, bác sơn càng được chạm khắc tinh xảo, có thể nạm cả đá ngọc. 
Ngam chiec mu gan vang, nam ngoc cua dai than nha Nguyen-Hinh-12
 Khi triều Nguyễn chấm dứt sự tồn tại vào năm 1945, những chiếc mũ cánh chuồn đã trở thành dĩ vãng. Không nhiều chiếc còn nguyên vẹn được lưu giữ cho đến ngày nay...  

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Cận cảnh bảo vật hoàng cung triều Nguyễn ở Hà Nội

(VietnamDaily) - Những hiện vật trong bộ sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam phản ánh toàn diện đời sống đế vương ở hoàng cung nhà Nguyễn xưa, khiến người xem không khỏi choáng ngợp.

Can canh bao vat hoang cung trieu Nguyen o Ha Noi
Ân Quốc gia tín bảo, được đúc bằng vàng vào thời vua Gia Long (1802-1819), dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ... Đây là một hiện vật tiêu biểu trong trưng bày chuyên đề Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Ngắm những công trình kiến trúc được khắc vào Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các công trình kiến trúc được khắc vào Cửu Đỉnh nhà Nguyễn đều là những công trình quân sự có vị trí chiến lược đặc biệt của nước Việt xưa. Đó là những công trình nào? 

Ngam nhung cong trinh kien truc duoc khac vao Cuu Dinh nha Nguyen
1. Trong bộ Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Nhân đỉnh là chiếc đỉnh thứ hai. Trên đỉnh này khắc hình tượng “Hương giang” là sông Hương, dòng sông biểu tượng chảy qua Kinh thành Huế. Kiến trúc Kinh thành Huế được tái hiện ở đây qua hình ảnh bức tường gạch.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.